Hôm nay,  

Mùi Thơm Ngát Lòng

29/05/200200:00:00(Xem: 161059)
Người viết: Lê Hải Dương
Bài tham dự số: 2-547-vb20529
Bà Lê Hải Dương, 65 tuổi, tới Mỹ năm 1992 theo diện ODP, hiện cùng gia đình con cháu cư trú tại Irvine, Nam California. Bài viết của bà kể chuyện nấu nướng các món ăn Việt Nam trong một khu xóm Mỹ.

Bà Dinh lấy mớ quần áo đi giặt. Hồi còn ở Việt Nam, đây là một công việc nặng nhọc. Ở tỉnh nhỏ, nhà nghèo, mỗi lần giặt quần áo, phải chờ lúc sáng sớm tinh mơ, đội thau quần áo đem xuống bến sông. Xà phòng đá cứng ngắùt, mùi nồng khó hửi, xát xà phòng, vò áo đều bằng tay. Lúc đem xả xuống nước, nếu sơ ý, nước cuộn áo ra xa là trôi mất luôn. Ở miền Trung, vào mùa đông thì đỡ, có nước mưa, nhưng cũng ba chầy bốn búa lắm, vì phơi, hong ba bốn ngày, đến khi khô còn bị nổi mốc.
Còn bây giờ, sao dễ dàng quá. Bỏ quần áo vào máy giặt, cho bột giặt vô, đậy cái nắp lại, chừng tiếng đồng hồ sau, lại bỏ vào máy xấy.
Đứa con gái dặn má nhớ bỏ cái tờ giấy trong cái hộp nhỏ vô máy xấy cho quần áo thơm.
Nhưng hơi đâu mà chờ chớ, còn cả tiếng đồng hồ. Bà Dinh soạn tủ đồ ăn, mớ đồ mới mua hôm cuối tuần ở một chợ Việt Nam. Vô chợ, thiệt không thiếu một thứ gì ở quê nhà, mà thứ nào cũng tươi, cũng là hạng nhứt, thì hạng nhứt mới xuất khẩu. Nhớ chớ, hồi ở bển, có con tôm bự vậy mà ăn sao. Ra chợ, quen biết lắm người bán mới đưa ra mớ tôm dấu kỹ, đầu đuôi đã đỏ lòm, ươn sình, có mùi rồi. Còn thì hàng xuất khẩu xong, còn lại mớ đầu tôm, bán cho dân ăn… Chợ ở đây, ê hề quá, bữa nào đi chợ cũng mua đầy một xe, nhưng đem về nhà, tính nấu thì đứa con gái ngăn:
"Thôi mẹ ơi. Nấu mấy thứ đó hôi nhà lắm. Mà mấy đứa nhỏ ăn không quen đâu. Rồi cũng đem đổ."
"Không ăn thì để mẹ ăn, sao đổ."
"Mẹ nấu mấy thứ đó, có ngày hàng xóm họ gọi pô-lít."
Chuyện này thì bà Dinh biết. Một buổi tối, sau mười giờ, bà coi phim Tàu vặn hơi lớn chút thôi, hàng xóm đã gọi phàn nàn với cảnh sát. Cảnh sát tới, đứa con gái nói chuyện, rồi dặn bà từ nay vặn ti-vi chỉ vừa nghe thôi, còn sau mười giờ thì phải tắt đi. Hàng xóm Mỹ kỳ cục lắm, cái gì cũng gọi pô-lít hết trơn, mà bà, hễ thấy pô-lít là run lên rồi, cái bịnh này bà mang từ Việt Nam sang, hồi đó mà thấy công an tới nhà, hổng đái ra quần sao!
Còn đồ ăn cứ để trong tủ lạnh, trong ngăn đựng đồ khô, lâu lâu đứa con gái dọn dẹp lại bỏ vào bao rác đem đổ. Con gái bỏ thùng rác thì cứ việc bỏ, bà tha về thì cứ việc tha. Làm như vô chợ, thấy mấy thứ quen thuộc đó, không mua thì không đi về nhà được. Bà có tiền già, ở với con gái có một phòng khỏi trả tiền, thì cái công chăm sóc nhà cửa, nấu nướng thì cũng đâu vào đó. Nhưng nấu các món mà chúng nó dặn kìa. Không cho nấu thì cứ mua về nhìn cho đã, có sao đâu. Thiệt tình, nhiều khi nấu cháo trắng thèm chút mắm kho quẹt chết được.
Đứa con gái có hù bà không đây. Ở hàng xóm cũng bay sang nhà ba cái mùi gì đó hàng ngày mà con gái nói là chi-dơ gì đó. Có khi nào mình hổng thích cái mùi đó mà mình càm ràm người ta không đã chớ! Chắc con gái bà thấy bà dốt, dọa bà thôi. Bữa lên chùa, gặp bà bạn, bả nói:
"Tui có đánh chết tui cũng ăn đồ ăn của mình chớ mấy món tụi nó nấu hay mua về tui nuốt hổng trôi."
Bà lắc đầu:
"Bên này bây giờ rau đay đậu hột gì đều có bán đủ. Cá bống thệ, bống dừa, thiếu cha gì chị ơi. Đi vô chợ ra là một xe đầy nhóc hà."
Phải. Bà Dinh cũng ưa đi chợ lắm. Vô trỏng, đi gần mấy bà còn gửi thấy mùi dầu bạc hà, khuynh diệp, cả mùi dầu gió bác sĩ Tín nữa mới là hay. Nhiều thứ mùi, nhiều tiếng nói làm nhớ quê muốn chết.
"Rồi chị làm sao nấu""
"Nấu trong nhà tuị nó kêu hôi nhà phải hôn. Đó, bà nào cũng kêu trời kêu đất là xấp nhỏ nó cấm nó đoán, tủi thân lắm kìa…nhưng mình có cách…"
"Cách gì""
"Thì mua cái bếp ga bỏ sau vườn, muốn nấu gì thì nấu, ai nói."
Bà Dinh về đề nghị với con gái, con gái lắc đầu:
"Thôi mẹ. Tay chân mẹ lóng cóng, xài bếp gas có bữa nó phật lửa cháy mặt, còn cháy luôn nhà. Thôi, hổng được."Sân sau. Trống trải như vầy nó còn bay mùi sang hàng xóm lẹ hơn. Người ta nấu được sao mình không được" Hơn nữa, mình nấu trong nhà, đóng kín cửa bếp, vặn cái máy hút cho nó hút ra ngoài là xong.
Bà Dinh lấy món nầy, cất món kia, rồi tay bà cầm hũ mắm ruốc Huế. Cầm lòng không đặng, bà khui hộp, hít lấy hít để cái mùi quen thuộc cả một thời ở quê hương đó. Rồi bỗng nhiên thèm ăn một món, thèm không chịu được. Đó là món thịt bằm kho mắm ruốc với ớt, sả bằm mà hồi còn nhỏ, người mẹ đã bón cái mùi đó vào trong máu thịt của bà rồi. Làm sao bà có thể cưỡng lại bàn tay mở ngăn kéo lấy con dao ra vườn cắt sả.


Hồi xưa mẹ bà cũng vậy, sả phải xắt lắt mỏng, rồi bằm nhỏ. Ớt trái chín ươm đỏ xắt lát, hình như thiếu một chút gừng. Người xưa tính toán cái gì là chính xác, có chút gừng thì ăn món gì cũng không sợ đau bụng. Miếng thịt ba chỉ xả đá mà vẫn tươi, láng lườm. Chừng nửa tiếng, mọi thứ đã xong, chỉ còn bắt chảo, phi hành mỡ cho thơm,
rồi bỏ thịt vào xào, sau đó cho tất cả các thứ vào, có chút ớt bột để lấy màu và thêm cay. Bà Dinh hăm hở xào nấu, vặn lửa nhỏ cho thấm đều, một lát, cái mùi vị quen thuộc đã đậy trong máu bà, trong vị giác và bà cứ phải nuốt nước miếng liên tục…
Hình ảnh người mẹ, bà ngoại, bà nội của xâùp nhỏ, nay không còn, nhưng nụ cười và ánh mắt ngời lên niềm thương mến vui tươi mỗi khi đuợc con cháu khen thức ăn ngon, như còn hiện rất rõ trước mắt bà. Bà Dinh nhớ tới thủa thiếu thời, mỗi buổi chiều sương xuống dày kịt, không thấy đường đi, nhưng nhận ra đã về gần nhà vì cái mùi sả ớt, thịt kho mắm ruốc bay ra tận đầu con hẻm. Bếp điện đâu có khói, mà mắt bà cay và trào nước mắt….
.
Thình lình có tiếng chuông kêu. Giờ này đâu ai tới nhà chớ" Hai vợ chồng con gái đi làm, xấp nhỏ ở trường… Bà mở cửa, ra coi. Thấy bên ngoài đứng một dọc dài, ba bà Mỹ cao lớn, dềnh dàng. Bà hoảng kinh, muốn thụt lui đóng cửa, nhưng bà không làm đuợc. Một bà Mỹ nói gì đó, đưa tay, nhíu mày. Rồi một bà Mỹ khác chen lên nói nữa. Còn bà Mỹ thứ ba, ở sát nhà bà chớ đâu. Mỗi sáng ra tưới cây, bà hay nhón gót nhìn qua vườn bên, thấy bà Mỹ này dẫn một con chó nhỏ đi qua đi lại trong vườn. Bà vội vàng thụt đầu xuống liền, vì bà Mỹ này hay hỏi thăm, mà hỏi gì thì bà Dinh đâu có hiểu. Một lần ra xe với con gái, bà già này cũng ra xe, nhìn qua, đưa tay vẫy vẫy và chào một câu tiếng Mỹ dài thiệt dài. Cũng may bữa đó có cô con gái nói đỡ cho bà, còn bà, chỉ nhe răng ra cười, đưa tay vẫy vẫy lại. Cái bà già Mỹ này, chắc nhiều tuổi hơn bà, mà lên xe lái đi vèo vèo, người gì mà giỏi quá là giỏi.
Hai
bà Mỹ kia mặt mũi khó đăm đăm, khuya tay nói một hồi cùng nhìn nhau, lắc đầu, bỏ đi. Duy có bà Mỹ ở sát nhà đứng lại, nhìn bà Dinh bằng ánh mắt thân thiện, có chút thông cảm.
Vừa lúc đó, bà Dinh nhận ra cái mùi thơm "ngát lòng" của bà bốc lên dữ dội và như có mùi khét. Thôi nguy rồi, bà đã quên đóng cửa bếp, quên vặn lửa nhỏ. Cháy nhà. Bà lật dật chạy vào, quên cả đóng cửa.
Bà tắt được lửa, bỏ cái chảo mắm ruốc xuống. Nhưng chảo mắm ruốc đã cháy đen. Như con lật đật, Bà chạy lui chạy tới, rồi lại chạy ra cửa.
“Are you OK"”
Bà Mỹ hàng xóm hỏi thăm. Chỉ còn một mình bà đứng lại. Hai bà Mỹ xấn xổ kia đã bỏ đi.
“Are you OK" Every thing OK"” Bà Mỹ hàng xóm vẫn còn vẻ lo lắng, chờ đợi coi có thể trợ giúp được gì. Bà Dinh vừa sợ, vừa xấu hổ, nhưng cũng chỉ biết... cười. Thấy không còn gì nguy hiểm nữa, bà Mỹ vỗ vỗ lên vai bà Dinh như an ủi, nhìn bà và cười hiền dịu, rồi chỉ tay ra dấu về.
“Thank you. Thank you very, very...”
Bà Dinh nói không đúng âm nhưng bà Mỹ vẫn hiểu. Hai người chia tay. Băng qua mảnh vườn cỏ ra lề đường, bà Mỹ còn quay lại nhìn bà Dinh cười cười đưa tay vẫy vẫy rồi mới quay người đi.
Đóng cửa, vào nhà, cái mùi thơm ngát lòng của chảo ruốc cháy nồng nặc khắp nhà. Làm thế nào bây giờ" Bà lên lầu, đóng hết các cửa phòng. Xuống bếp, mở hết các cửa phía sau, mở máy hút, mở cả cái quạt trần làm kiểng ở phòng gia đình. Bà đã làm đủ cách,
vậy mà khi hai vợ chồng đứa con gái và lũ cháu về thì chúng kêu ầm lên.
Con gái cằn nhằn:
"Đã nói rồi mà mẹ không nghe con."
Bà Dinh cúi đầu, im lặng như chịu lỗi. Thời nay, cái gì cũng ngược lại hết trơn. Cái câu con gái nói là hồi trước bà dùng để dạy con, nay thì ngược lại.
Tốùi hôm đó bà hàng xóm Mỹ qua thăm, nói chuyện với cô con gái và thỉnh thoảng nhìn bà Dinh, cười thân thiện. Lúc bà về rồi, cô con gái cũng bật cười nói với bà Dinh:
"Bà hàng xóm Mỹ qua xin dùm cho mẹ, làm như con sẽ la mẹ vậy. Bà nói bà hiểu và thông cảm mẹ lắm, bà cũng vậy, cái thời trước của bà với thời nay của bà ấy cũng không còn dính dáng gì tới nhau nữa…"
Bà Dinh muốn sáng mai ra vườn để nhón chân qua, mạnh dạn nói với bà một tiếng Gút mo ninh, Hao A Du, Thanh Khiu... Nói cho bằng hết mấy tiếng Anh rời rạc mà bà biết.
Bà hàng xóm Mỹ hay thật. Bả biết hết. Ừa, mình ngu, dốt nát thì con cái nó la. Cũng đâu có sao nếu lòng mình dừng chấp.
LÊ HẢI HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc
03/04/201804:22:27
Khách
thà dọn nhà đi , chứ sống quá mệt mõi với hàng xóm không thông cãm , mỗi nước có nhiều món ăn đặc sãn riêng cũa nước đó ....đến món ăn cũng bị họ xoi mói ,thèm thuồng kg dám ăn , phãi lén lút , thấy khổ quá
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,480,031
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến