Hôm nay,  

Giã Từ Thơ Ấu

17/06/200200:00:00(Xem: 162198)
Người viết: Hạ Miên
Bài tham dự số: 2-557-vb50529
Hạ Miên là bút hiệu của một nữ chuyên viên thuế vụ, làm việc cho Sở Thuế ở một tiểu bang xa, ít có dịp “nhai” chữ Việt, “nuốt” tiếng Việt.
Tình cờ gặp Vietbao Online đúng vào cuối tháng Tư, đọc Viết Về Nước Mỹ, bà bắt đầu viết. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.


Trời rất lạnh vào đêm mẹ tôi qua đời. Khi ấy tôi vừa 21, và mẹ chỉ già hơn tôi bây giờ vài tuổi.
Là một người đàn bà trẻ, hao mòn theo năm tháng vì gánh nặng năm đứa con và bệnh tật, mẹ trông già hơn tuổi rất nhiều. Tấm thân còm cõi đến cuối đời chỉ còn lại một nắm xương và làn da xanh xao, nhưng đôi mắt mẹ rất sáng, rất trong. Ít nhất thì đó cũng là hình ảnh mẹ trong tôi mãi mãi như vậy dù đã 20 năm qua đi.
Tôi còn nhớ đêm ấy, đêm đầu tiên sau nhiều tháng dài, chúng tôi quây quần trong phòng khách ở nhà. Năm chị em tôi ngồi co ro trên sa lông cạnh lò sưởi, bố tôi ngả người trên lưng ghế bành gần lối đi vào phòng ăn, mắt nhìn chằm chằm lên trần. Thật lâu, cho đến khi đứa em út tôi tụt xuống ghế đến bên bố, hỏi:
- Bố ơi, mẹ đâu rồi" Sao hôm nay mình không vào thăm mẹ"
Tất cả chúng tôi quay lại nhìn nó, nhìn bố, chờ đợi.
- Ơ... ơ...ờ, hôm nay mẹ khỏi bịnh, mẹ đi thăm bà ngoại ở Việt Nam rồi.
- Thế bao giờ mẹ mới về"
- Vài tuần nữa, mẹ phải ở đãy săn sóc bà.
Bố trả lời em tôi, cố làm ra vẻ tự nhiên.
Tôi nghe dường như cái gì vỡ vụn trong lồng ngực, chỉ muốn bật khóc. Tôi nhìn em, nhìn bố, rồi nhìn hình mẹ treo trên tường. Mẹ đang cười nhìn tôi, như trước khi ra đi. Hàm răng mẹ trắng đều, ánh mắt sâu lắng, mẹ như đang dặn tôi hãy thay mẹ lo cho các em.
Bố và tôi đêm ấy tình cờ đã đồng ý không nói đúng về những gì đã xảy ra với các em tôi. Chúng còn quá bé để thật sự hiểu nỗi đau mất mẹ ấy. Đứa em kế tôi mới 12, đứa út chưa đầy 4 tuổi, và tôi, dù đã hơn hai mươi, tôi thật lòng cũng không biết sự mất mát ấy to tát như thế nào. Mãi nhiều năm sau, khi tự hiểu về điều này, chúng tôi mới cảm thông được tâm sự của bố đêm ấy và của nhiều năm kế tiếp.
Em gái tôi gần đây bảo tôi trong ngày giỗ mẹ:
- Suốt năm năm sau đấy em đã chờ mẹ trở về từ nhà bà ngoại. Em cứ tự hỏi và tự an ủi là 'chắc bà ngoại bịnh nhiều lắm', cho đến khi một đứa bạn trong lớp vô tình bảo em: "Mày không có mẹ!" Em tức lắm, muốn đấm cho nó vài cái, nhưng đang giờ học, nên thôi. Và suốt buổi em cứ cố nhớ lại những gì xảy ra... Cuối cùng em đã hiểu 'quả thật mẹ đã chết rồi.'
Có lẽ thật kỳ quặc khi tôi bắt đầu câu chuyện đời mình, viết về đời mình, bằng sự ra đi của mẹ tôi.
Tôi mê được viết báo khi tôi còn rất trẻ. Tốt nghiệp khoa báo chí với số điểm khá cao càng làm tôi tin là tôi sẽ viết giỏi, hay ít nhất cũng xứng đáng cầm bút, nhưng cái nghiệp viết lách đã chỉ bắt đầu vài năm gần đây.
Tôi còn nhớ, đó là lần đầu tiên tôi cầm bản thảo ký sự của mình đến gặp chủ nhiệm một tờ báo điạ phương bang Louisiana. Vừa muốn kiếm một công việc ngay sau khi tốt nghiệp, vừa rất tự hào về khả năng của mình, tôi kiên nhẫn ngồi nhìn ông chậm rãi đọc mấy trang giấy tôi đã đánh máy thật cẩn thận. Cuối cùng ông ngẩng lên nhìn tôi, tay đẩy nhẹ xấp giấy ra cạnh bàn về phía tôi, ông bảo:
- Cô viết khá lắm, đủ để viết, nhưng chưa đủ để gây tiếng vang cho một bài ký sự.


Tôi có cảm giác như ai đó bỏ vào lưng áo tôi một cục đá, nó chạy dọc xuống sống lưng tôi, làm tôi rùng mình. Từ khi mẹ tôi qua đời cho đến hôm ấy, chưa có ai cho tôi những lời nhẹ nhàng mà nghiêm khắc như vậy. Tôi muốn đứng dậy bỏ ra về ngay, nhưng chân tôi dường như đóng băng. Ông chủ nhiệm hỏi thêm tôi về việc học ở trường, dự tính cho tương lai v.v. tôi chỉ trả lời như người vô hồn. Cầm chắc sự thất bại trong tay, tôi chạnh nhớ đoạn đường 30 miles về nhà. Cuối cùng ông hỏi thêm tôi về Information system, tôi trả lời nhưng thầm nghĩ 'Hỏi để làm gì chứ"' Chính lúc ấy ông bảo tôi:
- Chúng tôi có thể mướn cô lúc này, nhưng không phải làm một columnist, mà tạm thời đặt cô vào vi trí chọn lọc thư từ, bài vở, cô nghĩ sao"
Lúc ấy tôi vừa tự ái, vừa mừng. Tự ái vì ông chê tôi chưa đủ khả năng; mừng vì tôi có thể đi làm ngay, không phải lê cái đơn xin việc đi gõ cửa từng nơi môt rồi đợi dài cổ như mấy đứa bạn tôi từng kể.
Bây giờ tôi mới hiểu được ông đã nói đúng. Tôi có thể viết, nhưng viết bằng xúc cảm thì chưa.
Tôi đi làm. Khi thật sự bước chân vào đời, không phải ngay sau khi mất mẹ - phải cáng đáng công việc săn sóc các em, tôi mới nhận ra rằng tôi sẽ phải tự lo cho mình và làm cho đời mình có ý nghĩa. Đó cũng là điều tôi còn phải tiếp tục mãi.
Nhiều năm qua rồi, mọi thứ chừng như bình thường ngày lại ngày, nhưng khi mới bắt đầu quả thật chẳng dễ mà còn đáng sợ nữa.
Cho đến lúc ấy, lúc tôi mới phải đi làm để kiếm sống, không phải tôi mà là cuộc đời lèo lái tôi. Tôi hình như chẳng có gì để tự quyết định hay phải quyết định; phần thì do tôi chẳng được phép làm vậy, mọi thứ đã có mẹ, hoặc bố tôi quyết định; phần thì tôi chỉ thấy tôi trên đời sống của tôi, không ai khác bên trên cái tôi ấy. Tôi đi học, học khá giỏi; về nhà, ăn tối, hoàn tất bài vở rồi đi ngủ. Tôi lo cho các em chỉ là giúp chúng thay khăn trải giường, thu dọn bếp, hay chơi với chúng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có cãi nhau, tôi nhịn hoặc bắt chúng im; tất cả chỉ là tôi, chứ không ai khác. Tôi thương bố tôi, gà trống nuôi con và nuôi rất tận tình; tôi giúp đỡ, hỏi han bố, nhưng tôi chưa bao giờ đặt tôi vào cương vị của bố để hiểu bố. Tôi thấy bất lực ngay cả khi muốn làm như vậy, nhưng tôi hạnh phúc vì đã không làm người lớn quá sớm.
Mẹ tôi qua đời chỉ vài năm sau khi bà đặt chân đến Mỹ cùng với bố tôi. Cuộc sống nơi vùng đất mới tuy dễ chịu hơn quê nhà, nhưng các em tôi liên tiếp ra đời làm mẹ tôi kiệt quệ, thêm bệnh suyễn lâu năm làm mẹ dường như không chịu nổi cái lạnh ôn đới. Những năm ấy, nơi này, những cấm kỵ tôn giáo cũng đã nới lỏng để các tín đồ Thiên Chúa Giáo không còn cảm thấy tội lỗi khi dùng thuốc tránh thai. Chính lúc ấy mẹ tôi ra đi. Tôi học làm người lớn không có sự dìu dắt của mẹ, nhưng tôi chắc mẹ cũng như tôi mù mờ trong cái thế giới tự do này.
Bây giờ thì tôi ý thức được rằng tôi chỉ là một trong nhiều phụ nữ khác, da trắng cũng như da màu, cùng cảm thấy thú vị về sự may mắn đã không sinh ra sớm hơn và không thuộc về thế hệ trứơc, nơi một thời đã có biết bao điều cấm đoán dễ sợ đến ngớ ngẩn.
Tôi cũng đồng thời hiểu được rằng từ đãy, từ lúc rời xa ngôi nhà có hình bóng của mẹ và sự che chở của bố, cũng là lúc tôi phải chấp nhận những sự thật rất đơn giản - phải kiếm sống, phải tự quyết định về những điều mình muốn làm cũng như làm sao để làm được, và phải xây dựng lấy một mái ấm riêng cho mình.Đó cũng là lúc tôi phải từ bỏ tháp ngà của mình, từ giã tuổi ngây thơ để làm người lớn; hiểu được ý nghĩa của cuộc sống từ cái chết.
Ngôi nhà nơi tôi lớn khôn, chứng kiến những ngày cuối cùng của mẹ tôi, đã không còn nữa. Nó đã sang chủ mới, nhưng từ đó ra đi, tôi đến ở trong một ngôi nhà lớn hơn, ngôi nhà Cuộc Đời. Và tôi tin mẹ tôi cũng vẫn đang ở bên tôi.
Hạ Miên
Tặng bạn tôi Hoài An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,275,839
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến