Hôm nay,  

Di Vật Của Mẹ

17/06/200200:00:00(Xem: 142436)
Người viết: Mai Nguyễn
Bài tham dự số: 2-562-vb50606
Tác giả Mai Nguyễn, 47 tuổi, cư trú tại Garden Grove, CA. Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, là giáo viên trường Tân Thuận Nhà Bè, qua Mỹ diện bảo lãnh năm 93. Công việc hiện nay: giữ trẻ.


Lâu lâu tôi thấy Thảo leo lên gác nhỏ mở cái rương gỗ và ngồi hằng giờ cầm từng vật coi rồi cất kỹ đi, trong đó có đủ tất cả những di vật của mẹ chị để lại cho chị khi chị mang về từ căn nhà chị sống hơn 20 năm trước khi cha mẹ chị quyết định bán căn nhà đó.
Có bức tranh bằng sơn nước nhìn thật đơn sơ có lần dọn nhà tôi định cho hội từ thiện thì chị la lên nói "Đồ này của mẹ chị có khi bà còn làm trong Hội Đồng Thập Tự lúc chiến tranh thứ hai xảy ra". Bức tranh thật ra là do một gia đình Do Thái tặng cho mẹ chị khi bà tìm được tin tức thân nhân của họ bị thất lạc trong thời gian chiến tranh. Bà không muốn nhận nhưng họ năn nỉ mãi bà mới nhận, bức tranh sơn nước đơn sơ đẹp từng nét. Sau này tôi mới biết hai bức tranh đó đáng giá vô cùng vì người vẽ có tiếng trong thời kỳ chiến tranh thứ hai và đã bị chết trong hỏa từ Đức Quốc Xã.
Có tấm khăn thêu chỉ vàng mà mẹ chị được Trung Quốc tặng cho trong thời kỳ bà làm cho Tòa Đại Sứ Mỹ sau chiến tranh thứ hai. Tấm khăn lồng trong khung kính và có miếng giấy viết về lịch sử miếng khăn đó. Có bộ trà làm bằng tay mỏng dính điêu khắc con rồng và mỗi đáy ly có hình Queen England do mẹ chị để lại. Có những bức tượng bằng gỗ điêu khắc tỷ mỉ mẹ chị mang về từ Thái Lan và Miến Điện.
Có chiếc áo sườn xám may bằng vải gấm Trung Quốc thêu chỉ vàng thật đẹp. Có chiếc khăn bàn mẹ chị còn thêu dở dang, có những miếng vải mẹ chị cắt từng miếng cho chiếc áo mà bà không có thì giờ rắp nối, có những post card mà bà collect từ thời chiến tranh thứ hai cho đến khi bà bị bệnh ung thư qua đời. Có những card thư viện khi bà còn nhỏ, có chồng thư của bạn bè viết từ những quốc gia khác gởi cho mẹ chị đã được bà cất rất kỹ. Có những tờ note bà viết bằng tay thật cũ kỹ.


Có những tấm hình bà chụp trong suốt thời gian bà còn sống. Còn nhiều nhiều lắm, nó được chị cất kỹ trong cái rương bằng gỗ của mẹ chị để lại. Cái rương cũng là một quà tặng của Trung Quốc cho mẹ chị, chị quí mỗi vật bằng nhau không có di vật này có giá hơn di vật kia. Ngay đến cái sleeping bag cũ kỹ bạc màu lúc đầu tôi không hiểu rõ định cho Good will may mà chị về kịp thời lấy lại. Lúc đó chị mới cho tôi biết rằng cái sleeping bag bạc màu đó là mẹ chị mua cho chị khi chị đi camping còn nhỏ, chị quí nó và gói kỹ vì nó là những gì chan chứa tình mẹ vô bờ bến.
Mỗi lần nhìn thấy chị leo lên căn gác nhỏ ngồi từng giờ lục từng món quà ngắm ngía rồi lại cẩn thận cất lại, tôi biết những lúc đó chị đang nhớ mẹ chị lắm, gương mặt chị không có những hàng nước mắt chảy dài, nhưng đôi mắt có những vui buồn lẫn lộn. Đôi khi tôi cùng chị mở rương coi lại di vật. Có khi chị cầm một bức hình và có thể kể cho tôi 1 câu chuyện về mẹ chị, chị không cầm tờ note. Những câu chuyện chị đã nhớ từng chi tiết trong tấm khảm.
Có lần chị tìm được cách làm cari của người Miến Điện, chị mừng rỡ lắm vì món này mẹ chị thường làm cho chị ăn khi bà có dịp về thăm chị. Món cury có chuối, có dừa bào, có dưa leo, có đậu phọng, món ăn cầu kỳ của người Miến Điện. Tôi theo đó làm cho chị ăn và chị vừa ăn vừa khóc vì nó làm chị nhớ đến mẹ chị.
Nhìn thấy chị tôi mới biết tôi còn may mắn vì mẹ tôi còn bên cạnh tôi. Tôi bắt đầu lục tìm những mảnh giấy mẹ tôi viết cho tôi và cất vào chiếc hộp giấy, những tờ giấy có khi bà dặn dò tôi, có khi là trách mắng tôi. Tôi bắt đầu biết rằng sau này nó sẽ là vật vô giá vô cùng.
Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,976,760
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến