Hôm nay,  

Mẹ Ở Trong Tim Suốt Một Đời

14/09/200200:00:00(Xem: 194035)
Người viết: NHƯỜNG TRẦN

Bài tham dự số: 2-640-vb30910

Bà Nhường Trần, 36 tuổi, cư ngụ tại Raleigh, NC. Hiện đang làm việc cho hảng IBM, nghề nghiệp "CAE/CAD Engineering Support". Mới đây, bà viết “Cội Nguồn” với ghi chú "Bài viết như một nhật ký để lại cho các con.” Lần này, bài mới nhất của bà, hướng về Mẹ, với tấm lòng chan chứa yêu thương. Mong bà Trần sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Mẹ muôn vàn yêu thương,

Thoáng đó mà đã hơn 20 năm rồi, kể từ ngày chúng con ra đi xa rời tầm tay yêu thương che chở và bảo vệ của Ba Mẹ.

Trải qua bao nhiêu dâu biển và kinh hoàng, 7 ngày 8 đêm không lương thực và nước uống, chúng con cuối cùng cũng đã đến được bến bờ Trenganu bình yên. Từ đó họ chuyển chúng con ra đảo Bidong để chờ các phái đoàn Liên Hiệp Quốc lập hồ sơ và xét đuyệt. Trại kế tiếp là Sungei Besi, nơi đây chúng con được phái đoàn Mỹ chấp nhận cho định cư, và cuối cùng là Bataan của Phi Luật Tân. Sau 2 năm trời mòn mỏi và chờ đợi rốt cuộc thì ngày rời trại cũng đã đến.

Miền đất hứa đón chào chúng con với những tấm lòng bao dung và bác ái , nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ Ba Mẹ, hàng xóm, thầy cô và bạn bè vẫn ray rứt và xót xa ...

Con vẫn còn nhớ mãi những lời Mẹ dặn dò nhắn nhủ trước khi con theo các anh chị ra đi, Mẹ ôm con vào lòng và nói trong nước mắt: "Con phải nghe lời các anh chị và phải cố gắng học hành. Các con đi trước, bên này Mẹ sẽ cố gắng thu xếp để đoàn tụ với các con. Mẹ hy vọng là không qúa 2 năm ."

Khi qua đến đảo, chúng con viết thư về nói với Ba Mẹ đừng vượt biển vì quá gian nguy mà sợ rằng sức khỏe của Ba Mẹ sẽ không chống chọi nỗi, Ba Mẹ hãy chờ để chúng con làm giấy tờ bảo lãnh khi được định cư.

Khi qua đến Mỹ các chị lo làm ngay giấy tờ để mang Ba Mẹ và gia đình qua. Nhưng khỏang hai năm sau, khi chúng con đã tạm làm quen với đời sống mới, chúng con cảm thấy cuộc sống xứ người sẽ không thích hợp với Ba Mẹ. Chúng con đã chứng kiến các ông bà cụ Việt Nam bên này rất buồn và cô đơn. Khi có dịp gặp và nói chuyện với người Việt, các ông bà cụ rất mừng và có khi khóc nữa . Đó là chưa kể đến những cản trở về ngôn ngữ mà họ phải đành lặng câm trong bốn bức tường. Con cái vì bận rộn với công việc và sinh kế hàng ngày nên họ ít có thì giờ gần gũi với Cha Mẹ và vì thế họ càng cô đơn và tội nghiệp hơn. Chúng con biết Ba cũng không muốn rời xa mộ phần của Ông Bà nên chúng con đã viết thư về nói thật với Ba Mẹ rõ về đời sống bên này và Ba Mẹ đã quyết định ở lại với quê hương, với mộ phần Ông Bà và Tổ Tiên.

Năm ngoái Ba qua Mỹ thăm chúng con và lẽ ra là có Mẹ đi chung, nhưng Mẹ đã yếu nhiều nên chỉ có Ba thôi.

Nhìn Ba đến Mỹ bỡ ngỡ mà thấy tội Ba hết sức, Ba buồn vời vợi và mệt mỏi lê bước ra phi cơ, trông Ba như "Người Di Tản Buồn " vậy đó Mẹ ơi. Phải chi có Mẹ đi chung chắc Ba sẽ vui hơn ...

Về đến nhà mấy chị, Ba ngượng ngùng bước đi trên thảm; Ba nói: "Nó lạ lạ và nhột chân " ... Chúng con đưa Ba đi rất nhiều nơi, từ những nơi có cộng đồng người Việt đông đúc cho đến vùng nắng ấm và là nơi du lịch của Mỹ, Florida, nhưng Ba vẫn không vui, Ba nói Ba lo cho Mẹ quá.

Chúng con có dò hỏi ý Ba để đem Ba Mẹ qua ở với chúng con nhưng Ba ngập ngừng và từ chối: "Bên này buồn quá con ơi, thôi để Ba Mẹ ở Việt Nam, có bà con và hàng xóm láng giềng, cùng tiếng nói vẫn hơn ".

Trước ngày về Ba xúc động nói: "Nhìn thấy các con trưởng thành và có đời sống ổn định Ba rất vui. Tất cả là cũng nhờ ơn trên ..." Ba nhắc chừng chúng con phải lo cho các cháu giữ đạo.

Thời gian trôi qua mau quá, thoáng đó mà các anh chị con tóc đã bắt đầu đổi màu . Hình ảnh tám anh chị em dắt dìu nhau bước đi trên những bãi san hô ở Vũng Tàu ngày nào vẫn mãi mãi là một bức tranh được tô vẽ rất đậm đà trong tâm trí con. Những vết cắt trên chân hòa với nước biển đau buốt. Anh Vang nắm tay con và Kim Anh dắt đi, chị Vĩnh thì trên vai cõng chị Lành, vì chị ấy có tật ở chân. Anh Khiêm, chị Lộc, chị Hoa tay nắm tay cố gắng đưa từng đứa em lên tàu. Âm vang của biển về đêm, những lời kinh vang dội trên tàu trong đêm tối, tiếng khóc não nùng của một bà Mẹ khi đứa con trai duy nhất của bà chết và phải được thủy táng..., hình ảnh anh Vang lăng xăng tay cầm chai nước mà trong đó là những giọt nước bốc hơi mà anh đã rất khó khăn hứng lấy dưới bong tàu để nhỏ từng giọt vào miệng mấy đứa em, chị Lộc thì cắn thật mạnh từng đầu ngón tay chúng con vì chân tay chúng con bị tê cứng. Tất cả đối với con vẫn mãi là một vần thơ không tên gợi nhớ trong con mỗi khi có dịp ra biển. Xót xa hơn là khi nghĩ đến chị Vinh, chị ra đi trước chúng con vài tháng mà tới bây giờ vẫn biệt tăm. Hội Hồng Thập Tự đã nhiều lần giúp chúng con tìm kiếm chị và kết quả là họ tìm được một người cùng tên cùng tuổi ở Thụy Sĩ và họ cho chúng con địa chỉ để liên lạc. Mừng quá chúng con báo cho Ba Mẹ hay, không biết bao nhiêu thư từ được gởi đến chị, để rồi một ngày nọ chúng con nhận được một bức thư xin lỗi là đã lầm người. Ôi, con hình dung ra được nỗi thất vọng ê chề và đau đớn khi Ba Mẹ hay tin.

Tám anh chị em chúng con vẫn cố gắng đùm bọc và nương tựa lấy nhau nơi xứ người như lời Ba Mẹ luôn dặn do. Thoáng đó mà mỗi đứa con của Ba Mẹ bây giờ đã có gia đình riêng và các cháu nội ngoại của Ba Mẹ trên xứ người tổng cộng là 18 đứa và mỗi chúng con đã có được nhà cửa riêng và một đời sống khá ổn định.

Giờ đây, tất cả chúng con đã làm Cha và làm Mẹ. Tình yêu và trọng trách thiêng liêng và cao quí đó chúng con đã trải qua và tận hiểu. Có con rồi con mới thật sự hiểu được nỗi đau đớn dằn vặt của Ba Mẹ ngày xưa khi quyết định cho chúng con ra đi, trông mong vào những cứu cánh vô hình, đôi cánh tay vĩ nhân giang rộng và với tấm lòng yêu thương nhân loại để cứu vớt chúng con, những đứa con yêu dấu của Ba Mẹ. Lời khấn xin của Ba Mẹ đã bay đến tận trời cao và Chúa đã đoái thương mà ban phước lành đến cho gia đình mình.

*

Mùa Hè năm 1995, con đưa gia đình và 2 cháu về thăm Ba Mẹ lần đầu.

Mười mấy năm gặp lại với bao nhiêu nước mắt, Mẹ ôm chầm lấy con khóc òa ngay tại phi trường. Con như một con chim non lạc bầy tìm về tổ ấm. Những đêm được ngủ chung với Mẹ con cảm thấy hạnh phúc tràn trề, như được nằm trong đôi cánh bảo bọc của Mẹ ngày nào. Nằm bên Mẹ làm con nhớ đến Kim Anh, em con, ngày nó mới lên đảo Bidong. Nó hay nằm mơ gọi "Mẹ ơi". Lúc đó nó mới 12 tuổi, nằm bên nó mà nước mắt con chảy dài xót xa và tội nghiệp cho nó cũng như cho chính mình.

Mấy tuần liền con tung tăng bên Mẹ, và Mẹ thì lăng xăng đi mua sắm và nấu cho con đủ thứ, như Mẹ vẫn còn nhớ con rất háu ăn. Mẹ nấu cho con những món ăn đậm đà mà Mẹ biết ngày xưa chúng con ưa thích. Con thấy Mẹ tôị nghiệp quá, cứ loay hoay hoài dưới bếp như để bù đắp cho con vậy .

Mẹ nhắc lại những kỉ niêm cũ của con, Mẹ cười mắng, đứa con gái Mẹ phá phách không khác gì con trai. Những buổi trưa hè con mê đá banh không về nhà ăn cơm; nhìn thấy con đen đúa bước vào nhà đã làm Mẹ giận lên và đánh đòn con.

Mẹ dắt con đi chợ mua sắm các món đồ khô và đóng từng thùng để con mang về Mỹ cho các anh chị. Thế đó, Mẹ lúc nào cũng lo lắng và sợ chúng con không đủ ăn.

Đến ngày con trở về Mỹ, Mẹ lại khóc và Mẹ gởi gấm không biết bao nhiêu là dặn dò mà lúc nào câu dặn dò đầu tiên của Mẹ vẫn là "anh chị em phải biết thương yêu và đùm bọc nhau"... Con cố gắng ngăn chặn những giòng nước mắt cứ chực rơi rớt trước mặt Mẹ cho đến khi lên máy bay, nước mắt con chan hòa với cảm giác xa Ba Mẹ thêm một lần nữa.

*

Lần thứ nhì con một mình trở về thăm Mẹ năm 1998 vì Mẹ bị té gãy xương chậu. Bác sĩ nói bệnh tình của Mẹ sẽ khó thuyên giảm vì Mẹ bị thêm bênh loãng xương.

Nhìn thấy Mẹ tiều tụy, đau đớn mà tim gan con nhói đau. Con cảm thấy mình vô dụng không giúp được Mẹ khỏi những đau đớn của tuổi già. Con có dịp nằm bên Mẹ nâng niu bàn tay Mẹ khô cằn, nhăn nheo nhưng ấm áp lòng con.

Lần này thì Mẹ nhắn nhủ con phải biết lo cho các cháu ăn học thành người và một câu nói bất hủ Mẹ truyền dạy mà con nhớ mãi: "Ngày xưa ông Ngoại con luôn dạy bảo Mẹ là một người thành công trong xã hội không thể thiếu 2 chữ: Trung và Tín, con phải nhớ lấy câu này mà dạy lại các cháu cho Mẹ."

Ngày chia tay lần này chỉ có Ba và gia đình đưa con đi, con khóc với Ba và nhắn nhủ Ba giữ gìn sức khỏe và lo cho Mẹ gìum con.

*

Mùa Đông năm 2001, con nhận được hung tin là Mẹ lại té và sẽ khó qua khỏi. Con và các anh chị cấp tốc mua vé máy bay về thăm Mẹ. Lần gặp lại này, con thật bàng hoàng xúc động. Mẹ thay đổi nhiều quá, sức khỏe Mẹ không còn được như xưa, hơi thở Mẹ nặng nề khó khăn và trên đầu Mẹ là một vết mổ dài. Mẹ bị chấn thương sọ não và cột sống của Mẹ lại một lần nữa bị thương. Mẹ nằm đó, nhìn chúng con rất lâu như muốn nói điều gì, rồi Mẹ lại mỉm cười. Ôi, nhìn Mẹ tiều tụy mà lòng con se thắt. Mẹ không nói và không đi được nữa, nhưng trí nhớ Mẹ vẫn tốt. Mẹ viết ra giấy hỏi thăm từng đứa con, Mẹ viết thêm lời dặn dò cũ "Các con hãy thương yêu và đùm bọc nhau là như trả hiếu cho Me. " và nhắc chừng chúng con đi thăm mộ Ông Bà.

Mẹ ơi, từ nhỏ con đã rất sợ khi nghĩ đến một ngày con phải mất Mẹ . Bao nhiêu năm qua trên đường đời gian khó, con đã trải qua nhiều, tưởng chừng con đã cứng rắn và chai lì hơn, nhưng đứng trước mặt Mẹ , con vẫn nhỏ bé và yếu ớt; Giờ đây con lại sợ mất Mẹ hơn bao giờ hết, nhìn thấy Ba buồn rầu mà con biết Ba cũng đang sợ mất Mẹ đó, người bạn đời đã cùng Ba trãi qua bao thăng trầm hơn 50 năm qua.

Mẹ ơi, con không muốn nhìn thấy Mẹ bị đau đớn dằn vặt. Mẹ ơi, con phải làm gì" Làm gì để níu kéo lại thời gian, để giữ Mẹ lại mãi mãi trên cõi đời này với chúng con và làm gì để giữ lại được nụ cười trên môi Mẹ ngày nào.

*

Mẹ ơi, thời gian cứ vô tình và lẵng lặng trôi mà con biết con sắp mất Mẹ. Trước khi Mẹ vĩnh viễn xa lìa chúng con, con xin được thành kính nới với Mẹ những lời chân tình và tha thiết từ tận đáy tim con, con muốn nói cám ơn Ba Mẹ đã cho chúng con một đại gia đình 12 anh chị em với bao kỉ niệm ấm êm và chan hòa tiếng cười; cho con những người anh người chị đã tận tụy thay thế Ba Mẹ mà lo lắng cho đàn em và trọng trách lo lắng cho Ba Mẹ khi tuổi đã về chiều. Con xin cảm tạ tấm lòng hy sinh cao cả của Ba Mẹ và công ơn sinh thành dưỡng dục. Mẹ hãy yên tâm, chúng con sẽ nhớ mãi lời Mẹ dặn dò, các con sẽ thương yêu đùm bọc nhau và dạy dỗ các cháu Mẹ nên người.


Mẹ ơi, con sẽ mãi mãi yêu Mẹ như con đã từng yêu thương những lời ru dịu êm và giòng sữa ngọt ngào mà Mẹ đã đưa con vào những giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ.

Mẹ ơi, hình ảnh Mẹ sẽ mãi mãi ngự trị trong tim chúng con bất diệt.

Nhường Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến