Hôm nay,  

Giã Từ Thơ Ấu

17/06/200200:00:00(Xem: 162212)
Người viết: Hạ Miên
Bài tham dự số: 2-557-vb50529
Hạ Miên là bút hiệu của một nữ chuyên viên thuế vụ, làm việc cho Sở Thuế ở một tiểu bang xa, ít có dịp “nhai” chữ Việt, “nuốt” tiếng Việt.
Tình cờ gặp Vietbao Online đúng vào cuối tháng Tư, đọc Viết Về Nước Mỹ, bà bắt đầu viết. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.


Trời rất lạnh vào đêm mẹ tôi qua đời. Khi ấy tôi vừa 21, và mẹ chỉ già hơn tôi bây giờ vài tuổi.
Là một người đàn bà trẻ, hao mòn theo năm tháng vì gánh nặng năm đứa con và bệnh tật, mẹ trông già hơn tuổi rất nhiều. Tấm thân còm cõi đến cuối đời chỉ còn lại một nắm xương và làn da xanh xao, nhưng đôi mắt mẹ rất sáng, rất trong. Ít nhất thì đó cũng là hình ảnh mẹ trong tôi mãi mãi như vậy dù đã 20 năm qua đi.
Tôi còn nhớ đêm ấy, đêm đầu tiên sau nhiều tháng dài, chúng tôi quây quần trong phòng khách ở nhà. Năm chị em tôi ngồi co ro trên sa lông cạnh lò sưởi, bố tôi ngả người trên lưng ghế bành gần lối đi vào phòng ăn, mắt nhìn chằm chằm lên trần. Thật lâu, cho đến khi đứa em út tôi tụt xuống ghế đến bên bố, hỏi:
- Bố ơi, mẹ đâu rồi" Sao hôm nay mình không vào thăm mẹ"
Tất cả chúng tôi quay lại nhìn nó, nhìn bố, chờ đợi.
- Ơ... ơ...ờ, hôm nay mẹ khỏi bịnh, mẹ đi thăm bà ngoại ở Việt Nam rồi.
- Thế bao giờ mẹ mới về"
- Vài tuần nữa, mẹ phải ở đãy săn sóc bà.
Bố trả lời em tôi, cố làm ra vẻ tự nhiên.
Tôi nghe dường như cái gì vỡ vụn trong lồng ngực, chỉ muốn bật khóc. Tôi nhìn em, nhìn bố, rồi nhìn hình mẹ treo trên tường. Mẹ đang cười nhìn tôi, như trước khi ra đi. Hàm răng mẹ trắng đều, ánh mắt sâu lắng, mẹ như đang dặn tôi hãy thay mẹ lo cho các em.
Bố và tôi đêm ấy tình cờ đã đồng ý không nói đúng về những gì đã xảy ra với các em tôi. Chúng còn quá bé để thật sự hiểu nỗi đau mất mẹ ấy. Đứa em kế tôi mới 12, đứa út chưa đầy 4 tuổi, và tôi, dù đã hơn hai mươi, tôi thật lòng cũng không biết sự mất mát ấy to tát như thế nào. Mãi nhiều năm sau, khi tự hiểu về điều này, chúng tôi mới cảm thông được tâm sự của bố đêm ấy và của nhiều năm kế tiếp.
Em gái tôi gần đây bảo tôi trong ngày giỗ mẹ:
- Suốt năm năm sau đấy em đã chờ mẹ trở về từ nhà bà ngoại. Em cứ tự hỏi và tự an ủi là 'chắc bà ngoại bịnh nhiều lắm', cho đến khi một đứa bạn trong lớp vô tình bảo em: "Mày không có mẹ!" Em tức lắm, muốn đấm cho nó vài cái, nhưng đang giờ học, nên thôi. Và suốt buổi em cứ cố nhớ lại những gì xảy ra... Cuối cùng em đã hiểu 'quả thật mẹ đã chết rồi.'
Có lẽ thật kỳ quặc khi tôi bắt đầu câu chuyện đời mình, viết về đời mình, bằng sự ra đi của mẹ tôi.
Tôi mê được viết báo khi tôi còn rất trẻ. Tốt nghiệp khoa báo chí với số điểm khá cao càng làm tôi tin là tôi sẽ viết giỏi, hay ít nhất cũng xứng đáng cầm bút, nhưng cái nghiệp viết lách đã chỉ bắt đầu vài năm gần đây.
Tôi còn nhớ, đó là lần đầu tiên tôi cầm bản thảo ký sự của mình đến gặp chủ nhiệm một tờ báo điạ phương bang Louisiana. Vừa muốn kiếm một công việc ngay sau khi tốt nghiệp, vừa rất tự hào về khả năng của mình, tôi kiên nhẫn ngồi nhìn ông chậm rãi đọc mấy trang giấy tôi đã đánh máy thật cẩn thận. Cuối cùng ông ngẩng lên nhìn tôi, tay đẩy nhẹ xấp giấy ra cạnh bàn về phía tôi, ông bảo:
- Cô viết khá lắm, đủ để viết, nhưng chưa đủ để gây tiếng vang cho một bài ký sự.


Tôi có cảm giác như ai đó bỏ vào lưng áo tôi một cục đá, nó chạy dọc xuống sống lưng tôi, làm tôi rùng mình. Từ khi mẹ tôi qua đời cho đến hôm ấy, chưa có ai cho tôi những lời nhẹ nhàng mà nghiêm khắc như vậy. Tôi muốn đứng dậy bỏ ra về ngay, nhưng chân tôi dường như đóng băng. Ông chủ nhiệm hỏi thêm tôi về việc học ở trường, dự tính cho tương lai v.v. tôi chỉ trả lời như người vô hồn. Cầm chắc sự thất bại trong tay, tôi chạnh nhớ đoạn đường 30 miles về nhà. Cuối cùng ông hỏi thêm tôi về Information system, tôi trả lời nhưng thầm nghĩ 'Hỏi để làm gì chứ"' Chính lúc ấy ông bảo tôi:
- Chúng tôi có thể mướn cô lúc này, nhưng không phải làm một columnist, mà tạm thời đặt cô vào vi trí chọn lọc thư từ, bài vở, cô nghĩ sao"
Lúc ấy tôi vừa tự ái, vừa mừng. Tự ái vì ông chê tôi chưa đủ khả năng; mừng vì tôi có thể đi làm ngay, không phải lê cái đơn xin việc đi gõ cửa từng nơi môt rồi đợi dài cổ như mấy đứa bạn tôi từng kể.
Bây giờ tôi mới hiểu được ông đã nói đúng. Tôi có thể viết, nhưng viết bằng xúc cảm thì chưa.
Tôi đi làm. Khi thật sự bước chân vào đời, không phải ngay sau khi mất mẹ - phải cáng đáng công việc săn sóc các em, tôi mới nhận ra rằng tôi sẽ phải tự lo cho mình và làm cho đời mình có ý nghĩa. Đó cũng là điều tôi còn phải tiếp tục mãi.
Nhiều năm qua rồi, mọi thứ chừng như bình thường ngày lại ngày, nhưng khi mới bắt đầu quả thật chẳng dễ mà còn đáng sợ nữa.
Cho đến lúc ấy, lúc tôi mới phải đi làm để kiếm sống, không phải tôi mà là cuộc đời lèo lái tôi. Tôi hình như chẳng có gì để tự quyết định hay phải quyết định; phần thì do tôi chẳng được phép làm vậy, mọi thứ đã có mẹ, hoặc bố tôi quyết định; phần thì tôi chỉ thấy tôi trên đời sống của tôi, không ai khác bên trên cái tôi ấy. Tôi đi học, học khá giỏi; về nhà, ăn tối, hoàn tất bài vở rồi đi ngủ. Tôi lo cho các em chỉ là giúp chúng thay khăn trải giường, thu dọn bếp, hay chơi với chúng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có cãi nhau, tôi nhịn hoặc bắt chúng im; tất cả chỉ là tôi, chứ không ai khác. Tôi thương bố tôi, gà trống nuôi con và nuôi rất tận tình; tôi giúp đỡ, hỏi han bố, nhưng tôi chưa bao giờ đặt tôi vào cương vị của bố để hiểu bố. Tôi thấy bất lực ngay cả khi muốn làm như vậy, nhưng tôi hạnh phúc vì đã không làm người lớn quá sớm.
Mẹ tôi qua đời chỉ vài năm sau khi bà đặt chân đến Mỹ cùng với bố tôi. Cuộc sống nơi vùng đất mới tuy dễ chịu hơn quê nhà, nhưng các em tôi liên tiếp ra đời làm mẹ tôi kiệt quệ, thêm bệnh suyễn lâu năm làm mẹ dường như không chịu nổi cái lạnh ôn đới. Những năm ấy, nơi này, những cấm kỵ tôn giáo cũng đã nới lỏng để các tín đồ Thiên Chúa Giáo không còn cảm thấy tội lỗi khi dùng thuốc tránh thai. Chính lúc ấy mẹ tôi ra đi. Tôi học làm người lớn không có sự dìu dắt của mẹ, nhưng tôi chắc mẹ cũng như tôi mù mờ trong cái thế giới tự do này.
Bây giờ thì tôi ý thức được rằng tôi chỉ là một trong nhiều phụ nữ khác, da trắng cũng như da màu, cùng cảm thấy thú vị về sự may mắn đã không sinh ra sớm hơn và không thuộc về thế hệ trứơc, nơi một thời đã có biết bao điều cấm đoán dễ sợ đến ngớ ngẩn.
Tôi cũng đồng thời hiểu được rằng từ đãy, từ lúc rời xa ngôi nhà có hình bóng của mẹ và sự che chở của bố, cũng là lúc tôi phải chấp nhận những sự thật rất đơn giản - phải kiếm sống, phải tự quyết định về những điều mình muốn làm cũng như làm sao để làm được, và phải xây dựng lấy một mái ấm riêng cho mình.Đó cũng là lúc tôi phải từ bỏ tháp ngà của mình, từ giã tuổi ngây thơ để làm người lớn; hiểu được ý nghĩa của cuộc sống từ cái chết.
Ngôi nhà nơi tôi lớn khôn, chứng kiến những ngày cuối cùng của mẹ tôi, đã không còn nữa. Nó đã sang chủ mới, nhưng từ đó ra đi, tôi đến ở trong một ngôi nhà lớn hơn, ngôi nhà Cuộc Đời. Và tôi tin mẹ tôi cũng vẫn đang ở bên tôi.
Hạ Miên
Tặng bạn tôi Hoài An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến