Hôm nay,  

Thưa Mẹ Con Là Người Việt Nam

17/06/200200:00:00(Xem: 157893)
Người viết: Thi Thiên
Bài tham dự số: 2-569-vb50613
Tác giả tên thật là Phạm Nguyên Thu Thảo, 26 tuổi, cư trú tại Tacoma, WA. Cô tốt nghiệp cử nhân tại Washington State University, nghề nghiệp hiện tại là Human Resources Specialist. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba
của cô. Mong Thi Thiên sẽ tiếp tục viết thêm, đặc biệt về những kinh nghiệm trong ngành mà cô đang phục vụ.


"Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn"
Ca dao
Nhiều người hỏi tôi: "Bạn là người gì""
Tôi trả lời: "Tôi là người Việt Nam".
Lúc còn học ở trường, hay ngay khi đi làm cũng vậy, có dịp là tôi kể về văn hoá người Việt, phong tục tập quán người Việt cho mọi người chung quanh nghe. Không phải tôi khoe khoang gì, nhưng đó là tổ tông, là cội nguồn của tôi, nên tôi phải giữ lấy.
Có lần trò chuyện với Dr. Smith, thầy dạy tôi lớp kinh tế học.
Tôi nói: "Văn hoá Việt Nam khác với văn hoá Mỹ nhiều lắm, người Việt Nam rất trọng chữ Đức, tức là đức tính, đức hạnh. Vì thế nên có câu
Tiên Học Lễ Hậu Học Văn.
Trước tiên phải học lễ nghĩa rồi sau đó mới đến học chữ . "
Ông Smith cười thích thú: "Ý nghiõa sâu sắc quá!"
Dr. Smith còn nói ông có người con nuôi là người Việt Nam tên Thịnh, nhưng chưa bao giờ nghe Thịnh nói đến điều này. Dr. Smith nhờ tôi viết ra tiếng Việt rồi chỉ ông đọc tiếng Việt, ông có vẻ thích thú lắm. Tôi cũng rất tế nhị, không chê bai gì văn hoá Mỹ, chỉ nói sơ qua rằng, tôi thấy trường học ở Mỹ ít để ý đến hạnh kiểm của học sinh, nhất là trung học. Thầy Smith cũng đồng ý với tôi điều đó. Ông cũng không quên khen Thịnh, người con nuôi gốc Việt của ông rất ngoan, chăm chỉ học hành, thỉnh thoảng giúp ông làm vườn lúc rảnh.
Phần lớn người Việt mình thành công trên đất Mỹ nhờ vào đức tính tốt đẹp như cần cù, chăm chỉ, chịu khó. Tôi thấy ở trường học cũng như ở hãng, ở sở làm, đa số người Việt Nam làm chăm chỉ, cần cù hơn người Mỹ.
*
Nhớ mấy năm về trước, tôi học lớp văn học với những tác phẩm nổi tiếng của Shakespeare. Đối với tôi lớp này thật rất khó, nhưng vì yêu thơ văn của ông, nên tôi cố gắng học. Có những tác phẩm, người Mỹ đọc một hai lần đã hiểu, còn tôi, phải đọc đến bốn năm lần. Có những từ không hiểu, tôi lật tự điển, nhưng khổ nỗi ông Shakespeare thích dùng từ cổ nhiều, nên tự điển cũng không có những từ ngữ của ông. Tôi phải mua sách để tham khảo thêm. Có những đoạn văn khó hiểu, tôi tìm gặp ông thầy nhờ giải thích dùm.
Tôi học vất vả hơn người Mỹ nhiều lắm. Có hôm tôi thức suốt đêm để hoàn tất bài luận văn cho kịp giờ nộp.
Càng khó hơn là giờ final exam, thầy cho viết bài ở lớp thời hạn hai tiếng đồng hồ.
Trong khi đó mới có 30 phút hay là 1 tiếng, người Mỹ đã nộp bài. Tôi chẳng ngại ngần gì, ngồi viết cho đến hết giờ mới nộp. Ai ngờ, hết khóa học, nhà trường gởi bản điểm về nhà, tôi thấy 4 chấm tròn.
Sau này, tình cờ tôi gặp lại thầy dạy thơ văn Shakespeare và cô giáo dạy English trong một buổi ca nhạc do nhà trường tổ chức. Hai người bắt tay tôi chào hỏi, rồi người này giới thiệu với người kia tôi là học sinh xuất sắc của họ. Tôi thấy tràn ngập niềm vui!
Thực ra, tiếng Anh đâu có dễ. Có người nói được tiếng anh nhưng chưa chắc nói đúng và viết hay. Có người viết hay nhưng chưa chắc nói lưu loát và nói đúng. Chính người Mỹ, có người cũng đồng ý rằng tiếng anh khó. Sống trên đất Mỹ, học tiếng Mỹ, nói tiếng Mỹ để sinh sống là phải lắm, mình phải hòa nhập vào cuộc sống của họ. Nhập gia phải tùy tục. Có tên Mỹ, quốc tịch Mỹ là những điều kiện để mình có thể sinh hoạt dễ dàng hơn, và có thêm nhiều cơ hội để thành công.
*
Song song với sự cố gắng hòa nhập vào nền văn hóa Mỹ, việc bảo tồn văn hoá Việt, gìn giữ tiếng Việt
là một chuyện không thể thiếu. Ba mẹ tôi thường nhắc nhở rằng "văn ôn võ luyện", học Anh Ngữ, nhưng đừng bao giờ bỏ quên Việt Ngữ.
Các bạn
trẻ qua Mỹ lúc nhỏ xíu, hay được sinh ở Mỹ, để nói được tiếng Việt quả thật khó khăn cho họ.
Tôi có dịp tiếp xúc với những bạn trẻ ấy, có người tâm sự rằng học tiếng Việt không khác gì học một ngoại ngữ khác, khó quá. Tôi chỉ khuyên họ nên nói tiếng Việt với người Việt, hay cố gắng tham gia những lớp học Việt Ngữ do cộng động người Việt ở địa phương tổ chức, hoặc mướn video tiếng Việt về nhà coi. Người Việt thường hay nói "có chí thì nên" hay "có công mài sắt có ngày nên kim".


Nếu như chúng ta thực sự có chí muốn làm điều gì, cho dù điều đó có khó đi bao nhiêu nữa, chúng ta cũng có ngày thành công. Bằng chứng là biết bao nhiêu người Việt qua Mỹ vào tuổi đã trưởng thành, vậy mà họ vẫn học được tiếng Anh và thành công trên xứ người.
Mình là người Việt mà không nói tiếng Việt, quả thật là điều đáng tiếc, phải không các bạn"
*
Đối với bản thân tôi, càng cố gắng trau dồi Anh Ngữ hay học hỏi những ngoại ngữ khác, tôi càng thấy yêu tiếng Việt hơn. Quên sao được, những câu chuyện cổ tích, đầy những lời khuyên dạy như "sự tích bánh chưng bánh dày, sự tích cây vú sữa" ...quên sao được những câu ca dao ngọt ngào, tha thiết, Mẹ hát ru tôi lúc còn tấm bé:
"Ầu ơ...ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềng khó đi
Khó đi Mẹ dắt con đi
Con thi trường học,
mẹ thi trường đời"
Rồi sau này lớn lên, tôi học phân tích, bình luận những câu cao dao Việt Nam như:
"Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm
lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục
đau lòng cò con."
Câu ca dao ấy nói đến đức tính hy sinh của người mẹ, luôn nghĩ đến thế hệ sau, thế hệ con mình. Khi chết người mẹ không sợ hãi, không đòi hỏi hay van xin bất cứ điều gì, mà chỉ yêu cầu được chết cho trong sạch để con mình được tiếng thơm.
Ba mẹ tôi cũng đã hy sinh cho chị em chúng tôi nhiều lắm. Những năm ba tôi bị tù đày ở trại cải tạo chính trị của Cộng Sản, mẹ tôi đã không quản khó nhọc, đã hy sinh tất cả để chị em chúng tôi được học hành. Đời mẹ có biết bao cay đắng nhọc nhằn, biết bao nỗi bể dâu, nhưng mẹ vẫn dành thì giờ dạy cho tôi từng li từng tí:
"Mẹ dạy cho con
từng lời nói bước đi
Mẹ dạy cho con cầm cây bút chì
Mẹ dạy cho con vòng tay kính cẩn
Cúi đầu chào thưa gởi mỗi lần đi ..."
Bốn câu thơ này được trích trong bài thơ "Mẹ Mãi Là Mùa Xuân" của Nguyễn Sĩ Long.
Cảm ơn tác giả đã nói hộ tôi những hình ảnh tốt đẹp của Mẹ. Người Mẹ Việt Nam có những cử chỉ, dạy dỗ ân cần, mang nặng truyền thống văn hoá dân tộc quá đỗi yêu thương. Tôi rất kính nể những bà mẹ, những gia đình ở Mỹ, dạy con, dạy cháu, vòng tay cuối đầu chào hỏi khi có khách đến nhà. Đó là hình ảnh rất đẹp, rất đáng phát huy ở xứ người.
*
Có hôm ngồi nghe ba mẹ kể chuyện xưa chuyện nay..., tôi cảm thấy thế hệ của tôi may mắn hơn thế hệ của ba mẹ tôi rất nhiều. Ngày xưa ba mẹ phải lo âu, mất ngủ khi nghe tiếng đạn bom, pháo kích, xót xa nhìn những ngôi nhà lửa cháy, những xóm làng tan nát, những con đường đầy xác chết. Tôi thấy mình may mắn quá. Tôi không phải chứng kiến những cảnh chết chóc, chia ly, bi đát.
Tôi không bị tù đày như ba, không bôn ba vất vả như mẹ... Rồi nơi đây, tôi có cả một tương lai dài phía trước, trong khi đó ba mẹ tôi tuổi đã già.
Có những đêm tôi nhìn thấy mẹ không ngủ, mở cửa sổ nhìn ra bầu trời. Mẹ đang nhớ quê hương, nhớ ngôi nhà, mảnh vườn, nhớ cây chanh, cây nhãn, cây vú sữa..., nhớ những người dân nghèo, đói rách quanh năm.
Tôi thật sự hiểu được ba mẹ, hiểu được nỗi lòng của người viễn xứ...
Ai lớn lên chẳng có một khung trời để nhớ, một thời... dĩ vãng khó quên.
Tuổi thơ của tôi là những chiều thả diều bay trước gió, đuổi bướm hái hoa.
Nơi tôi sinh ra và lớn lên là mảnh đất miền Trung, sớm nắng chiều mưa, có dòng sông Thu Bồn bên lở bên bồi, nhưng lòng tôi sao quá mến yêu. Có phải chăng nơi ấy đã giữ dùm cho tôi biết bao kỷ niệm của tuổi dại khờ. Mười hai năm làm học trò thơ dại, vô tư bên đèn sách, hồn nhiên với chúng bạn bên trang vở trắng tinh khôi.
Rồi một ngày chiều đông giá lạnh, tôi đến nơi này.
Nước Mỹ mở rộng bàn tay nhân đạo cưu mang tôi. Trên đất lạ xứ người, tôi cố gắng học hỏi để hòa nhập vào cuộc sống mới, cuối cùng tôi cũng đạt được những thành quả tốt đẹp.
Tôi có cơ hội để hiểu hai nền văn hoá, hai ngôn ngữ chính, nhưng tôi chỉ mang một dòng máu, đó là dòng máu Việt, và chỉ có một cội nguồn để quay về, đó là đất nước tôi, quê hương tôi, hai tiếng Việt Nam.
Ba mẹ kính yêu ơi! Con cầu mong ba mẹ vẫn hoài khỏe mạnh, để con được nghe những câu chuyện, những lời dạy dỗ, nhắc nhở của ba mẹ.
Con hiểu rồi thưa ba mẹ: "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn". Con sẽ khắc ghi những gì ba mẹ dạy và sẽ mang theo như một hành trang vào đời. Để rồi, cho dù con ở đâu, đi đâu con mãi mãi là người Việt Nam.
Tacoma, 5/ 2002
Thi Thiên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,135,810
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến