Hôm nay,  

Quyền Lợi Của Nước Mỹ

29/07/200200:00:00(Xem: 166935)
Người viết: MAI Nguyễn

Bài tham dự số: 2-600-vb80721

Tác giả Mai Nguyễn 47 tuổi, hiện cư trú tại Garden Grove, vùng Little Saigon. Trước năm 75, bà là giáo viên trường Tân Thuận, Nhà Bè, qua Mỹ diện bảo lãnh năm 93, hiện đang giữ trẻ. Bài Viết Về Nước Mỹ lần này là một nhận định.

Người Mỹ thường dùng 5 chữ "Quyền lợi của nước Mỹ" để biện minh giải thích về những quyết định hoặc hành động của nước Mỹ liên hệ đến các vụ việc trong quan hệ các nước khác. Thật ra thì nghĩ đến quyền lợi của nước mình và nước Mỹ nghĩ đến quyền lợi của họ là điều hết sức bình thường.

Có điều nước Mỹ là một siêu cường, có sức nặng áp đảo nên mọi chuyển động của nước Mỹ đều có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với các nước khác. Vấn đề được nhiều người trên thế giới lo ngại là ngày nay, mọi chuyện mọi sự đều có những ảnh hưởng qua lại liên hệ đến nhiều nước, thậm chí có thể liên hệ đến cả thế giới, như vấn đề bảo vệ môi sinh, vấn đề chống khủng bố chẳng hạn.

Nếu nước Mỹ cứ đơn phương ấn định phạm vi "Quyền lợi của nước Mỹ" và tự dành quyền thay đổi phạm vi quyền lợi đó bất kể lúc nào, bất chấp những quyền lợi của các nước khác, đặc biệt là của các nước đồng minh với họ, thì khó mà tránh được những phản đối trách móc, lời qua tiếng lại của thiên hạ. Đó là điều mà nhiều nước đồng minh của Mỹ ở Tây âu gọi là "chủ trương đơn phương" và do đó hai bên bờ Đại Tây Dương đã có những lời qua tiếng lại khá cay chua trong thời gian gần đây. Nói chi đến các nước đồng minh nhỏ bé ở khắp thế giới đã nhiều lần phải ngậm đắng nuốt cay trước những thay đổi chính sách lập trường của Mỹ. Nhân danh quyền lợi của nước Mỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bị bỏ rơi, bị bán đứng cách đây gần 1/3 thế kỷ, là một trường hợp đau đớn khó ai quên về chủ trương đó của Mỹ.

Khách quan mà nói thì nước Mỹ đã từng báo trước cho mọi người biết rằng đối với họ "không có bạn muôn đời, không có thù muôn kiếp". Quan niệm đó, người đời có thể chấp nhận được nếu nó hàm chứa sự thích ứng của nước Mỹ vào hoàn cảnh mới, hợp với đạo lý, thêm bạn bớt thù, biến thù thành bạn ai mà không đồng ý. Nhưng nó cũng nói lên sự không chung thủy, sự thay lòng đổi dạ, sự bội phản có thể xảy ra, nếu sự đổi thay đó lạnh lùng, tàn nhẫn, mang sắc thái vô đạo.

Nếu vì "quyền lợi của nước Mỹ" mà nước Mỹ bỏ rơi bạn, bắt tay thù thì thử hỏi còn ai dám làm bạn tâm huyết gắn bó dài lâu với nước Mỹ" Nếu chính quyền Mỹ cứ đơn phương thay đổi những tiêu chuẩn phù hợp với quyền lợi của riêng nước Mỹ, thì còn ai dám nương tựa tin tưởng vào những hứa hẹn cam kết của Mỹ nữa"

Ngày nay người Mỹ thường cay đắng đặt câu hỏi tại sao thế giới không có cảm tình sâu đậm với nước Mỹ, trong khi người Mỹ có cảm tưởng là họ chẳng làm gì xấu xa cả, mà ngược lại đã đóng góp giúp đỡ thế giới rất nhiều. Ngoài việc hy sinh xương máu, tốn kém tài sản để cứu Tây âu, Đại Hàn, họ còn làm cho thế giới tiến bộ, phát triển qua các thành tựu khoa học kỹ thuật, tham gia giải quyết những tranh chấp đó đây.

Họ bực bội vì thiên hạ cứ quy đổ lên đầu nước Mỹ về những chuyện nghèo đói, tham nhũng, bất công, đàn áp xảy ra trên thế giới. Họ bực bội vì các thành phần trí thức thiên tả tại Mỹ, Tây Âu và thế giới thứ ba tự cho mình cái quyền lên án mọi chủ trương đường lối của Mỹ, cả khi Mỹ phải quyết liệt đối đầu với hiểm họa khủng bố.

Những bực bội của người Mỹ không phải là không có căn cứ, vì khách quan mà nói, trí thức thiên tả Tây phương cũng rất cao ngạo và độc đoán, mang nặng tác phong của những nhà độc tài tư tưởng tự gắn cho mình cái nhãn hiệu "tiến bộ". Ai không nghĩ như họ, nói như họ đều là phản động thủ cựu, lạc hậu.

Họ ồn ào lên án siêu cường Mỹ là nguồn gốc của bao nghèo đói bất công trên thế giới, nhưng lại im lặng che chở, đồng lõa với những chế độ mệnh danh là thiên tả nhưng lại độc tài, tham nhũng thối nát ở mức độ khủng khiếp, làm tiêu hao khả năng phát triển của đất nước họ, với hậu quả là nhân dân các nước bất hạnh đó phải chịu bao nghèo khổ, bất công, đàn áp. Mấy khi nghe các nhà độc tài tư tưởng này lên tiếng phê phán Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba….

Nhưng sỡ dĩ dư luận thế giới thường không thấu hiểu nước Mỹ và không mấy cảm tình với nước Mỹ, phần nào cũng vì các chính sách đường lối của Mỹ không rõ rệt. Những thông điệp mà nước Mỹ gởi ra cho thế giới, khi thì thế này, khi thì thế kia, tùy theo những đổi thay trong tiêu chuẩn ấn định quyền lợi nước Mỹ.

Chẳng hạn khi nước Mỹ có nhu cầu chận Cộng sản bành trướng, họ ủng hộ những nước nào tham gia ngăn chặn CS và coi những nước này là bạn, là đồng minh. Nhưng đến khi Mỹ thấy không cần thiết ngăn chặn nữa thì Mỹ bỏ rơi đồng minh của mình một cách lạnh lùng, không chút thương xót, kể cả những đồng minh còn có nhu cầu chống CS xâm lăng để sống còn.

Khi Mỹ hô hào các nước phải tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ, mọi người bị áp bức trên thế giới đều hồ hởi tin tưởng, hướng về nước Mỹ như một ngọn hải đăng giữa đêm đen, độc đoán, độc tài, nhưng rồi chính quyền Mỹ lại chùn tay không dám thi hành những văn kiện, luật lệ mà nhân dân họ đã tán đồng, vì sợ mất thị trường, vì sợ mất lòng những chế độ độc tài chuyên chế, nhân danh "quyền lợi của Mỹ".

Tình trạng đông lạnh hiện nay của luật nhân quyền về Việt Nam HR-2833 tại Thượng Nghị Viện Mỹ là một trường hợp điển hình về thái độ kỳ dị đó. Trước những sự đổi thay, bất nhất như thế của Mỹ làm sao những ai đã đặt niềm tin của mình vào những giá trị tinh thần mà nước Mỹ đề cao vào chủ trương ủng hộ nhân quyền dân chủ của Mỹ, mà không khỏi đắng cay, hoang mang mất tin tưởng"

Sự kiện không thi hành những cam kết, không thực hiện những chủ trương đã được trịnh trọng tuyên bố đã làm lu mờ hình ảnh nước Mỹ, tiêu hao vốn liếng cảm tình, tin tưởng mà nhiều người trên thế giới đã để dành cho nước Mỹ. Những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp về sự bất nhất của nước Mỹ sẽ nhìn nước Mỹ với cặp mắt dè dặt, nghi ngờ. Đã có biết bao nhiêu người trên thế giới, kể cả những người đã từng chia xẻ máu, mồ hôi, nước mắt với người Mỹ đã đau đớn mỉa mai dùng cụm từ "ông bạn quý hóa" "ông bạn tốt bụng" để nhắc đến nước Mỹ.

Càng đơn phương quyết định, càng tự cao tự đại, nhất là bất cần số phận của bạn, của đồng minh thì nước Mỹ càng làm cho người ta trở thành dè dặt với nước Mỹ. Áp dụng chủ trương thực dụng đến mức độ quên đi những giá trị tinh thần như dân chủ, tự do, nhân quyền, sức mạnh đích thực của nước Mỹ, mà nước Mỹ từng đề cao, tự hào và đã chịu hy sinh xương máu để bảo vệ, chỉ làm mất đi hào quang của nước Mỹ. Đây là một thiệt hại tinh thần lớn lao cho Hoa Kỳ, mà cũng là một niềm đau vô biên của những khối người bị đàn áp đang mơ ước tự do, dân chủ nhân quyền và đặt hy vọng vào nước Mỹ.

Quyền lợi đích thực và dài lâu của Hoa Kỳ là được mọi người trên thế giới tin tưởng. Điều kiện để mọi người tin tưởng là Hoa Kỳ, một siêu cường chịu chấp nhận đối thoại và trung thành với những lời cam kết của chính mình. Nhận diện ranh giới giữa thiện và ác không phải lúc nào cũng dễ dàng và xây dựng một thế giới thái hoà an lạc cho nhân loại
cũng không phải là điều đơn giản.

Thế giới cần Hoa Kỳ để có thể giải quyết một số vấn đề quan trọng của thế giới, nhưng một mình Hoa Kỳ không thể giải quyết mọi vấn đề của thế giới, dù Hoa Kỳ là một siêu cường. Và quyền lợi của Hoa Kỳ chỉ chính đáng và vững chắc nếu phù hợp với những nguyên tắc, giá trị, đạo lý mà Hoa Kỳ đề cao. Đó cũng là phương thức tốt nhất để thắng cái ác đang đe dọa thế giới.

Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến