Hôm nay,  

Người Chị Cả

21/08/200200:00:00(Xem: 259354)
Người viết: LÊ NHƯ ĐỨC

Bài tham dự số: 2-620-vb50815

Tác giả Lê Như Đức đã góp nhiều viết về nước Mỹ được đông đảo bạn đọc Việt Báo quí trọng. Ông sinh năm 1962 tại Saìgòn, Việt Nam. Nghề Nghiệp: Kỹ sư cơ khí cho Boeing, thành phố Houston. Gia Đình: Vợ và hai con gái, Học vấn: Cao học cơ khí. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

LỜI NGƯỜI VIẾT

Nội dung câu chuyện do một người quen thuật lại trong một dịp gặp gỡ. Mặc dầu đã qúa mười năm qua, tôi vẫn còn thấy sự nuối tiếc trong lời lẽ của anh. Tôi có khuyên anh bên xứ này tám chục tuổi cũng còn có thể vào đại học được. Người Việt Nam có truyền thống hy sinh và chịu đựng hơn mọi dân tộc khác. Tuy nhiên trong một vườn cam ngọt thể nào cũng có vài cây chua. Mời bạn cùng chia với tôi một trái cam không được ngọt.

Thanh hối chồng thêm một lần nữa trước khi mở cửa sau nơi nhà bếp để bước ra vườn sau vào ga-ra đề xe :

- Anh có lẹ lên không. Trể giờ rồi. Mấy đứa nó mới tới Mỹ lần đầu, mình ra trễ đón, chúng sợ lắm. Con Nga viết thư cho em cứ dặn đi dặn lại là chúng từ đảo qua không biết gì cả. Nếu mình tới trễ nó dám khóc to ở phi trường lắm đó.

Mậu vừa cạo râu vừa trả lời vợ:

- Xong ngay. Em cứ đề xe đi là anh ra liền. Còn sớm chán. Bẩy giờ
máy bay mới đáp, giờ chưa tới sáu giờ mà em đã lo.

Mậu và Thanh đều qua Mỹ năm 75 và định cư tại Houston. Sau hơn sáu năm cần cù làm ăn có được chút sự nghiệp thì ba đứa em vợ vượt biên qua tới đảo Mã Lai. - đảo gần non một năm, được chị bảo lãnh, ba anh em: Vinh, Huy và Nga khăn gói lên đường tới Houston định cư. Còn gì vui bằng sau bao năm xa cách, Thanh người chị cả trong gia đình tám anh em, đón ba em mình tại phi trường. Cũng còn gì vui hơn khi vợ chồng Thanh lại làm ăn thành công có nhà to cửa rộng và làm chủ cả một chợ rau thịt trong khu thương mại Việt Nam vùng Downtown. Riêng Mậu lại càng vui hơn khi thấy vợ mình rực rỡ trong bộ đồ đầm mầu đỏ tươi thật đắt tiền đã làm cho ba đứa em vợ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

Hôm đó là một ngày cuối Thu năm 1982.

Trời mùa Thu Houston hơi lạnh và buồn nhưng Vinh vẫn thấy lòng mình ấm và lâng lâng hơn bao giờ hết. Ngồi sát cửa trong băng sau của chiếc xe Mỹ thật sang trọng, Vinh nhìn những cảnh vật trôi nhanh bên đường mỉm cười, tự nhủ với lòng mình:

- Cuối cùng rồi cũng tới đích. Cám ơn trời đã thương, cho mọi việc đều êm trôi. Giờ thì chỉ còn lo học và ...học.

Từ ngày rời nhà dắt hai em liều mạng vượt biển tìm tự do, Vinh đã mang trong người một gánh nặng của một người anh. Chàng đã hứa với ba mẹ sẽ sống cùng sống, chết cùng chết với hai em. Hôm nay tới được bến bờ
tự do, chàng sẽ chia xẻ bớt trách nhiệm với hai em cho chị Thanh. Riêng Vinh, chàng có một hoài bảo to lớn là được bước vào ngưỡng cửa Đại Học và sẽ được miệt mài với môn Toán mà chàng đã bao lần nhức óc nhưng đầy đam mê. Vinh không ao ước được ghi danh vào những đại học lừng lẫy của Hoa-Kỳ như MIT hay Standford. Chỉ cần một đại học thật bình thường thôi, và chàng có lẽ sẽ đành hết thì giờ cho khoa học. Một số bạn chàng đã may mắn qua năm 75, nhưng chẳng ai thành công mấy trên đường học vấn. Đối với Vinh, chàng biết rất rõ khả năng của mình lắm. Thi vào đại học Tổng Hợp rớt vì gia đình chàng không phải là gia đình cách mạng chứ không phải vì làm không được bài thi. Bốn bài toán hình học không gian lẫn đại số, chàng chỉ nhìn và cười khẩy. Ngoáy cây bút vài đường lả lướt là xong. Ông giám thị cũng phải sững sờ khi chàng nộp bài quá sớm. Ông nhìn chàng lắc nhẹ đầu, thầm tiếc cho một nhân tài. Sống trong xã hội chủ nghĩa ai ai cũng biết học tài thi lý lịch. Có giỏi cách mấy mà cha không phải đảng viên thì đừng hòng Bác cho thi đậu.

Nhìn qua cạnh cửa xe bên kia, Vinh thấy Huy cũng rộn rã hơn bao lần. Vinh hiểu rất nhiều về đứa em trai kế mình. Sức học của nó chỉ hơi thua chàng một chút thôi. Hai anh em đều là những học sinh xuất sắc từ Tiểu học qua đến Trung học của trường Chu-văn-An. Bốn đứa em còn kẹt lại ở Việt Nam cũng vậy, học giỏi không thua bất kỳ ai trong trường. Chàng đã bỏ hết công sức kèm các em mình từ vở lòng. Nhất là bốn năm sau khi thi không vào được đại học vì thiếu lý lịch tốt, Vinh không những không chán nản mà còn đã đem hết tài năng ra luyện cho các em mình và cũng cho chính mình thêm về môn ngoại ngữ. Chàng đã dọn đường cho mình rất nhiều để sẵn sàng bước vào Đại Học Hoa Kỳ khi có cơ hội. Hôm nay tuy là ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, nhưng Vinh vẫn có cảm tưởng như là ngày mong đợi đã tới. Nga tuy là con gái nhưng kiến thức về những môn khoa học đã được chàng khéo léo đào luyện cũng bỏ xa nhiều đứa trai trong lớp học của trường Nguyễn Bá Tòng Sàigòn.

Ông Huân, cha chàng đã nhiều lần hài lòng với Vinh và với sự thành công của các con mình trong học vấn. Ông thường tâm sự với vợ:

- Thằng Vinh tuy nó không phải là cả nhưng là trai cả của nhà mình. Cám ơn Trời, Phật đã cho nhà mình có nó. Nó là cái đầu tầu thật tốt nên kéo tất cả các em nó đi lên. Chỉ cần thằng đi đầu khá là các em nó cứ thế mà nương theo. Ngày đẻ con Thanh tôi thật là lo. Nhưng khi thằng Vinh ra đời, chỉ nhìn nó thôi tôi cũng biết sau này nhà mình sẽ khá to.

Ngồi thu mình chính giữa nhưng Nga cũng có nhiều những cảm súc dâng tràn như hai anh. Chỉ lâu lâu thấy anh Vinh nhìn anh Huy mỉm cười, rồi anh Huy lại nắm chặt bàn tay phải đưa cao lên như thầm hứa sẽ cố gắng để thành công, Nga cũng thấy lòng mình ấm lại nhiều. Nga cũng muốn được vào đại học để học tiếp môn Hóa học mà nàng đã thích từ bao năm nay. Mỗi lần nghe nói bên Mỹ lớp học có phòng thí nghiệm thật đầy đủ, sinh viên vừa học vừa thực tập ngay tại chỗ là hồn Nga muốn bay bổng, thầm ước có cánh sẽ bay qua Mỹ ngay.

Vinh hết nhìn hai em rồi lại hơi nhón người lên trước nhìn Thanh. Bẩy năm xa cách trôi qua thật lẹ. Nhớ ngày gần mất nước, Thanh có về kêu nèo mọi người trong gia đình theo sở mình di tản. Thanh làm cho sở Mỹ gần phi trường Tân Sân Nhất nên được lệnh di tản qua đảo Guam sớm. Ông Huân phản đối. Ông lấy cớ là gia đình ông không có dính líu gì đến chế độ cũ, ông chỉ là một công chức quèn trong một xí nghiệp tư nên nay nước nhà thanh bình rồi thì tội gì lại bỏ nước ra đi. Thanh có rủ riêng Vinh. Vinh năm đó đương học lớp mười một, chưa dám nghĩ tới chuyện phiêu lưu với chị. Thanh vào sở xin di tản mộtmình.

Thanh ngày nay trông thật khác xưa nhiều lắm. Bẩy năm trời sống trên đất Mỹ, được “Äbồi dưỡng”Ï đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, Thanh trắng trẻo và có da thịt hơn xưa. Không chỉ đẹp hơn, phong cách... Mỹ của Thanh cũng khác xa. Từng lời nói và từng cử chỉ điệu bộ của Thanh cũng có vẻ toát lên một sự sang trọng kín đáo, khôn ngoan và hiền thục.

Thanh quay xuống nhìn các em mình. Thấy Vinh nhìn lên liền mỉm cười dịu dàng hỏi em:

- Mấy đứa ngồi dưới có chật không " Chị có nói anh Mậu mướn xe Van để đi đón các em, nhưng anh cứ nằng nặc là cái Ca-Lục-Lặc này chứa dư.

Vinh không trả lời câu hỏi của chị mà chỉ nhìn Thanh chăm chú rồi nhắc lại chuyện cũ:

- Phải chi ngày đó em cùng đi với chị thì có lẽ không phí mất một thời gian dài sống lãng phí, chị nhỉ" Nếu ngày đó chị không quyết định đi thì nhà mình đào đâu ra được tiền để chúng em vượt biên. Ngày chị đi, bố cứ
rầy la, bực bội luôn. Về sau ông ca chị suốt ngày.

Thanh rướm nước mắt, rồi dễ dãi cười :

- Chuyện cũ em nhắc lại làm gì. Giờ qua được đây rồi cũng chả muộn gì nữa đâu. Em chỉ mới hai mươi lăm tuổi à. Chị đây sắp đến ba chục rồi mà vẫn còn thấy sớm, con cũng còn chưa muốn có. Anh Mậu con một, lại gốc người Tầu Chợ Lớn ba đời. Gia đình anh muốn có con lắm vậy mà anh vẫn tỉnh bơ. Bên Mỹ này năm chục tuổi vẫn chưa thấy già. Em mới được nửa, tiếc gì"

Chiếc xe Cadillac đồ sộ và láng bóng của Mậu từ từ quẹo vào ga-ra. Ba anh em Vinh lại càng ngẩn ngơ thêm khi thấy căn nhà của vợ chồng Thanh. Nga khẽ la: “To như dinh Thủ-Tướng, anh Vinh à. “

Huy bước xuống xe nhìn quanh cái ga-ra xe hết hồn hét lớn cho chị nghe:

- Cái ga-ra của chị thôi cũng đã to hơn cái nhà mình ở Việt Nam rồi.

Thanh nhìn em cười, giỡn nhẹ :

- Vậy tối nay chị để em ngủ một mình một ga-ra, em nhé.

Vợ chồng Thanh tuy chỉ có hai người nhưng tậu một căn nhà hai tầng với bốn phòng ngủ thật to về hướng Tây của thành phố Houston. Vườn trước nhà, vườn sau nhà là những bãi cỏ rộng bát ngát và xanh mướt. Chung quanh nhà trồng đầy những hoa đủ loại, đủ kiểu và đủ mầu. Xa xa nơi cuối vườn còn có một hòn non bộ đặt giữa cái hồ nước nhỏ. Đèn mầu đặt dưới hồ tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo làm khung cảnh trở nên thần tiên, tươi đẹp.

Thanh dắt ba em theo lối sau vào nhà. Nơi bếp đã có hai người đàn bà Việt Nam tuổi trung niên đương nấu nướng. Trên bàn ăn, Vinh thấy bầy la liệt đồ ăn Việt Nam hầu như không còn một chỗ trống nào cả. Giữa bàn còn có cả cái chân đèn với tám cây đèn cầy bự đang cháy sáng. Nga thích chí kêu to:

- Ăn cơm có đèn cầy nữa. Sang qúa. Cả đời em chỉ được nghe thôi chứ chưa bao giờ được ăn cả. Lúc ở nhà, tối Việt cộng thường cúp điện luôn, chúng em cứ phải ăn cơm với đèn ...dầu.

Mậu thẩy chùm thìa khóa lên bàn nhỏ đặt nơi góc bếp, giới thiệu cho em vợ mình về hai người đàn bà Việt Nam hiện diện trong nhà:

- Đây là chị Vân và chị Bẩy. Họ bán rau cho anh chị trong chợ. Hôm nay các em tới, anh chị có nhờ họ tới nhà nấu dùm mấy món ăn Việt Nam đãi các em.

Hai người đàn bà Việt Nam quay qua chào vội anh em Vinh rồi lại quay lại chỉ Thanh về những món ăn đang nấu. Hình như họ cũng muốn để lại sự tự nhiên đầm ấm cho gia đình Mậu nên từ biệt rất nhanh:

- Cô Thanh nè. Nồi nước lèo tôi đã nấu xong rồi. Khi nào ăn, cô cứ việc mở bếp hâm lại. Bún chị Bẩy đã sắp hết ra tô rồi. Đợi cho nước thiệt sôi, cô chỉ việc múc nước đổ vào tô là xong. Chúng tôi xin về đây.


Thanh cám ơn rồi đưa họ ra đến tận cửa, chào từ giã.

Tối hôm đó chị em Thanh có một bữa ăn thịnh soạn và tràn ngập thương yêu. Huy lâu lâu nhìn những thức ăn cứ tiếc nuối với chị:

- Chị làm nhiều qúa. Ăn ba ngày cũng không hết. Thật là phí của.

Thanh nửa đùa nửa thật với các em :

- Chị sẽ còn phải nấu nhiều hơn nữa. Các em cần phải ăn thật nhiều trong ba tuần tới để cho có chút da thịt đi sắm quần áo. Gầy qúa mặc quần áo không đẹp.

Tưởng đùa hóa thật, Thanh giam các em mình trong nhà và hàng ngày mua đồ ăn thật nhiều. Chưa được hai tuần Huy và Nga cuồng chân chịu hết nổi nên xin chị ra tiệm chơi. Vinh cũng xin theo.

*

Mậu và Thanh vô tình gặp nhau khi cùng đi xin việc trong một hãng điện tử nhỏ một năm sau ngày qua Mỹ. Xa quê hương ngộ cố tri. Hai người đã nhanh chóng yêu nhau rồi sống chung với nhau.

Ba năm sau vợ chồng Thanh liều mạng lấy hết tiền dành dụm mua đại một tiệm tạp hóa nhỏ trong vùng Downtown của thành phố. Hay không bằng may. Tiệm đang ế, tưởng sẽ xập không lâu bỗng nhiên thiên hạ ùn ùn đổ vào xây quán ăn, nhà hàng chung quanh làm thành khu thương mại Việt Nam trong vùng.

Vốn có đầu óc buôn bán của người Hoa, Mậu vội vàng tậu thêm đất chung quanh mở rộng tiệm chuyển từ bán tạp hóa thành chợ thịt rau. Chỉ một thời gian ngắn, tiệm đông khách như nêm, hai vợ chồng Thanh làm không xuể phải mướn thêm sáu người làm phụ. Hai người coi hàng rau, hai người phụ Mậu xẻ thịt và hai người giúp Thanh đứng quầy tiền.

Sau ba năm liên tục làm không nghỉ, 365 ngày một năm, 7 ngày một tuần và 12 giờ một ngày, vợ chồng Thanh tuy mệt mỏi nhiều nhưng không dám nghỉ. Giao tiệm cho những người làm phụ không tin tưởng, nhất là trong khâu quầy tính tiền. Đây không phải chỉ là vấn nạn riêng của vợ chồng Thanh mà hầu hết của tất cả những gia đình chủ tiệm trong vùng. Làm quanh năm suốt tháng thì không có thì giờ ...thở, mà nghỉ nằm nhà thì lại không yên bụng, sợ người đứng phụ chôm hết tiền.

Hôm nay bất ngờ anh em Vinh tỵ nạn qua định cư, như buồn ngủ lại vớ được chiếu manh, Thanh biết rằng không ai có thể giúp mình bằng ba em cả. Làm thì hết mình, lương thì đòi phải chăng mà tiền trong tiệm thì lại không hụt đến một xu. Nhất là Vinh, Thanh biết rõ đứa em kế của mình rất nhiều. Với cái tính chăm chỉ cộng thêm sự thông minh lanh lợi, nếu giao tiệm cho Vinh thì mình chỉ có ngồi đếm bạc mà thôi. Chỉ có một điều làm Thanh băn khoăn suy nghĩ là các em mình qua đây đều có ước muốn riêng, không ai muốn đứng coi tiệm, làm giầu cho vợ chồng mình. Hai tuần qua khi biết được các em mình đều có chí học lên cao, Thanh biết tất cả những tính toán của vợ chồng mình đều khó thực hiện được.

Khác với ba em, từ ngày thôi làm hãng ra mở tiệm riêng, tiền vô dễ dàng, Thanh thấy rất rõ: phi thương bất phú. Vào trường học vừa mất bốn, năm năm lại tốn bao tiền học phí, rốt cuộc cũng lại ra đi làm ngày tám tiếng trong sở như Thanh bốn năm về trước. Lương có cao hơn chút nhưng cao sao bằng lương của ông chủ tiệm.

Ngày ngày ngồi bấm máy tính tiền cho khách hàng, Thanh lại nghĩ nhiều đến ba em mình ở nhà. Nhiều lúc Thanh muốn giải thích cho các em mình hiểu cuộc sống Mỹ này khác xa với xã hội ở Việt Nam vốn coi trọng khoa cử. Nếu có cơ hội làm giầu thì phải chộp ngay. - Xứ này, mảnh bằng chỉ là tờ giấy để đi kiếm việc chứ không phải là một chứng minh thư của sự cao sang, trí thức như người Việt Nam thường nhầm lẫn. Biết em mình mới qua, Thanh lại sợ hiểu lầm nên bao lần tính nói lại thôi. Mậu có bàn riêng với vợ:

- Em khỏi phải nói làm gì. Từ từ mấy cô, mấy chú sẽ tự động hiểu thôi. Em nói nhiều khi bị hiểu lầm cho là em sợ mấy cô, mấy chú học ra trường rồi hơn mình.

***

Nga vừa bước vô tiệm đã vội lên tiếng ngay:

- Tiệm chị to quá, nhiều việc nữa. Hay là chị cho em ra đứng bán hàng với chị đi.

Huy cũng nói theo:

- Ở nhà hoài riết cũng chán. Anh chị cho em ra đây làm quách. Em không cần lấy lương, chỉ ngày hai bữa cơm là đủ rồi.

Thanh nhìn Vinh chờ ý kiến. Vinh không nói gì cả. Chàng chỉ đút hai tay vào túi quần rồi lững thững đi quanh tiệm một vòng quan sát. Thỉnh thoảng Vinh lại với tay lượm bó rau rơi xuống đất hay xếp lại những bao đồ ăn khô để không đúng chỗ. Tuy mới tới Mỹ nhưng Vinh đã được đọc và nghe kể rất nhiều chuyện về cuộc sống tại đây. Tối qua nghe Thanh có nhắc lại món nợ ba chục ngàn đô la mà Thanh đã phải mượn để đóng cho ba anh em Vinh vượt biên. Tuy tiền mượn của ba má Mậu không lấy lời, nhưng cũng phải trả vốn. Thanh khôn khéo lấy nhà chồng ra làm bức bình phong để che giấu những tính toán của mình:

- Với chị thì không sao cả. Tiền của chị cũng là tiền của các em. Nhưng tiền này có dính tới anh Mậu nên hơi khó. Nhất là còn dính tới cả ba má của anh nữa. Nếu chị lấy tiền của chị ra trả, ba má anh sẽ nói chị lấy tiền của anh cho gia đình mình.

Vinh hiểu ý của Thanh. Cuối tuần qua khi ghé sang nhà ba má Mậu chào hỏi, Vinh có để ý thấy cuộc sống của họ cũng chả có gì sung túc lắm thì làm sao có dư tiền cho anh em chàng mượn đi vượt biên. Vinh biết tất cả đều ở vợ chồng Mậu bầy trò. Họ bỏ tiền ra nhưng sợ khó thu lại được nên phải dùng đến cái nước cờ ba má của Mậu. Tuy nhiên một điều Vinh vẫn chưa hiểu được ra tại sao vợ chồng Mậu lại có lòng nhân đạo đến độ bỏ ra một số tiền to cho anh em chàng vượt biên. Hôm nay tới tiệm và nhìn cử chỉ lẫn lời nói của Thanh, Vinh hiểu ra tất cả mọi chuyện. Thảo nào Vinh thấy tất cả những người làm cho tiệm Thanh đều không có vẻ thân thiện với anh em Vinh mấy. Mọi người đều biết họ sắp phải mất việc nên có cử chỉ ngại ngùng xa lánh. Có thể ba trong sáu người phụ làm tiệm cho Thanh đã được báo sẽ mất việc trước khi ba anh em Vinh đặt chân lên đất Mỹ. Biết đâu cũng có thể là bốn người không chừng"

Vinh bước tới quầy tính tiền coi Thanh đang chỉ cho Nga cách bấm máy tính tiền. Nhìn ngược lại phía cuối tiệm, nơi hàng thịt, Vinh thấy Mậu đang chỉ cho Huy cách cắt thịt và gói vào bao nylon bầy ra trong tủ kính. Vinh thở dài biết chắc anh em chàng sẽ phải làm ở nơi đây một thời gian thật lâu. Cổng vào đại học của Hoa Kỳ tuy rộng thênh thang nhưng chả mấy ai bước vô nổi vì những mưu đồ lợi lộc ích kỷ chứ không phải vì không có tài, có chí.

Tối hôm đó, trong bữa cơm chiều Vinh có nói chuyện với vợ chồng Mậu về những tính toán của mình. Ba anh em Vinh bằng lòng sẽ làm cho tiệm Mậu một năm để trả món nợ ba chục ngàn đô la. Vợ chồng Mậu hồ hởi ra mặt. Thanh nhận lời mướn các em ngay:

- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Gì chứ ở cái đất Mỹ này chỉ cần giỏi một nghề là thành triệu phú liền. Chả có nghề nào hèn mà cũng chả có nghề nào sang. Xứ này chỉ có nghề nào kiếm nhiều đô-la và nghề nào kiếm ít đô-la mà thôi. Các em vào tiệm chị làm, học hết cách “rân” tiệm rồi chị nói anh Mậu để ý kiếm cho các em một tiệm kha khá, nhẩy ra làm riêng thì chả mấy chốc giầu to. Ngày mai các em ra tiệm học nghề rồi từ từ chị sẽ cho mấy người làm nghỉ. Dù sao người nhà mình vẫn hơn. Các em nghĩ có phải không "

Riêng Mậu vẫn cảm thấy không an lòng vì hết một năm sẽ khó kiếm được người thay thế. Đuổi người làm thì qúa dễ nhưng kiếm được người rành việc thì nhọc lắm. Khuya đêm đó, Mậu trằn trọc mãi không ngủ được. Thanh biết ý chồng nên bàn nhỏ:

- Anh đừng lo. Chúng nó sẽ phải làm ít nhất là chục năm cho tiệm mình. Vài tháng nữa em sẽ dụ thằng Huy mua xe mới. Còn con Nga thì dễ lắm. Tập cho nó xài thẻ nhựa. Cần tốn một ngày dắt nó đi thăm mấy cái Mall đắt tiền là nó cà thẻ hết biết. Nó còn có cái tật thích gọi điện thoại nữa. Sang năm em sẽ dụ tụi nó mua nhà mới rồi gắn bốn, năm cái điện thoại để nó tha hồ gọi đi Pháp, đi Úc. Nợ ngập đầu thì có thánh mới học nổi. Xài quen rồi mà bắt vô lại trường gặm bánh mì nguội, mặc áo thun thì chữ nào mà nhét vô đầu được. Chỉ có thằng Vinh là hơi khó nói thôi. Nhưng nó lại bị cái tính cả nể, thương anh em. Em sẽ dùng cái yếu điểm này để bắt nó làm cho tiệm mình suốt đời. Anh để ý coi có con nhỏ nào giới thiệu cho nó. Có bồ tự nhiên sẽ phải xài nhiều hơn. Nhưng anh nhớ tìm cho nó con nào hơi nghèo nghèo mới được. Giầu qúa nó bao thằng Vinh đi học thì mình lỗ to. Thất nghiệp càng tốt. Cho cả hai vợ chồng nó làm cho tiệm mình luôn.

Mậu nghe lời vợ ...dậy nên yên lòng nằm ngủ một mạch tới sáng.

*

Hai tháng sau, Thanh tặng Huy một ngàn để down mua xe mới trả góp. Thanh còn chọn cho Huy chiếc xe sport với đầy đủ option. Huy nợ nhà băng hai chục ngàn đô-la nên ký lại giao kèo riêng với chị làm cho tiệm thêm ba năm nữa để trả cho xong tiền vốn lẫn tiền lời của cái xe. Riêng Nga thì ngoài giờ bán tiệm ra chỉ chuyên đi sắm đồ hiệu không. Vinh và Huy không ưa đi shopping nên Nga nghe chị bàn lại phải mua thêm một cái xe cũ cho chính mình. Dù xe cũ nhưng cũng tốn hơn chục ngàn. Tháng tháng tiền xe, tiền credit card lẫn tiền điện thoại long distance làm Nga bù đầu rối trí nên tạm quên đi cái ước mơ vào Đại học.

Năm sau Thanh sinh đôi nên anh em Vinh phải dọn ra ở riêng. Thanh khuyên các em nên mua nhà để còn đón ba má qua. Mướn hai phòng ngủ cũng hết sáu, bẩy trăm đô la một tháng trong khi mua nhà ba phòng ngủ chỉ trả thêm có ba trăm đô la mỗi tháng là cùng. Mua nhà lại còn được trừ thuế cuối năm. Ngày cuối tuần còn có sân trước sân sau để tổ chức picnic ngoài trời. Lợi trăm điều. Vinh nghe bùi tai. Chàng lại mới quen được Lan nên tiêu xài thoải mái hơn xưa nhiều. Anh en Vinh cùng chung ký mua nhà trả nợ góp ba chục năm.

Mua xong nhà Vinh mới nhận ra được ngoài tiền nhà còn có cả tiền thuế đất, thuế trường học và cả thuế cống rãnh. Tiền điện, tiền gas, tiền nước và tiền đổ rác chi đều đều. Hai cái sân cỏ nhìn thật đẹp nhưng phải cắt tỉa muốn hụt hơi. Ngoài tiền mua máy cắt cỏ máy xén cỏ, mỗi năm vào đầu Xuân, anh em Vinh lại tốn khá bộn bạc mua phân bón và mua hoa trồng quanh nhà.

Năm năm sau, ba anh em Vinh vẫn quần quật thay phiên nhau học cách “rân” tiệm cho vợ chồng Mậu từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối mỗi ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm.

Vinh và Lan làm đám cưới tại nhà hàng cạnh tiệm và bay tới ...tiệm trong tuần trăng mật. Vì là người nhà nên Lan cũng được job thơm làm cùng chung với chồng tại tiệm ngày ngày sáng tối.

Vợ chồng Mậu có người coi tiệm nên rảnh rang ghi danh học thêm cách làm người giầu sang. Có lúc cả hai phải qua tận California để dự những lớp dậy khiêu vũ nổi tiếng. Ngày cuối tuần Mậu phải đi đánh golf rồi vào những câu lạc bộ đắt tiền để đấp bóp, tắm hơi. Thanh thì lúc làm móng tay, lúc lại đi căng da, hút mụn, chà mặt, bóp eo, nắn chân, bơm ngực và độn mông. Hai vợ chồng lại còn có cái thú đi casino vui cuộc đỏ đen nữa.

Những ngày đầu, Lan mới lấy Vinh nên chín bỏ làm mười, vui vẻ “rân” tiệm. Càng ngày Lan càng thấy sự bất công chèn ép của người chị cả trong gia đình chồng mình. Lan xúi chồng và hai em chồng đứng lên đảo chánh, làm ...cách mệnh. Lan bàn:

- Bỏ hết. Bán hết tất cả. Mình bán nhà, bán xe, bán đồ rồi đi ra mướn appartment hai phòng ngủ gần trường. Anh và Huy vào trường học lại còn em với con Nga cố gắng cầy bốn năm. Khi nào học xong có việc, anh Huy đi làm nuôi lại chúng em đi học. Chứ cứ làm cho bà Thanh kiểu này sẽ suốt đời làm nô lệ cho bả. Không để dành được đồng nào đâu. Một tháng, bả chỉ trả cho chúng mình được bốn ngàn thì tốn ba ngàn cho nhà cửa, xe cộ xăng nhớt, điện, gas. Còn lại một ngàn đúng để mua đồ ăn, và chút chút gửi về Việt nam. Chỉ cần một mình anh ra trường đi làm vài năm là cũng có thể kiếm hơn rồi. Tại sao mình không chịu cực khổ bốn năm năm để rồi suốt đời không sợ bị gò bó về tiền bạc nữa.

Huy làm năm năm cho tiệm cũng chẳng thấy được chút ánh lửa cuối đường hầm nên nóng nẩy quyết định:

- Ngày mai anh ra tiệm nói cho bả hay cuối tuần này chúng mình nghỉ.

Nga cũng tả oán thêm:

- Làm cho chị mãi chẳng thấy lên lương. Việc thì cứ nhiều thêm.

Vinh nhìn vợ và hai em một lúc rồi gật đầu :

- Ngày mai gặp vợ chồng chị, anh sẽ nói chuyện này. Mình cũng phải cho anh chị một thời gian để kiếm người thay thế.

Chiều thứ sáu hôm sau, như thường lệ vợ chồng Thanh có ghé qua tiệm để tính tiền thu nhập của tiệm trong tuần trước khi đi ăn tối rồi vào vũ trường. Vinh giao tiền và giấy tờ cho chị xong, nhỏ nhẹ nói:

- Em có chuyện muốn thưa với anh chị.

Thanh vừa đếm tiền, vừa nhanh nhẹn trả lời:

- Chị biết rồi. Chuyện của ba má chứ gì " Chị cũng nhận được thư bên nhà. Ba má với mấy đứa nhỏ cuối tháng này sẽ qua tới đây. Chị với anh Mậu cũng đã tính hết cả rồi. Qua tháng tới sẽ mua thêm một cái chợ nữa cho tụi nhỏ có việc làm. Nó cũng to ngang như cái này. Được cái gần nhà. Tụi nó mới qua chưa biết lái xe, lại không rành việc. Do đó vợ chồng em sẽ qua tiệm mới làm với hai đứa út. Còn hai đứa trên thì tới đây làm với thằng Huy, con Nga. Má già rồi, không thể bắt đi làm mãi được. Cả đời bả chịu khổ quá nhiều. Chị tính sẽ để bả ở nhà lo việc bếp núc và trông hai đứa nhỏ con chị. Ba thì còn khỏe lắm. Nhưng cũng không để ông làm nhiều. Già rồi. Chị tính cho ông làm tài xế, thỉnh thoảng đi mua mấy món hàng lặt vặt trong tiệm thiếu. Có chuyện làm, đi đây đi đó cho thoải mái. - nhà ngồi không nhiều khi lại sinh bệnh ra. Phiền thêm. Riêng anh chị thì lúc tiệm này, lúc tiệm kia. Tiệm nào cần thì tới, lúc nào đông thì ra đứng phụ. Em thấy sao"

Vinh thở dài ngao ngán:
- Chị tính cũng... phải.

Houston, vào Thu năm 2002

Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,334,174
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến