Hôm nay,  

Cầu Coronado-san Diego

06/07/200200:00:00(Xem: 173825)
Người viết: TRẦN ĐỨC HỢP
Bài tham dự số: 2-577-vb60621

Tác giả Trần Đức Hợp hiện cư trú tại San Diego. Nghề nghiệp: kỹ sư công chánh, làm việc cho chính phủ Tuiểu Bang California, Department of Transportation, District II, San Diego. Ông từng là kỹ sư coi công trường xây cất xa lộ đường 40/1-15 tại San Diego, sửa chữa cầu Coronado Bay Bridge. Sau đây là bài viết của ông về cây cầu nổi tiếng này.
***

Lời Phi Lộ: Sau những năm, tháng sống và làm việc tại Los Angeles và Orange County, nhân dịp anh Tôn Thất Duy thông báo miền San Diego có tuyển dụng nên tôi cũng nộp đơn xin di chuyển về làm việc tại thành phố này để thay đổi không khí. Đây cũng là cơ hội cho tôi tham gia vào công trình xây dựng và sửa chữa chiếc cầu Coronado Bay Bridge. Do đó có được bài viết này.

San Diego, vùng đất hiền hòa với phong cảnh của trời, đất, núi, biển bao la, hữu tình, khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Dân tình hòa nhã, cởi mỡ. Đây cũng là cửa ngõ du lịch quan trọng với nhiều khu giải trí nổi tiếng thế giới như: Sea World, San Diego Zoo, Balboa Park, Point Loma Cabrillo, Coronado Hotel mái đỏ, San Diego Old Town, khu Embecadero với chiếc tàu buồm Star of India ở Down Town…
Từ khu Little Saigon ở Orange County, các bạn chạy xa lộ số 5 về hướng nam khoảng hơn 100 dặm Anh. Dọc đường, bên phải là bờ biển xanh mát Thái Bình Dương, bên trái là núi đồi chập chùng của trại Thủy Quân Lục Chiến "Camp Pendleton" (đây cũng là cái nôi nơi người Việt đầu tiên tạm trú tại California đầu tháng 5-75) nên chắc chắn ai cũng sẽ rất thích với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ trên suốt cuộc hành trình trong những dịp nghỉ cuối tuần, hay nghỉ phép hàng năm. Chỉ lái xe qua khỏi phố chính San Diego khoảng 3 dặm thì chiếc cầu Coronado màu xanh nước biển nhạt nằm bên tay phải. Cầu nhô cao lên khỏi mặt nước hàng trăm thước như chiếc cầu vồøng (Rainbow) và với một cấu trúc rất đặc biệt. Khác hẳn với những chiếc cầu bình thường trên thế giới, cầu có hình dáng chữ L gần như thẳng góc 90 độ (nếu nhìn từ trên trời cao xuống) để tạo một độ dốc cao thích hợp cho những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm khổng lồ chui qua chân cầu, vào nằm ụ để sữa chữa bên trong các căn cứ Hải Quân Vịnh San Diego. Đây cũng chính là nơi đặt Bộ Tư lệnh Hải Quân Vùng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, kể cả các căn cứ ở vùng Hawaii, Honolulu cũng thuộc nơi đây.
Cầu Coronado nối liền từ vùng Bario-Logan, một khu phố cổ, nhỏ có truyền thống lịch sử trên hai trăm năm của người dân nguồn gốc từ Mexico đã định cư và lập nghiệp tại đây. Cầu Coronado chạy dài 2.12 dặm Anh (3.4km) nối qua bán đảo Coronado với những căn cứ Hải quân lớn nhất ở bờ biển Tây Nam nước Mỹ như căn cứ North Island Naval Air Station, căn cứ Hải Quân Thủy Bộ, căn cứ tàu ngầm đối diện bán đảo Coronado (phía bên Point Loma).
Cầu được khánh thành vào tháng 8 năm 1969, nay đã tròn 30 tuổi. Hàng năm có khoảng 25 triệu xe chạy qua lại trên cầu với 5 đường xe chạy. Đặc điểm là cứ sáng sớm là xe chạy từ bán đảo Coronado qua phố chính San Diego có 3 đường lằn và buổi chiều thì ngược lại hướng từ phố San Diego về bán đảo là 3 đường lằn xe chạy. Muốn làm thế, hằng ngày phải có chiếc xe chế tạo được đặc biệt để di chuyển những rào cản bằng bê tông cao 1.2m từ lằn số 2 qua lằn số 3 và ngược lại. Nhà thầu di chuyển những trụ bê tông này nếu trễ 5 phút sẽ bị phạt khoảng 10,000 đôla. Lý do là vì dân cư ngụ ở Coronado là những ông kẹ bự, tai to mặt lớn của Hải Quân Hoa Kỳ, nên họ không thích lái kẹt xe vì chuyện trục trặc kỹ thuật lẻ tẻ này.
Cầu Coronado có tổng số 54 vày (chân cầu). Từ trụ số 2 đến số 24 là nằm dưới nước mặt nước, và từ số 33 đến 54 là hướng về San Diego nối bắt đầu vào xa lộ 15 qua 6 hướng nhánh rẽ (connectors) chạy xuôi ngược bắc nam.
Xây dựng cầu Coronado khởi sự từ tháng 2, 1967 và hoàn tất cho xe chạy vào tháng 8, 1969 nhân 200 năm ngày thành lập thành phố San Diego, một thành phố cổ kính nhất của vùng Viễn Tây Hoa Kỳ. Chi phí xây dựng vào lúc đó khoảng 47.6 triệu Mỹ kim và để bù vào, ai chạy qua cầu này phải trả 1 dollar nếu muốn qua bán đảo Coronado, chạy về hướng San Diego thì khỏi trả tiền. Ai chạy "carpool" từ 2-3 người trở lên cũng được miễn phí luôn và được hướng dẫn chạy lằn bên tay phải. "Ông nội" nào chạy ẩu vào lằn này và qua mặt nhà nước sẽ được TV Camera thâu số xe và được gửi giấy phạt $250 về tận nhà. Nếu bạn chạy "solo" người viết bài này xin chỉ bạn chạy trên cầu Coronado này khỏi trả tiền: cứ chạy lằn bên trái, trước lúc vào trạm mãi lộ thâu tiền độ 500 thước là có chỗ "U" turn, bạn cứ tà tà vòng lại là bon bon thẳng đường về San Diego du ngoạn 1 vòng cầu miễn phí, thưởng thức cảnh trời, mây, nước và thành phố San Diego.


Dưới chân cầu Coronado bên vùng Bario-Logan là một câu chuyện kỳ thú, các bạn sẽ thấy rất nhiều bức họa trên tường (Mural) đã được thành phố San Diego ghi vào di tích lịch sử. Số là khi bắt đầu xây dựng cầu vào năm 1967, dân địa phương vùng này đã bất bình về cầu đã chia cắt vùng này thành nhiều khu vực, nhất là đoạn nối liền với xa lộ I-5, ngăn cách 2 khu vực Đông, Tây riêng biệt. Thêm vào đó những truyền thống hiền hòa của người dân trong vùng bị biến thái vì những bến tàu, kho bãi, cơ xưởng hải quân…
Khi cầu xây xong 1969, chính phủ tiểu bang dự trù sẽ thành lập một trạm cảnh sát tuần lưu xa lộ (CHP) dưới chân cầu, nơi Chicano park. Thế là dân địa phương đã bừng bừng nổi dậy, họ biểu tình, tranh đấu lập ủy ban bảo vệ xóm làng, và họ đã tự nguyện tự giác, dành dân chiếm đất, đào lỗ trồng cây, thành lập công viên Chicano park dưới chân cầu này. Chính quyền thành phố San Diego đã phải nhượng bộ và công nhận quyền làm chủ của người dân địa phương.
Từ đó họ tổ chức ngày Hội hàng năm vào giữa tháng tư, và nơi đây đã trở thành nơi hẹn hò, gặp gỡ của dân địa phương trong vùng. Cùng lúc đó ủy ban đã mời những họa sư nổi danh trên khắp nước Mỹ về Mural để phác họa trên những trụ cột bê tông dưới chân cầu (đúng là thành dân chiếm đất-chính phủ tiểu bang cũng phải chịu thua). Dân chúng tình nguyện đóng góp tiền bạc và công sức để mua sơn và vẽ những bức họa "Mural" mà các bạn thấy ngày nay. Sau này các nhà thầu sửa chữa chiếc cầu này phải đền $5000 dollars, nếu làm hư hỏng 1 square foot của bức họa "Mural". Thôi thì bọc lại bằng gỗ, ván cho chắc chắn trước khi đào mống cầu, để khỏi đụng chạm những cái rắc rối của cuộc đời.
Trở lại chiếc cầu Coronado, hàng tháng thỉnh thoảng có một vài người thất vọng vì chuyện đời không được vừa ý muốn nên đang dưng lái xe tới giữa cầu thì dừng lại ngon ơ, thản nhiên mở cửa xe và từ từ leo lên thành cầu nhảy từ trên cầu cao xuống dưới vùng biển xanh đậm trước sự chứng kiến của hàng ngàn người. Vì không có thiết kế parking ở trên cao giữa cầu, nên thôi thì 911, xe cảnh sát trên cầu, tàu cấp cứu dưới nước, kêu loạn xạ, cứ mỗi lần như vậy anh chị em làm việc bảo trì cầu lại khấn khấn vái vái, thêm một tên người nữa được ghi trên "sổ phong thần" của chiếc cầu Coronado này.
Cũng nhiều chuyện kỳ lạ vì chưa tới số, nhiều người nhảy cầu lại không chết, chỉ trầy trụa sơ sơ, gặp nước biển lạnh vào mùa đông lại kêu cứu inh ỏi, làm chúng tôi cũng cười. Sao chi rắc rối vậy, chắc hà bá cũng chê, thôi đi kiếm chỗ khác nhảy cho tụi tui nhờ.
Dưới gầm cầu có một lối đi bí mật, tụi tôi bảo là lối "mèo bò" Cat walk. Lối đi này uốn éo và treo leo trên không, đi hai người song song không lọt, muốn qua lại phải nhường nhịn nhau. Sàn thì bằng sắt có lỗ thông nên nhìn xuyên xuống sẽ thấy mình chênh vênh, ở trên 200 feet gió lùa tốc từ đít chạy lên đầu cũng đến lạnh gáy. Đàn bà mặc váy mà qua đây thì tha hồ mà nghe gió hú. Thỉnh thoảng lù lù đài ra-đa của chiếc hàng không mẫu hạm hiện ra dưới chân làm cũng giật mình vì khi không lại được đứng trên đầu trên cổ hạm trường của US Navy.
Việc đi lại trên "Cat-walk" này cũng khó khăn, lâu lâu phải cúi đầu vì không thì sẽ bể đầu, sứt trán tuy có mang nón cứng, nhưng cũng đập đầu rầm rầm là chuyện thường. Hơn nữa, đi một mình mấy miles nên cũng nguy hiểm, có mệnh hệ nào thì cũng chẳng có ma đến cứu. Do đó, chúng tôi ai nấy được phát điện thoại cầm tay (cellular) để nhỡ có gì kêu 911. Không phải ai cũng được đi trên lối "Mèo bò này, chỉ có nhân viên cơ hữu bảo trì cầu và công nhân sửa chữa cầu mới có quyền đi lại mà thôi.
Đến giữa vịnh thì có 1 khu đặc biệt ở xung quanh trụ cầu số 20. Một lan can chạy xung quanh chân, với cầu gió thổi lồng lộng bốn mùa, nhìn xa xa thấy biển rộng bao la, thành phố San Diego nhô cao thật là khung cảnh hữu tình, mát mẻ tâm hồn. Tôi tự nhủ thật mình có diễm phúc được làm việc tại đây vì thiên hạ phải tốn tiền để đi du lịch thắng cảnh San Diego, còn mình thì hàng ngày được ngắm cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp, lại được trả lương nữa.

Lời kết:
Khi nói đến San Diego, phải nói đến ngài Junipero Serra, người lập ra tu viện dòng San Francisco đầu tiên ở San Diego-Mission de Alcala năm 1769.
Nhìn từ ban công nhà tôi hằng ngày ngó qua chiếc nhà thờ cổ kính này, với ba tháp chuông, quét vôi trắng xóa và cảnh trí thật nên thơ, bên cạnh là ngôi mộ lặng lẽ của cha Serra. Cứ đúng 6 giờ chiều là chuông nhà thờ đổ xuống, ngày thường cũng như ngày lễ.
Mọi nhà viết sử đều nhắc đến cuộc đời vị tha của cha Serra, là tấm gương sáng hấp dẫn những người đến sau và chọn San Diego làm quê hương. Không phải chỉ vì khí hậu San Diego ôn hòa, mát mẻ, ít bị thiên tai, động đất, cửa biển San Diego thuận tiện, an lành, mà nhân tình tại đây cỡi mở, hòa nhã, một phần là do ảnh hưởng của cha Serra khi ngài còn sống. Lúc ngài mất, người dân San Diego, đa số là người bản xứ (Indians) đã thương khóc ngài.
Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa là những yếu tố thuận lợi đã giúp San Diego phát triển và là một trong những đô thị đẹp nhất của Hoa Kỳ, trong đó chiếc cầu Coronado là một đặc điểm biểu tượng của thành phố San Diego dễ thương này.
TRẦN ĐỨC HỢP

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến