Hôm nay,  

Galveston Island: Lễ Hội Kapa

17/06/200200:00:00(Xem: 177959)
Người viết: Phan Tịnh Tâm
Bài tham dự số: 2-559-vb80602
Tác giả Phan Tịnh Tâm, sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, đoàn tụ gia đình năm 1993, hiện cư trú và làm việc tại Los Angeles. Trong bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà Tâm kể lchuyện sang Texas, đến tận Galveston Island thăm người bạn thân. Lần này, bà kể thêm về một lễ hội đặc biệt tại đảo.
+++
Hằng năm Galveston Island có lễ hội đặc biệt vào cuối tuẩn lễ thứ 3 của tháng tư, đó là lễ hội Kapa. Người Việt định cư ở đảo này vẫn gọi đùa là "tháng tư đen" vì ngày đó thanh niên nam nữ Mỹ đen tại địa phương và các tiểu bang lân cận tụ họp về vui chơi.
Vợ chồng cô bạn thân của tôi là Phụng có cửa tiệm ở đây. Nhờ sang thăm bạn, theo bạn ra cửa hàng, nên tôi được dịp biết tới ngày lễ đặc biệt này.
Từ thứ sáu, từng nhóm nam nữ Mỹ đen ở tiểu bang xa đã có mặt tại Galveston.
Để có đủ hàng hoá bán trong ngày lễ Kapa, trước đó nửa tháng anh em nhà cô bạn
Phụng đã lo chuẩn bị đủ thứ, như rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, đồ dùng cá nhân và nhất là máy hình và phim chụp hình chất đầy hai tiệm 24 và 29, chả giò, corn dog cũng đã mua về sẵn cách đó mấy ngày.
Nói là lễ hội nhưng thật sự chỉ là ngày để nam nữ Mỹ đen dạo chơi trên biển ăn uống, ca hát, tắm biển. Mấy ngày lễ Kapa cảnh sát đi tuần nhưng những vụ vi phạm trật tự lớn cảnh sát mới làm việc còn không thì lờ hết. Dọc hai bên lề đường những xe bán thịt nướng và đồ lưu niệm tràn ngập khách. Trên 30 ngàn người dự lễ hội Kapa trên biển, tụ điểm chính ở ngã ba đường Martin Luther King và Seawall, nơi vợ chồng bạn tôi đứng tiệm.
Sáu giờ sáng thứ bảy, ngày chính của lễ hội, Phụng và anh Sơn đã có mặt ở tiệm. Phụng lo chiên chả giò, nướng corn dog sẵn sàng bán cho khách, anh Sơn thì lo chất bia, nước ngọt…cả hai người thao tác rất nhanh để kịp mở cửa tiệm vì khách hàng đã xếp hàng dài chờ mua.
Theo luật của Texas, tiệm Lipuor 10 giờ sáng mới được mở cửa, 9 giờ tối đóng cửa, chủ nhật và ngày lễ lớn không được bán rượu, 10 giờsáng anh em Sơn mở tiệm rượu, ngày đó phần đông khách mua hào phóng không để ý giá cả, cả ba anh em nhà Phụng để sẵn bánh nước bên cạnh vừa ăn vừa bán, ngoài đường từng nhóm khách tay cầm thịt nướng, tay cầm rượu, bia vừa ăn uống vừa nhảy nhót ca hát, các cô gái đi dạo trên biển một số ăn mặc kín đáo ít bị các cậu làm phiền, một số mặc đồ tắm thì coi như… của chung, máy và phim chụp hình bán không kịp.
Một số thanh niên đứng quây vòng tròn như một phóng tắm dã chiến, cô gái mặc đồ tắm đang đứng ở giữa, máy chụp hình từ tay các chàng trai bấm liên tục, cô gái ở giữa vòng có cái gì hấp dẫn các chàng trai"
Chắc chắn là có và đó là tiết mục hấp dẫn làm cho lễ hội Kapa có thêm nhiều thanh niên nam nữ tham dự.
Nhìn Phụng tất bật bán hàng, tôi nhớ lại những ngày còn ở Việt Nam.
Trưa hè nắng, tôi và Phụng lúc đó khoảng 12 tuổi, buổi trưa hay sang chùa lượm bông sứ, một lần nghe tiếng la từ nhà bà Chín Hoa bên kia đường:
- Hai con quỷ cái trưa nào cũng vô chùa, bộ muốn vô hãm mấy thầy hả"
Hai đứa chưa kịp hoàn hồn vì tiếng la thì thằng Trọng bạn cùng xóm chúng tôi tiến tới trước mặt bà Chín Hoa:
- Ê! Bà ăn chay niệm Phật sao dữ và hỗn quá vậy, tên bà là Chín nhọn mới đúng, Hoa với Huê gì bà.
Từ đó cả xóm từ già đến trẻ con đều kêu bà là Chín nhọn.

Tết vừa rồi về Việt Nam Phụng đã tìm đến nhà Trọng ở Long Thành để thăm. Mấy mươi năm mới gặp lại cả hai đầu đã bạc nhưng vẫn mày tao, Trọng ở rẫy nhưng không thiếu gì, Phụng chỉ tặng bạn chai rượu mang từ Mỹ về. Gặp mấy ông bạn đi ngang nhà, Trọng rủ: Tối tụi bây đến nhà tao nhậu, tao có "con nhỏ bạn" từ Mỹ về cho tao chai rượu. Phụng và vợ Trọng cùng cười vì tiếng "con nhỏ bạn".
Bán hàng đến 9 giờ tối, Phụng đã mệt muốn khờ câm và anh Sơn thì kéo lê chân vì quá mỏi. Đóng cửa tiệm Lipuor xong vợ chồng cô em sang bán thay chúng tôi và cô em sẽ bán suốt đêm hôm đó, sáng hôm sau chúng tôi ra thay.
Từ chiều chủ nhật một số du khách ở xa đã về, số còn lại là dân địa phương, 9 giờ tối cảnh sát giải tán số khách còn lại đang tụ tập ngoài đường, chúng tôi chuẩn bị ra về.
Dọc dài đường Seawall trước biển, rác và đồ ăn thừa ngập đường nhưng tối hôm đó tất cả đều được dọn dẹp sạch sẽ vì trước ngày lễ Kapa những người muốn bán hàng trong dịp lễ đều phải lên city làm đơn xin và đóng tiền nhiều ít tùy địa điểm, tất cả số tiền thu được từ những quầy hàng bán trên đường, city thuê công nhân dọn dẹp.
Sáng thứ hai tất cả đều sạch sẽ tươm tất để cư dân trên đảo sinh hoạt.
Bắt đầu từ tháng Sáu đến hết tháng Tám khách du lịch đảo Galveston rất đông. Năm giờ sáng dù và ghế vải đã giăng dài trên bãi biển. Những ngày đó vợ chồng Phụng ra mở tiệm sớm để cho du khách mướn xe đạp dạo bãi biển buổi sáng.
Dọc đường Seawall có nhiều tiệm làm dịch vụ cho mướn xe nhưng những tiệm khác chín hoặc mười giờ sáng mới mở tiệm và đến giờ các tiệm khác mở cửa thì vợ chồng Phụng đã kiếm được hơn trăm đồng. Để cạnh tranh với tiệm gần bên, anh Sơn còn free nước uống cho khách, xe hai chỗ ngồi free hai lon nước, bốn chỗ ngồi bốn lon nước. Nhưng gặp khách Việt Nam mướn xe nếu có thêm hai ba đứa con đi cùng vợ chồng Phụng ưu tiên free tất cả.
Khoảng mười giờ sáng, dịch vụ cho mướn Banana Boat và Jet Ski ở bãi biển đã cho mướn hết. Bên kia đường những xe Snow cone bào đá liên tục vẫn không kịp bán cho du khách. Trưa nắng biển vắng, chiều mát từ các khách sạn đổ ra đường dạo chơi và mướn xe đạp đến ba giờ sáng, nhưng chỉ làm đến 11 giờ đêm là vợ chồng Phụng đóng cửa. Cách mấy con đường, tiệm Goody 24 của cô em vẫn mở cho đến ba giờ sáng.
Những tháng hè Phụng vừa bán hàng vừa nấu ăn ở tiệm, người Việt thường ướp thịt trước khi nấu nên thịt chiên của Phụng bay mùi thơm phức, khách vào mua hàng cứ đòi mua thịt bò chiên của Phụng nhưng khi biết Phụng chiên thịt chỉ để cho chồng ăn, khách nói anh Sơn Lucky vì có người đàn bà nấu ăn ngon.
Đảo Galveston, người Việt phần nhiều làm nghề đánh cá, chỉ có anh em nhà anh Sơn theo nghề cho mướn xe, cứ khoảng vài mươi ngày bạn anh Sơn đi biển về cá, tôm, cua, mực đưa lên bờ cho cả thùng, tất cả Phụng đổ bia luộc ăn trừ cơm.
Nhìn chồng đang nhậu bia với tôm Phụng kể chúng tôi nghe Phụng đọc báo có câu chuyện vui viết kể hai vợ chồng già giận nhau nấu ăn riêng, đến giờ cơm ông nấu phần ông, bà nấu phần bà, mạnh ai nấy ăn, một lần đang ăn cơm ông hết đồ ăn hỏi vay bà một gắp tôm kho:
- Ừ! Ông gắp đi.
Ông đưa đũa gắp một gắp chỉ được một con vì tôm trước khi kho bà đã cắt đầu đuôi sạch sẽ.
Lần khác thấy ông ăn tôm kho, bà đòi lại gắp tôm ông đã vay.
- Ừ! Bà gắp đi.
Bà đưa đũa xoắn một vòng trong nồi tôm kho, râu tôm quấn lấy đũa bà và nguyên cả chùm tôm kho dính hết vào gắp đũa của bà.
Phụng kết luận (không có phần này trong báo) dĩ nhiên là hai người hết giận nhau và bà là người đã làm lành trước vì không có bà săn sóc miếng ăn cho chồng thì nồi tôm kho của chồng là như rứa đó.
Los Angeles, May 18-02.
Phan Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,051,706
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến