Hôm nay,  

Niềm Ưu Tư Của Tôi

03/08/200200:00:00(Xem: 180523)
Người viết: PHAN ĐỨC MINH

Bài tham dự số: 2-608-vb50801

Tác giả Phan Đức Minh - 72 tuổi, trước 1975 tại Việt Nam: Cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp, Cố vấn Pháp Luật Nghiệp Đoàn ký giả Miền Trung Việt Nam, 5 giải thưởng văn học lớn nhỏ cuả Việt Nam Cộng Hoà; Sau 1975, đi tù cải tạo trên 12 năm; Định cư tại Mỹ năm 1992 - 3 giải thưởng xuất sắc vể Thi Ca (Outstanding Poetry Prizes)
cuả Mỹ - 1 giải thưởng về Thi Ca cuả Cộng Đồng người Việt ở Hoa Kỳ- Hội viên Hội Các Nhà Thơ Quốc Tế từ năm 1997. Ông Minh đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Lần này là một bài viết dài, chỉ xin trích riêng phần ưu tư về giáo dục.

Tôi đã may mắn được trở thành công dân cuả một Đất Nước hùng cường và vĩ đại nhất hoàn vũ là Hoa Kỳ, tất nhiên tôi phải yêu quý Đất Nước này.

Tôi ước ao Quê Hương thứ hai cuả tôi không 100 phần trăm hoàn hảo thì cũng được 95 hay 96 phần trăm, tức là “Almost perfect", trừ bì,
trừ hao vài phần trăm cho hợp với lẽ Trời Đất bơiû vì dù Đông hay Tây, Aâu Mỹ hay Á Phi thì cũng “Nhân vô thập toàn - Không có gì là tuyệt đối cả.

Con người cũng thế, quốc gia xã hội cũng vậy, tất cả đều phải theo “Đinh luật - Law “đó, chớ chạy đằng mô cho thoát! Cho nên, mối ưu tư chính của tôi là giáo dục.

Tự Điển “New World Dictionary of the American Language" định nghĩa giáo dục như sau “Education: The process of training and developing the knowledge ,
mind,
character,
etc… , esp. by formal schooling,
teaching,
training… Thế là Giáo Dục,
ngoài mục đích mở mang kiến thức ra, lại còn có cái nhiệm vụ huấn luyện, phát triển con người cả về tâm hồn, tính tình tư cách nưã đấy chứ! Thế mà cứ khoán trắng cái mục “Rèn luyện tư cách con người “cho gia đình thì thứ gia đình nào làm nổi" Trong xã hội chúng ta ngày nay, liệu có bao nhiêu gia đình đủ thời giờ, điều kiện và khả năng để dậy dỗ cái mục “Moral Education” cho con em cuả mình đây"

Trường học lo dậy học sinh lớn nhỏ về mặt “Trí dục - Intellectual Education “ là chính rồi thứ 2 là mục “Thể dục - Physical Education". Hai mục này là 2 điều kiện chính yếu để giúp người ta giải quyết những vấn đề được coi là sống chết trước mắt,
là những vấn đề How to get a job" How to make money" How to enjoy… linh tinh hầm bà làng" Còn cái mục “Đức dục - Moral Education “, trong đó dậy người ta phải kính trọng, thương yêu, tha thứ,
ăn ở,
đối xử với nhau như thế nào từ trong gia đình, trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội thì hầu như nhà trường, tức Ông Chính Phủ, Ông Quốc Hội lại có vô số lý do để mà né đòn, hay khỏi cần “Ke “ hay nếu có “Ke “thì chỉ Ke tí ti con kiến mà thôi. Còn thì cứ khoán trắng cho gia đình là khoẻ nhất,
gọn nhẹ,
tiện việc chính phủ.

Một triết gia Pháp, Mme. De Genlis,
đã để lại cho hậu thế một điều đáng suy nghĩ về giáo dục “Quand on a recu (*) une mauvaise éducation,
on garde en grandissant,
et même en vieillissant ,
tous les défauts de l'enfance- Khi người ta thụ hưởng một nền giáo dục xấu thì bao nết hư tật xấu lúc ấu thời vẫn còn giữ mãi cho đến lớn,
đến già“.

Vườn cây non phải được săn sóc, hướng dẫn để mọc lên có phương pháp, kế hoạch, chớ không phải muốn mọc sao thì mọc, tới đâu thì tới. Cây non không uốn nắn, hướng dẫn,
đợi đến khi chúng lơn lớn rồi mới uốn thì nguy to, nó không gẫy thì người uốn nắn, hướng dẫn cũng đành “lực bất tòng tâm“, uốn với nắn chi cho nổi! Aáy là chưa nói đến trường hợp có thể chúng bấm “nai oăn oăn,”
kêu phú-lít,
đưa Ông Bà bô ra hầu toà,
nhốt vào nhà đá thì rầu ơi là khổ!

Nói đến hướng dẫn và uốn nắn tụi nhỏ và choai choai đi theo đúng con đường mà chúng phải đi, nhiều người cứ la làng là ai cho phép… xâm phạm vào cái Tự Do Cá Nhân to bự cuả chúng nó"“

Trời Đất! Thế thi chúng
có vác súng lục,
súng trường,
liên thanh với đại bác đi bắn Thầy Cô, bè bạn,
có khi sơi luôn cả Cha Mẹ,
anh chị em chúng nó cũng chỉ là cái chuyện… lặt vặt, lẻ tẻ,
nhằm nhò chi"

Tự
Do không có nghiã là muốn làm chi thì làm. Trong một xã hội tự do nhất thế giới cũng vẫn có những trường hợp công dân bị “cưỡng bách - Forced “ phải làm những điều hay cấm không được làm điều này, điều kia… vì ích lợi, vì an ninh, trật tự cuả tập thể, quốc gia,


xã hội. Thí dụ dễ thấy nhất là: Bắt buộc phải tuân luật pháp, cấm không được lái xe ẩu tả, tầm bậy,
không bằng lái,
vượt đèn đỏ,
khi say rượu, cấm không được xả rác, phóng uế nơi công cộng, cấm không được gây ồn ào,
náo động lúc
đêm khuya gây phiền hà cho hàng xóm Ôi! Còn biết bao nhiêu thứ cấm, biết bao nhiêu trường hợp người công dân bắt buộc phải tạm quên đi cái ý muốn,
cá nhân
cuả mình vì Tự Do Cá Nhân
không được phép làm hại đến kẻ khác cũng có quyền hưởng Tự Do như mình,
không được phép làm hại đến quyền lợi cũng như an ninh cuả tập thể, quốc gia, xã hội.

Vậy thì tại sao người ta lại không dám hướng dẫn, uốn nắn và nếu cần thì cưỡng bách đám con nít và choai choai ở trường học phải đi đúng con đường mà chúng phải đi.

Nơi nào mà trường học không có kỷ luật, lớp trẻ không được đào luyện theo đường lối kế hoạch tốt cả về kiến thức lẫn tư cách, đạo đức thông thường thì chắc chắn nơi đó không có sức mạnh tổng hợp cuả con người, dù cho có sức mạnh cuả khoa học, kỹ thuật cao nhất.

Một Đạo Quân
dù đông,
dù vũ khí hiện đại,
nhưng không có kỷ luật,
không có tinh thần chiến đấu cao, không có tinh thần quyết thắng, chắc chắn không thể đánh thắng trong những cuộc chiến tranh gian khổ và trường kỳ. Lịch sử chiến tranh cuả thế giới loài người từ xưa cũng như cận đại đã chứng minh điều đó.

Ông Bà ta ở xứ Việt ngày xưa thì bảo “Dậy con từ thuở còn thơ, dậy vợ từ thuở ban sơ mới về“,
nhưng ở xã hội chúng ta đang sống hôm nay mà nói như thế, không ốm đòn thì cũng… mồ côi vợ suốt đời,
cô nào,
bà goá nào bước thêm vài ba buớc nưã cho vui vẻ cuộc đời lại chịu chấp nhận cái lối cổ hủ “Dậy vợ từ thuở ban sơ mới về “cơ chứ "

NoÙi theo kiểu Mỹ coi bộ dễ… Ô Kê hơn, tỉ như “Strike while the iron is hot“, sắt nung còn nóng đỏ thì đập mới dễ,
mới được. Hoặc câu này cuả mấy Ông Bà người Mỹ dầy dạn kinh nghiệm cuộc đời coi bộ ngon hơn “Train up a child in the way he/she should go “. Đúng quá đi chơ! “Chọn đường ngay, lẽ phải mà dậy dỗ con cái cho chúng đi theo “thì đúng quá trời,
quá đất,
còn ai dám cãi! Mà muốn hướng dẫn chúng thì mình phải làm gương tốt trước đã,
kẻo không thì dễ bị chúng nó “phản công lại “, ốm đòn là cái chắc!

Đức Phật từng dậy con người “Một người muốn dậy dỗ kẻ khác,
trước hết phải tự điều khiển được mình theo đúng con đường mình phải đi cái đã -
A person should first direct himself / herself in the way he / she should go. Only then should he /she instruct others“.

Thầy Cô giáo phải là những người được đào tạo kỹ lưỡng,
là những mẫu mực cho học sinh noi theo, và Thầy Cô giáo phải có nhiều quyền hạn để thực hiện Sứù Mạng Giáo Dục (Educational Mission) cuả mình chớ không phải chỉ là cái Giốp “Làm công lãnh tiền “ mà thôi.

Thầy Cô giáo phải được kính trọng, có uy quyền để giáo dục thế hệ tương lai cuả Đất Nước,
chớ không phải hơi một tí là tụi nhỏ về nhà vác súng đến trường, tìm Thầy Cô, bạn bè màbắn cho chết ngắc, không thì cũng tá hoả tam tinh, táng đởm kinh hồn, như ta đã thấy quá nhiều.

Cái vụ súng đạn, bắn chác này
không những chỉ xẩy ra ở trường học mà còn cả ở Sở làm, trong gia đình, ngoài đường phố nưã chớ. Nếu ai không tin thì chỉ việc lên Internet,
đánh máy mấy chữ “School shootings in the U.S.“ vào cái ô trăng trắng rồi …click
vào chữ “Go“ hay chữ “Search “ là nó sẽ hiện ra tùm lum tà la những vụ nổ súng bắn Thầy Cô,
bạn bè chết tươi,
hung hãn ngay từ đàu thập niên 1990, chớ phải bây giờ mới tùm lum vậy đâu!

Tư ïDo là vô cùng quý giá, loài người đã và đang tốn bao xương máu để có được Tự Do.
Nhưng thiếu giáo dục,
thiếu hướng dẫn trong lãnh vực hành sử quyền Tự Do cuả mình để không làm phương hại đến Tự Do cuả người khác, không đe dọa, xâm phạm an ninh trật tự chung cuả quốc gia, xã hội thì Tự Do thật dễ thành nguy hiểm còn hơn cả thuốc độc,
cần sa,
ma tuý,
khủng bố,
ôm bom tự sát vv…

Nói thật mất lòng, nhưng mất lòng mà giúp ích cho gia đình, tập thể,
xã hội,
cho Quê Hương, Đất Nước thứ hai cuả tôi, cho nhân loại tiến bộ văn minh thì cũng… Ô kê, quá đi chớ, phải không bà con cô bác"

Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến