Hôm nay,  

Nổi Khổ Của Kỹ Sư Tâm

13/08/200200:00:00(Xem: 315589)
Người viết: Nguyễn Hữu Thời
Bài tham dự số: 2-613-vb40807


Tác giả Nguyễn Hữu Thời đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ sống động. Bài viết nào của ông cũng thể hiện một tấm lòng nhân hậu đáng quí. Trước 1975, ông là nhà giáo và sĩ quan VNCH. Hiện nay, ông làm việc cho Sypris Data Systems Co tại Monrovia, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Tâm đứng dậy nhanh tay thu nhặt những giấy tờ đang làm lỡ dở, chưa xong sắp gọn vào trong góc bàn, với tay tắt máy computer và quay lưng bước nhanh ra cửa quẹo trái hướng về stair way (thang cấp, bực cấp). Chàng phải vội vã về nhà cho kịp giờ để đưa cha đi khám bệnh chiều nay.

Thường ngày Tâm vẫn thích dùng stair way để lên xuống nơi làm việc của chàng mặc dầu phòng làm việc của Tâm ở tận lầu bốn. Dùng thang máy nhiều khi đứng chờ còn chậm hơn đi stair way. Chàng nghĩ rằng đi stair way còn giúp cho gân cốt giãn nở, thấy thư thái dễ chịu hơn, máu lưu thông tốt, nhịp tim đập đều đặn, chân tay trông nhanh nhẹn, gọn gàng. Suốt cả ngày ngồi dán chặt nơi cái ghế nhiều khi cần đứng lên đi qua phòng các bạn đồng nghiệp thì chàng thấy tê cả cái chân đi lại khó khăn, chậm chạp.

Ở Mỹ này cái gì cũng quá tiện nghi, máy móc riết rồi con người đâm ra lười biếng, thụ động. Đi chợ thì cửa chợ mở ra đóng vào tự động khỏi phải dơ tay ra mở cửa. Tâm còn thấy những người ngồi trong xe hơi chạy tới máy ATM rút tiền. Họ chỉ ngồi ỳ trong xe ấn nút cho kiếng xe quay xuống, để thẻ vào máy ấn mấy cái code thì tiền tự động chui ra chỉ có việc rút ra bỏ vào túi thôi. Đó là chưa kể những tiệm ăn "Fast Food" như Mc Donalds, Kentucky, Taco Bell vv… chỉ việc ngồi trong xe order, xong chạy vòng qua cửa sổ trả tiền lấy thức ăn. Họ không buồn bước ra khỏi chiếc xe mà vẫn được phục vụ đầy đủ.

Chàng theo cha qua Mỹ diện H.O đã hơn mười năm nay khi tuổi đời đã 21 rồi. Hồi còn kẹt lại ở Saigon Tâm đã bỏ học theo phụ mẹ buôn bán lặt vặt ở chợ Tân Định, sau lại xuống chợ Bà Chiểu, cùng mẹ vất vả ngược xuôi, tảo tần nắng mưa như vậy mà gia đình vẫn bữa đói, bữa no lại còn bị tụi công an đến hăm dọa làm khó dễ đủ điều, nay đòi đưa đi vùng kinh tế mới, mai lại hăm đuổi nhà may mà có cậu Tư anh ruột của mẹ hết lòng lo chạy giúp đỡ không thì gia đình còn bị nhiều tai ách hơn nữa.

Cha Tâm thì từ ngày đi trình diện cải tạo nói đi một tháng nhưng rồi biệt tâm từ lúc ấy, không rõ cha có còn sống hay đã chết rồi! còn Tiên em gái kế Tâm được mẹ chỉ dạy cho học các môn Toán, Việt văn. Tuy không theo kịp các bạn được cắp sách đến trường nhưng Tâm vẫn không quên những bài mẹ đã dạy. Trước 1975 mẹ Tâm là cô giáo nên việc kèm anh em Tâm học không mấy khó khăn đối với mẹ. Có nhiều đêm thức giấc nữa đêm khuya Tâm thấy mẹ ngồi một mình dưới bếp khóc rưng rức. Tâm biết mẹ khóc vì nhớ ba đó và tủi cho thân phận của mình. Tâm không biết nói gì để an ủi mẹ chỉ biết rằng giúp mẹ làm việc và lúc rảnh mượn sách vỡ của bạn tự học thêm để làm mẹ vui lòng.

Khi đến Mỹ năm 1990 Tâm lao đầu vào làm việc ngay, hết rửa chén cho nhà hàng ăn Nhật Bổn qua làm phụ quét dọn cho công ty American Maintenance của người Mỹ. Hàng ngày làm việc phờ người nhưng khi về nhà tắm rửa xong thấy người tỉnh lại và khỏe khoắn lạ thường! Thời giờ rảnh ban đêm Tâm theo những người bạn đồng nghiệp Mễ, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tàu đi học Anh văn ở Adult school, thời gian lặng lẽ trôi qua Tâm xin ghi vào học lớp trung học tương đương được dạy ban đêm ở đây để thi lấy bằng High School Diploma.

Tốt nghiệp trung học Tâm tiếp tục ghi tên học ban đêm ở Community College mấy năm liền như vậy Tâm cũng đủ những tín chỉ (units) để xin chuyển lên đại học bốn năm. Ở đại học bốn năm có nhiều lớp không mở ban đêm hoặc mở rất hạn chế nên Tâm phải chờ đợi. Tâm thường nghe cha dạy "Nước chảy đá mòn" hay "Có công mài sắt, có ngày nên kim" vì vậy, Tâm đã nhẫn nại, trì chí và chịu đựng những trở ngại, những khó khăn để cố vượt qua.

Làm việc ban ngày đi học ban đêm, có nhiều "Quarter" Tâm chỉ ghi tên được 1 lớp rồi cuối cùng Tâm cũng tốt nghiệp được văn bằng Kỹ sư điện toán (Computer science) năm 1999 ở đại học Cal State L.A với điểm số GPA 3.80 Tâm được thu nhận vào làm việc ở hãng này gần 3 năm nay.

Ngày tốt nghiệp là ngày vui nhất của người sinh viên chăm chỉ đèn sách nhưng trong Tâm vẫn man mác một nổi buồn là mẹ mình không còn nữa để cùng tham dự ngày lễ ra trường với mình. Mẹ đã mất đi khi gia đình vừa được chấp nhận đi diện H.O 2. Mẹ bị bệnh nan y mà các bác sĩ đành bó tay.

Đi bên cạnh Thúy bên sân trường Đại Học hôm nay khi lễ tốt nghiệp vừa mãn, Tâm thấy niềm vui của mình chưa được trọn vẹn chàng cảm thấy buồn sao ấy và thiếu vắng một cái gì. Thấy vậy Thúy hỏi:

- Hôm nay là ngày vui mà sao em trông anh có tâm sự gì" Và nàng tiếp: hay anh đã vô ý làm gì để anh giận vậy"

- Đâu phải vậy em! Em không những là người yêu mà còn là vị hôn thê rất tốt của anh. Anh thật may mắn và lấy làm sung sướng lắm được em thương yêu đó. Anh chỉ tiếc một điều là hôm nay không có mẹ ở đây để chia xẻ niềm vui này với chúng ta!

- Em hiểu! Nhưng chuyện đời âu cũng là số mệnh cả. Mọi người có một phần số khác nhau. Mình cứ tin như vậy đi anh ạ. Thượng đế đã định cho mỗi chúng ta sống trên cõi đời này một thời gian nào đó và đến ngày là phải ra đi thôi, miễn là khi sống mình đừng làm những gì xấu và phải sống vui, sống khỏe và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn. Người ta thường nói: "Sống gởi, thác về" mà anh. Anh đừng buồn khổ và cố quên đi.

- Cảm ơn em đã có những lời nói chân tình an ủi anh, nhưng trong anh vẫn thấy tiếc nuối sao ấy, vẫn nhớ đến mẹ không nguôi. Anh thường nhớ lại những ngày gian khổ ở Saigon, cha thì bị CS đem giam ngoài Bắc không tin tức, không biết sống chết thế nào, ở nhà anh phải bỏ học theo mẹ buôn bán rau cải vặt vãnh từ chợ này đến chợ khác, bữa đói, bữa no thì mẹ vẫn có luôn bên cạnh anh. Những lúc anh đau ốm, mẹ thức suốt đêm ngồi bên giường, bưng cho anh chén cháo, đưa cho anh viên thuốc và nhìn nét mặt lo lắng của mẹ lúc đó anh thấy lòng quặn đau khôn tả và thương mẹ vô cùng! Cho tới giờ này anh không thể nào quên đươc hình ảnh mẹ lúc đó em ạ!

- Anh cố quên đi anh! Thời gian rồi sẽ làm anh quên đi được mà.

- Cảm ơn em. Em nói đúng. Thời gian là liều thuốc nhuộm màu làm ta quên đi những đau khổ, ray rức nhưng với anh sao thấy khó quá em ạ. Hồi mẹ còn sống ở Saigon những đêm khuya hai mẹ con ngồi lựa và bó lại những lọn rau muống, rau cải để sẵn sàng ngày mai đem ra chợ bán mẹ thường kể chuyện xưa tích cũ cho anh nghe nhưng anh nhớ nhất, thích nhất là chuyện ông Tử Lộ đội gạo nuôi cha mẹ.

- Chuyện ông Tử Lộ ra sao anh. Em chưa hề nghe nói đến ông Tử Lộ bao giờ.

- Khoan đã chốc nữa. Anh xin lỗi quên báo cho em tin vui mà anh mới nhận được tuần qua. Cách đây hai tháng có nhiều công ty, hãng xưởng đến trường mở cuộc phỏng vấn những sinh viên sắp tốt nghiệp các ngành nghề khác nhau, anh có nạp resume và xin được phỏng vấn. Bặt đi gần 2 tháng tưởng mình không được tuyển dụng nhưng tuần trước anh nhận được thư offer job với số lượng khởi đầu cũng khá em ạ. Họ có mời anh lại thăm hãng và tuần sau anh bắt đầu đi làm. Hôm đầu tiên đến thăm hãng, cô thư ký phòng nhân viên hướng dẫn đi lòng vòng khắp nơi và giới thiệu nhiều phòng, sở cho anh biết, lên lầu, xuống lầu nhưng đặc biệt cô ấy thích dùng thang máy. Nhiều lúc đứng trong thang máy chỉ có anh và cô ấy và lên tận lầu tư anh thấy ngượng ngượng sao ấy.

- Ngượng hay là thích đấy. Em mà biết được anh thích thì em giận đó.

- Chưa chi em đã là bà Hoạn Thư rồi.

- Hoạn Thư là ai vậy anh"

- Lần sau anh sẽ kể chuyện Hoạn Thư cho em nghe. Giờ kể chuyện ông Tử Lộ mà em hỏi hồi nãy đó. Chuyện ông Tử Lộ anh kể tóm tắt em nghe nhé: Thuở xưa, ông Tử Lộ thời còn trẻ có cha mẹ già yếu, nhà thật là nghèo khó. Hàng ngày, ông thường đội gạo cho người ta đem ra chợ bán kiếm tiền công về nuôi cha mẹ. Công việc thật vất vả, khó nhọc nhưng mỗi khi kiếm được tiền công đem về nuôi cha mẹ ông thấy trong lòng vui sướng lắm, phấn khởi lắm. Sau này khi lớn lên thì cha mẹ ông đã qua đời, ông thi đỗ ra làm quan và có lương tiền, bổng lộc hậu. Ngày giỗ cha mẹ ông thường ngồi than khóc thảm thiết, có người bạn thấy vậy mới hỏi:

- Thuở xưa khi còn nghèo nàn tôi thấy anh khó nhọc, vất vả đội gạo kiếm tiền sinh sống. Bây giờ anh làm quan lớn, có bổng lộc, có lương tiền lớn, sao không vui mừng mà lại buồn thảm, khóc lóc nhân ngày giỗ hai bác như vậy"

- Thà rằng tôi đội gạo khổ cực để kiếm tiền về nuôi cha mẹ còn hơn hôm nay dẫu có nhiều tiền, bổng lộc hậu, giàu sang phú quý để làm gì khi cha mẹ tôi không còn sống trên cõi đời này với tôi nữa, nghĩ vậy tôi thấy tủi thân và thương nhớ cha mẹ tôi rồi đó.

Thúy đã hiểu, nàng im lặng nắm chặt tay Tâm hơn nữa và nàng cảm thấy đôi mắt mình có nước mắt lưng tròng….

Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến