Hôm nay,  

Quyền Lợi Của Nước Mỹ

29/07/200200:00:00(Xem: 166947)
Người viết: MAI Nguyễn

Bài tham dự số: 2-600-vb80721

Tác giả Mai Nguyễn 47 tuổi, hiện cư trú tại Garden Grove, vùng Little Saigon. Trước năm 75, bà là giáo viên trường Tân Thuận, Nhà Bè, qua Mỹ diện bảo lãnh năm 93, hiện đang giữ trẻ. Bài Viết Về Nước Mỹ lần này là một nhận định.

Người Mỹ thường dùng 5 chữ "Quyền lợi của nước Mỹ" để biện minh giải thích về những quyết định hoặc hành động của nước Mỹ liên hệ đến các vụ việc trong quan hệ các nước khác. Thật ra thì nghĩ đến quyền lợi của nước mình và nước Mỹ nghĩ đến quyền lợi của họ là điều hết sức bình thường.

Có điều nước Mỹ là một siêu cường, có sức nặng áp đảo nên mọi chuyển động của nước Mỹ đều có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với các nước khác. Vấn đề được nhiều người trên thế giới lo ngại là ngày nay, mọi chuyện mọi sự đều có những ảnh hưởng qua lại liên hệ đến nhiều nước, thậm chí có thể liên hệ đến cả thế giới, như vấn đề bảo vệ môi sinh, vấn đề chống khủng bố chẳng hạn.

Nếu nước Mỹ cứ đơn phương ấn định phạm vi "Quyền lợi của nước Mỹ" và tự dành quyền thay đổi phạm vi quyền lợi đó bất kể lúc nào, bất chấp những quyền lợi của các nước khác, đặc biệt là của các nước đồng minh với họ, thì khó mà tránh được những phản đối trách móc, lời qua tiếng lại của thiên hạ. Đó là điều mà nhiều nước đồng minh của Mỹ ở Tây âu gọi là "chủ trương đơn phương" và do đó hai bên bờ Đại Tây Dương đã có những lời qua tiếng lại khá cay chua trong thời gian gần đây. Nói chi đến các nước đồng minh nhỏ bé ở khắp thế giới đã nhiều lần phải ngậm đắng nuốt cay trước những thay đổi chính sách lập trường của Mỹ. Nhân danh quyền lợi của nước Mỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bị bỏ rơi, bị bán đứng cách đây gần 1/3 thế kỷ, là một trường hợp đau đớn khó ai quên về chủ trương đó của Mỹ.

Khách quan mà nói thì nước Mỹ đã từng báo trước cho mọi người biết rằng đối với họ "không có bạn muôn đời, không có thù muôn kiếp". Quan niệm đó, người đời có thể chấp nhận được nếu nó hàm chứa sự thích ứng của nước Mỹ vào hoàn cảnh mới, hợp với đạo lý, thêm bạn bớt thù, biến thù thành bạn ai mà không đồng ý. Nhưng nó cũng nói lên sự không chung thủy, sự thay lòng đổi dạ, sự bội phản có thể xảy ra, nếu sự đổi thay đó lạnh lùng, tàn nhẫn, mang sắc thái vô đạo.

Nếu vì "quyền lợi của nước Mỹ" mà nước Mỹ bỏ rơi bạn, bắt tay thù thì thử hỏi còn ai dám làm bạn tâm huyết gắn bó dài lâu với nước Mỹ" Nếu chính quyền Mỹ cứ đơn phương thay đổi những tiêu chuẩn phù hợp với quyền lợi của riêng nước Mỹ, thì còn ai dám nương tựa tin tưởng vào những hứa hẹn cam kết của Mỹ nữa"

Ngày nay người Mỹ thường cay đắng đặt câu hỏi tại sao thế giới không có cảm tình sâu đậm với nước Mỹ, trong khi người Mỹ có cảm tưởng là họ chẳng làm gì xấu xa cả, mà ngược lại đã đóng góp giúp đỡ thế giới rất nhiều. Ngoài việc hy sinh xương máu, tốn kém tài sản để cứu Tây âu, Đại Hàn, họ còn làm cho thế giới tiến bộ, phát triển qua các thành tựu khoa học kỹ thuật, tham gia giải quyết những tranh chấp đó đây.

Họ bực bội vì thiên hạ cứ quy đổ lên đầu nước Mỹ về những chuyện nghèo đói, tham nhũng, bất công, đàn áp xảy ra trên thế giới. Họ bực bội vì các thành phần trí thức thiên tả tại Mỹ, Tây Âu và thế giới thứ ba tự cho mình cái quyền lên án mọi chủ trương đường lối của Mỹ, cả khi Mỹ phải quyết liệt đối đầu với hiểm họa khủng bố.

Những bực bội của người Mỹ không phải là không có căn cứ, vì khách quan mà nói, trí thức thiên tả Tây phương cũng rất cao ngạo và độc đoán, mang nặng tác phong của những nhà độc tài tư tưởng tự gắn cho mình cái nhãn hiệu "tiến bộ". Ai không nghĩ như họ, nói như họ đều là phản động thủ cựu, lạc hậu.

Họ ồn ào lên án siêu cường Mỹ là nguồn gốc của bao nghèo đói bất công trên thế giới, nhưng lại im lặng che chở, đồng lõa với những chế độ mệnh danh là thiên tả nhưng lại độc tài, tham nhũng thối nát ở mức độ khủng khiếp, làm tiêu hao khả năng phát triển của đất nước họ, với hậu quả là nhân dân các nước bất hạnh đó phải chịu bao nghèo khổ, bất công, đàn áp. Mấy khi nghe các nhà độc tài tư tưởng này lên tiếng phê phán Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba….

Nhưng sỡ dĩ dư luận thế giới thường không thấu hiểu nước Mỹ và không mấy cảm tình với nước Mỹ, phần nào cũng vì các chính sách đường lối của Mỹ không rõ rệt. Những thông điệp mà nước Mỹ gởi ra cho thế giới, khi thì thế này, khi thì thế kia, tùy theo những đổi thay trong tiêu chuẩn ấn định quyền lợi nước Mỹ.

Chẳng hạn khi nước Mỹ có nhu cầu chận Cộng sản bành trướng, họ ủng hộ những nước nào tham gia ngăn chặn CS và coi những nước này là bạn, là đồng minh. Nhưng đến khi Mỹ thấy không cần thiết ngăn chặn nữa thì Mỹ bỏ rơi đồng minh của mình một cách lạnh lùng, không chút thương xót, kể cả những đồng minh còn có nhu cầu chống CS xâm lăng để sống còn.

Khi Mỹ hô hào các nước phải tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ, mọi người bị áp bức trên thế giới đều hồ hởi tin tưởng, hướng về nước Mỹ như một ngọn hải đăng giữa đêm đen, độc đoán, độc tài, nhưng rồi chính quyền Mỹ lại chùn tay không dám thi hành những văn kiện, luật lệ mà nhân dân họ đã tán đồng, vì sợ mất thị trường, vì sợ mất lòng những chế độ độc tài chuyên chế, nhân danh "quyền lợi của Mỹ".

Tình trạng đông lạnh hiện nay của luật nhân quyền về Việt Nam HR-2833 tại Thượng Nghị Viện Mỹ là một trường hợp điển hình về thái độ kỳ dị đó. Trước những sự đổi thay, bất nhất như thế của Mỹ làm sao những ai đã đặt niềm tin của mình vào những giá trị tinh thần mà nước Mỹ đề cao vào chủ trương ủng hộ nhân quyền dân chủ của Mỹ, mà không khỏi đắng cay, hoang mang mất tin tưởng"

Sự kiện không thi hành những cam kết, không thực hiện những chủ trương đã được trịnh trọng tuyên bố đã làm lu mờ hình ảnh nước Mỹ, tiêu hao vốn liếng cảm tình, tin tưởng mà nhiều người trên thế giới đã để dành cho nước Mỹ. Những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp về sự bất nhất của nước Mỹ sẽ nhìn nước Mỹ với cặp mắt dè dặt, nghi ngờ. Đã có biết bao nhiêu người trên thế giới, kể cả những người đã từng chia xẻ máu, mồ hôi, nước mắt với người Mỹ đã đau đớn mỉa mai dùng cụm từ "ông bạn quý hóa" "ông bạn tốt bụng" để nhắc đến nước Mỹ.

Càng đơn phương quyết định, càng tự cao tự đại, nhất là bất cần số phận của bạn, của đồng minh thì nước Mỹ càng làm cho người ta trở thành dè dặt với nước Mỹ. Áp dụng chủ trương thực dụng đến mức độ quên đi những giá trị tinh thần như dân chủ, tự do, nhân quyền, sức mạnh đích thực của nước Mỹ, mà nước Mỹ từng đề cao, tự hào và đã chịu hy sinh xương máu để bảo vệ, chỉ làm mất đi hào quang của nước Mỹ. Đây là một thiệt hại tinh thần lớn lao cho Hoa Kỳ, mà cũng là một niềm đau vô biên của những khối người bị đàn áp đang mơ ước tự do, dân chủ nhân quyền và đặt hy vọng vào nước Mỹ.

Quyền lợi đích thực và dài lâu của Hoa Kỳ là được mọi người trên thế giới tin tưởng. Điều kiện để mọi người tin tưởng là Hoa Kỳ, một siêu cường chịu chấp nhận đối thoại và trung thành với những lời cam kết của chính mình. Nhận diện ranh giới giữa thiện và ác không phải lúc nào cũng dễ dàng và xây dựng một thế giới thái hoà an lạc cho nhân loại
cũng không phải là điều đơn giản.

Thế giới cần Hoa Kỳ để có thể giải quyết một số vấn đề quan trọng của thế giới, nhưng một mình Hoa Kỳ không thể giải quyết mọi vấn đề của thế giới, dù Hoa Kỳ là một siêu cường. Và quyền lợi của Hoa Kỳ chỉ chính đáng và vững chắc nếu phù hợp với những nguyên tắc, giá trị, đạo lý mà Hoa Kỳ đề cao. Đó cũng là phương thức tốt nhất để thắng cái ác đang đe dọa thế giới.

Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến