Hôm nay,  

Một Chút Tình Riêng

22/06/200200:00:00(Xem: 167423)
người viết: Dương Hoàng Yến
Bài tham dự số: 2-574-vb30618


Dương Hoàng Yến đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên đăng trên Việt Báo vào dịp Mother’s Day 2001. Sau đây là bài viết thứ hai của cô. Yến cho biết cô hiện là sinh viên y khoa năm thứ nhất.

*

Hít một hơi thở thật sâu, Phụng Vân lại tiếp tục trầm ngâm giửa khung cảnh yên tỉnh. Ánh hoàng hôn nhẹ nhàng phản chiếu trên bóng biển thênh thang. Lấp lánh trong dòng nước là nhửng nhịp điệu quay cuồng của biển về đêm. Vân yêu biển, yêu cái hải hùng êm diụ cuả biển. Yêu cái mận mà xanh xao, và Vân củng yêu biển vì anh.
Căn nhà cuả anh nằm bơ vơ trên đồi cao hun hút. Bên phải phiá phòng cuả anh có một khung cửa nhỏ để đêm đêm anh có thể nhìn ra biển mà nhớ đến Vân, hoặc một ai nào đó. Cha mẹ anh mới định cư tại Mỹ được khoảng 6 tháng sau khi anh tốt nghiệp trường đại học với tấm bằng vinh dự trong tay. Mang theo hơn mấy trăm cây vàng ở Việtnam, họ mua một căn nhà khang trang lộng lẩy nằm trơ vơ trên đồi , dù cho gia đình anh chỉ vỏn vẹn có 3 người.
Khuôn mặt xuất hiện ở nhà anh thường xuyên là cô Út. Mổi khi Vân ghé thăm là nhìn thấy cô Út ngồi hàn huyên với cha mẹ anh. Cô thao thao bất tuyệt về chuyện cô không muốn chồng con vì sợ ảnh hưởng chuyện học hành cuả anh. Thế nhưng cả tiểu bang này ai cũng biết chuyện cuả cô bị thằng thợ của mình vơ vét hết tình cảm và tiền bạc. Hắn cao bay xa chạy bỏ lại cô mòn mỏi đợi chờ. Thế nhưng cô vẩn làm như cha mẹ anh hay không biết điều chi, thỉnh thoảng cô lại ghé nhà xin chút vốn làm ăn. Thấy thế cha anh mổi lần gặp cô út thì bảo :
-Thì mày dọn qua nhà anh chị ở cho vui. Thằng Huy đi làm xuyên suốt luôn, tao với chị hai ở nhà củng chán lắm.
Cô út khẻ cười rồi qua loa : "Em định đi tiểu bang khác làm ăn, xin anh chị chút vốn thôi chứ không dám phiền hà. Anh chi cũng biết tiền bạc em có đều cho thằng Huy ăn học hết rồi, đâu có gìử được là bao."
Anh ngồi lặng yên trong phòng không nói năn chi hết. Vân nhào
đến anh và nở nụ cười toe toét: "Chuyện gì đây, không thích cô Út hả" Bả nuôi anh ăn học đó nhen."
Anh mỉm cười nói: "Có mới nói nha cô bạn, em có biết ngày xưa ba anh đưa cô Út bao nhiêu tiền để Út bảo lảnh anh qua Mỷ không" Anh sang đây theo diện con thất lạc của cô út đó. Tiền của cô Út mở tiệm là cuả ba anh gửi qua thôi."
Vân không nói gì chỉ nhìn anh lo lắng. Cô ôm lấy anh và kéo anh xuống phòng ăn. Cô lôi lôi kéo kéo anh như thế nào mà chúng phải mẹ anh khi bà đang dọn cơm. Mẹ không nói gì, chỉ lặng lẻ nhìn Vân rồi bước đi. Vân chạy ù theo sau và khẻ hỏi: "Bác có sao không" Có cần phụ gì thì bảo cháu nha ok""
Bà thở một hơi dài rồi nói "Ok hay không ok thì có sao đâu nào. Các cô các cậu lớn lên ở Mỹ cho nên không còn phép tất gì hết."
Vân cuối đầu bưng tô canh ra bàn. Anh và ba anh đang ngồi tâm sự bên khói trà vi vút. Nhìn xuống bàn ăn Vân vô cùng sượng sùng. Cô bị dị ứng món mắm chưng hột vịt từ nhỏ cho nên cô không dám đụng vào. Cô khẻ lắc đầu khi anh gắp cho Vân miếng mắm. Mắt mẹ anh di chuyển từ anh sang cô rồi chậm rải hỏi:
-Không ngon hả cô"
-Dạ bác, cháu bị dị ứng mắm.
Ba anh hiền lành bảo :"Vân, con ăn canh nha con."
Vân nhoẻn miệng cưới giả dối và cuối xuống ăn cho hết chén cơm. Mẹ anh
thấy thế lại bảo ;
-Cô không biết nấu đồ ăn cuả Việtnam lại không biết ăn đồ ăn thuần tuý của ngườI Việt nửa, rỏ khổ con tôi nhỉ.""
Anh vẩn chăm chú nói chuyện với ba anh, bỏ lại Vân với ánh mắt khó chịu cuả mẹ đang hưóng về cô. Vân dọp dẹp xong chén dỉa là xin phép về ngay. Trong long cô nghe một nổi sầu nặng triũ và cảm thấy mối quan hệ cuả anh và Vân bắt đầu có trở ngại.
Vân quen được anh trong một lần anh đến mua hàng cho tiệm uốn tóc của cô Út. Vân sống với con nhỏ làm tiệm với Vân. Vân cùng mẹ vượt biên qua Mỹ sau khi cha của Vân qua đời trong trại cải tạo. Mẹ Vân sau đó cũng bịnh mà qua đời cho nên Vân bương chảy một mình trên xứ lạ quê người khi mới 20 tuổi.


Trời hôm nay không trăng sao cho nên đường vào nhà cuả Vân thêm xa vời vợi. Con Mai share nhà vớI Vân đã ngủ tự bao giờ. Phòng cuả nó chi chit nhửng tấm hình cuả thằng bạn trai nhuộm đầu vàng như trái cam chin héo. Cô thả người xuống theo những dòng lệ đang tua ra trong đôi mắt sâu thẳm. LờI cuả má anh nói không còn xuyên tạc nửa mà đã nhắm thẳng vào cô.
Cô ít tới lui với anh hơn vì sợ má anh khó chịu. Hôm đó Vân đến phụ anh treo vài tấm tranh mà anh mới mua được. Vân định chạy đi kiếm anh để nhờ anh phụ. Vân vừa ra khỏi phòng thì đã nghe tiếng cuả mẹ anh vang lên từ phòng bên cạnh
-Mẹ bảo con rồi, hai đưá không có hợp mà con không nghe mẹ.
-Mẹ à, Vân hiền lắm lại mồ côi nưả.- Anh từ tốn đáp.
-Đúng thế, thì số nó là sát cha sát mẹ. Mai mốt mẹ sợ nó sát luôn con đó con à.
-Mẹ nói chuyện ghê gớm dậy.
-Ghê lắm sao con, nuôi con ăn học đàng hoàng, mẹ thiệt không muốn chuyện gì xảy ra trên người con đâu. Mẹ quên nưả, mẹ có đưá con bà bác sỹ ở Việtnam muốn sang Mỹ. Nếu con đồng ý, người ta trả 30,000 dôla cho con. Về bên ấy cưới hỏi rồi đem sang đây.
-Trời, chuyện dậy cũng làm đựơc sao mẹ"
-Sao không. Con gái Việtnam đẹp người đẹp nết. Chứ con mà lấy cở Vân thì có nước con hầu nó.
-Thì mình về Việtnam rồi tính mẹ ơi.
Vân như một pho tượng không biết còn nhút nhít gì được nửa. Cô lặng lẻ trở về phòng anh và nhìn môn glung ra biển. Cô bâng khuâng không biết làm sao. Cô biết cô không có bản lảnh dành giựt Huy trong tay một người mà mẹ anh đả chọn. Cô vô tư để bức tranh trên tay xuống và ủ rủ ngồi bên khung cửa. Dáng Huy nhẹ nhàng ngồi xuất hiện trước mặt cô, anh dịu dàng vuốt tóc Vân và bảo "Anh sẽ về Việtnam với cha mẹ anh trong dịp hè."
"Anh về bển cứơi vợ mà, em biết" Vâm mỉm cười tinh nghịch cố che dấu đi dòng lệ sắp tuôn ra.
"Bậy bạ em!"
"Em nói chơi thôi. Nếu mà anh có làm gì đi nửa em củng không trách anh đâu. Nếu thương được người ta thì cưới ngườI ta lấy phước nha anh."
"Anh không biết, sao em lại nói như dậy""
"Không có gì. Thôi em về nha anh!"
Vân trở về nhà và không muốn gặp anh nữa. Vân muốn cho anh có thời gian suy nghĩ chín chắn về chuyện này. Ngày anh về Việtnam, Vân không ra tiễn anh. Con Mai ngồi ăn mì gói, nhìn Vân rồi lắc đầu bảo:
"Mày có biết nó là kỹ sư không" Nó chưa bỏ mày mà mày bày đặt hả. Tao chưa thấy ai như mày hết. Thương nó mà cho nó về Việtnam thì kể như héo đời rồi em. "
"Mai, tao còn làm gì bây giờ. Má ảnh đã dàn xếp hết rồi. Tính tình anh Huy lại không đủ cứng rắn nưả chứ. Tao sợ anh về lại đây rồi bỏ tao thì tao càng buồn hơn nửa."
"Chuyện dậy chỉ có quái vật như mày mới làm được thôi Vân."
Vân không nói gì
chỉ thẩn thờ nhìn xa xăm.
*
Sau những buổi đi làm vể, Vân thường đi dạo quanh bờ biển. Vân lang thang quanh nhà anh như tìm lại hơi ấm cuả anh. Trong nhà anh hôm nay xuất hiện ánh sang tưng bừng. Anh đã trở về và quên đi Vân. Hiít thêm 1 hơi thở dài nửa và Vân quyết định ra đi.
Sau bốn năm trời xa vắng, biển vẩn trong xanh như thưở nào. Đoàn ngươì tấp nập dìu nhau trên bờ biển để lại vô vàng nhửng dấu chân trên làn cát mịn. Từ dạo cô ra đi đến nay vẩn không gì thay đổi. Vân lại càng không đổi thay, một lần tình vở chẳng đáng để cô yêu một ai thêm. Cô khẽ duổI thẳng tay ra và tựa vào gốc dừa gần đó. Một trái banh từ đâu bay đến trúng vào cáng tay cô. Cô nhặt trái banh lên và ngó quanh quẩn. Con bé miệng cười chum chím từ đâu bước ra chào cô và tho thẻ nói: "Cô ơi, trả banh lại cho cháu."
Vân mỉm cười đặt trái banh lên lòng bàn tay xinh xắn cuả con bé. Một ngươì phụ nử trạc tuổi Vân từ xa bước đến và khẻ cuối đầu chào cô và quay sang đưá bé bảo "thế Phụng Vân có cảm ơn cô chưa""
"Dạ có mẹ !"
"Thôi mình đi, kẻo ba Huy chờ nha con."
Hai bóng người khuất dần dưới hàng người qua lại trên biển,. Vân nép mình vào trong bóng cây như chờ đợI sự bao dung. Cô không biết nên cười hay khóc trước cái tên mà anh đả đặt cho con anh. Vân lại càng không biết anh đã xem Vân như một niềm vui cuả đời anh hay chỉ là chút niềm riêng còn chưa tỏ bày.
DƯƠNG HOANG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến