Hôm nay,  

Mother's Day, 2002: Mẹ Ơi, Bây Giờ Thì Con Hiểu Phần Nào…

12/05/200200:00:00(Xem: 148805)
Người viết: Hạ Miên
Bài tham dự số: 2-541-vb80512
Hạ Miên là bút hiệu của một nữ chuyên viên thuế vụ, làm việc cho Sở Thuế ở một tiểu bang xa, ít có dịp “nhai” chữ Việt, “nuốt” tiếng Việt.
Tình cờ gặp Vietbao Online đúng vào cuối tháng Tư, đọc Viết Về Nước Mỹ, nhận lời mời tiếp sức từ Việt Báo, bà bắt đầu viết. Bài đầu, chuyện thuế ở Mỹ. Bài tiếp, hồi ức về 30 tháng Tư. Và lần này, dành cho Mother’s Day, có thể coi là một “tâm bút” về Mẹ và về chính người viết.
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy
mà lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Bát cơm ai đỡ,
chén trà ai dâng"
Cadao
Mẹ, con hơn nửa đời mới kiếm được một tấm chồng tử tế để mẹ được nở mày nở mặt với người ta. Ngày con đi mẹ cười vui mà nước mắt tràn mi, chỉ mong con từ đây có lứa có đôi. Con đi làm dâu xứ người, hành trang nghìn dặm là hình bóng mẹ trong tim và hai đứa con riêng tuổi đã 15, 17. Thương mẹ một đời cằn cỗi, hết nuôi con rồi lại nuôi cháu. Con khôn dại dường nào mẹ không nửa câu dằn dỗi, chỉ chở che chăm chút.
Mẹ ơi, Mẹ mong con đến lồng son, được ăn no tắm mát, được cưng chiều, để con chim nhỏ của mẹ cất giọng hót. Nhưng trong cái lồng vàng này, chim đã không hót, nó khóc…Con nhớ Mẹ, nhớ những con chim dại khác, con thương cái tổ chênh vênh, thèm cái bụi cây với bày chim nhỏ líu ríu mỗi ngày…Phải chăng hạnh phúc là nơi trái tim ngự trị, nơi ấy con có mẹ khi khóc lẫn lúc cười"
*
Có người vui hỏi tôi: "Bộ Việt Nam hết người rồi sao em đi lấy chồng xứ khác"" Tôi chỉ thật thà đáp lại: "Không phải đâu, trước khi con sâu hóa bướm, nó trông thật xấu xí, chỉ khi biết tự bay lên, nó mới là bướm".
Tôi là con chim sẻ, chẳng có giọng hót hay như hoàng anh, chẳng có bộ lông rực rỡ như hoàng yến. Chỉ là con chim sẽ, với bộ lông nâu mộc mạc và hai bàn chân nhỏ xíu. Tôi không múa hay như loài công, chỉ biết nhảy nhót tung tăng như đứa trẻ. Tôi không khéo nói như loài két, chỉ biết ngây thơ nhìn, như tôi đang tìm bạn đây. Hãy nhìn vào mắt chim, ở đó bạn sẽ thấy một bầu trời.
Bầu trời của tôi là hai cánh tay mẹ dang rộng, che chở tôi những năm tháng đói nghèo. Bầu trời của tôi là xóm nhà lụp xụp, mương cống, là dòng sông đen nho nhỏ cạnh nhà, nơi lũ trẻ chúng tôi chơi đùa. Bầu trời của tôi không soi bóng xuống mặt hồ mênh mông, cũng chẳng xanh xa tận chân trời. Nhưng tôi yêu mảnh trời bằng cái miệng ly ấy, cái màu đen xám xịt trên vách bếp, mái tôn nham nhở với hàng nghìn ngôi sao giữa buổi trưa hè. Nơi ấy mẹ tôi dạy tôi mơ, mẹ tôi ru tôi bằng tiếng à ơi não ruột, mẹ tôi tảo tần chợ sớm chợ chiều để tôi được đến trường, được biết thế nào là sách vở, chữ nghĩa.
Mười tám tuổi, tháng Tư 1975, người đi kẻ ở, tan nát tình đầu. Con chim sẻ rớt lại
trong giông tố với vết thương,
đứng còn không xong, nói gì đến vỗ cánh. Thêm 20 năm đổi đời -phân nửa cuộc hành trình "đi trong đồng vắng" được tả trong cựu ước- nhìn lại, thấy mình té lên té xuống. Trong cảnh cùng quẫn, chỉ còn bàn tay mẹ đưa dắt tôi đứng lên.
Mẹ nuôi con cho tôi để tôi có thể có thể… dưỡng thương. Đọc sách. Học, học và học. Đó là nơi tôi trú ẩn và từng bước hồi sức. Có lần thấy tôi chỉ là con mọt sách ngờ nghệch đáng tội nghiệp, Mẹ trì triết, "Tao không biết mày học để làm gì."
Mẹ ơi, con học để nghe, để nói, để đứng dậy. Nói bằng tiếng mẹ đẻ ngay giữa quê hương mình không xong, con phải nói bằng tiếng Tầu, tiếng Tây, tiếng Nga, tiếng Mỹ… Phải mất mười lăm năm, tôi mới đi hết một đoạn đường mà người khác có thể chỉ vài ba năm là lướt qua: tốt nghiệp một trường chuyên nghiệp, thêm cái bằng trung cấp ngoại ngữ lớp đêm.
Cuộc đời cuối cùng cũng mỉm cười với tôi, khi tôi được nhận vào làm cho một công ty dầu khí của Anh quốc. Công việc đưa đẩy, một triệu phú người Mỹ xuất hiện. Hơn nửa đời người, chẳng hiểu vì thứ duyên nợ nào, anh ta phải cầu hôn, chấp nhận thêm cái "extra package" là hai đứa con riêng
của tôi.
Tôi mang hai con theo chồng, để lại sau lưng cái dĩ vãng cũ kỹ và tập tục khắc nghiệt nghìn năm của dân tôi. Người Mỹ không câu nệ con ông, con bà và chẳng khẽ khàng hỏi nhau "Trời mưa bong bóng bập bồng, mẹ đi lấy chồng con ở với ai"" con theo mẹ là chuyện tất nhiên, trừ khi người mẹ chẳng cần con. Nhưng, khi con chim đã đủ lông đủ cánh nó có quyền bay đi để lớn lên, nó phải tập bước đi trên đôi chân của mình. Có con ngã rồi đứng dậy, có con chẳng bao giờ đứng lên được. Nơi đây thành công hay thất bại thật sự là cái giá của mỗi người tự mình phải trả cho… Freedom.

Ba mẹ con tôi đến Mỹ một ngày cuối tháng ba, sáu năm trước. Thành phố Portland đẹp và lạnh. Ở đây mưa gần như suốt năm, chỉ khác mưa không tầm tã rồi tạnh như mưa ở Saigon. Portland trong mắt tôi chẳng đẹp kiêu sa, nhưng lạïi hờ hững như người đàn bà quá thì, như nụ cười tắt nhanh trên môi người hàng xóm, ồn ã chào xã giao nhau, quay đi rồi là xong chuyện. Ở đây người ta không biếu nhau nải chuối hay bưng qua nhà nhau bát canh rau muống. Ở đây người ta sống bằng luật và lệ, rõ ràng và thực dụng.
Nhà tôi ở trên đồi, nhìn xuống dòng sông Willamette. Xa xa về phía Đông là ngọn Mount Hood quanh năm tuyết phủ trắng. Căn nhà có ba mươi sáu cái cửa sổ lớn liền nhau, kết theo kiến trúc vịnh (bay area) cho chúng tôi một bức tranh với nét đẹp như ghép bởi thiên nhiên và bàn tay con người. Từ những ô cửa này, trong mắt tôi downtown Portland như con cua lớn đang bò sang bên kia sông bằng những cái càng khổng lồ. Và cũng từ những ô cửa này, ngày ngày tôi nhìn xuống cuộc đời, xa xa bên dưới, khóc âm thầm.
Câu ca "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng" dùng được cả hai chiều, đúng ở bất cứ đâu. Tôi thành mối đe doạ về quyền thừa kế cho lũ con riêng của ông chồng. Chồng tôi cư xử công bình, phải phép với hai đứa con riêng của vơ, nhưng ông và chúng cũng khó thương nổi nhau. Và chính các con tôi đã thay đổi cách nhìn về mẹ nó.
Khi con gái tôi đủ 19 tuổi, như những cô Mỹ con khác nó bảo tôi:
"Mẹ, con muốn dọn ra ngoài và sống tự lập."
Tôi sững sờ và bối rối nói hỏi nó:
"What do you really mean" Do you understand what are you saying""
"Yes, mom."
Tôi biết con tôi chẳng thật hiểu, nó chỉ nói theo kiểu người ta hay nói ở đây. Cái khác và cái khó cho thế hệ trẻ Việt Nam như các con tôi là chúng chẳng là Mỹ, cũng không còn là Việt. Chúng như những cây non, bị bứng ra khỏi đất quá sớm, được đem trồng một vùng đất tưởng như tốt hơn, nhưng thường thì cây non sẽ héo đi, thẩm thấu vào đất, hiểu và chọn lựa chất dinh dưỡng thích hợp, tự điều tiết nhịp sống theo điều kiện có khi không thể, để sống trở lại, làm một thứ cây, tuy không đổi giống, đổi tên gọi, nhưng thật ra chúng không thuần túy và cái cây người trồng mong muốn hay ít nhất hy vọng như vậy.
Tất nhiên là tôi không bằng lòng. Tôi không muốn mất con. Tôi ích kỷ, đúng. Bà mẹ nào cũng ích kỷ vì quá thương con. Nhưng trong cái ích kỷ của người mẹ Việt Nam, nếu tôi được phép nói như vậy, là lòng yêu con vô bờ. Như mẹ tôi, như bao nhiêu người mẹ khác, tôi cho con mình tất cả, làm tất cả vì con, chứ không vì ai khác. Có lẽ tôi sai, nhưng ít nhất tôi hiểu và thấm nhuần lời dạy "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" của nho giáo Việt Nam. Tôi sẵn sàng tuyên chiến với ông chồng nếu anh ấy "đụng" đến gia đình tôi (tôi muốn nói cha mẹ đẻ, con và anh em tôi). Tôi cũng đã có một thời tuổi trẻ xáo động, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến tự do, hay chí ít hai chữ tự do theo nghĩa mới này.
Chiến tranh dường như đã nổ ra, tuy âm thầm nhưng quyết liệt. Tôi thật sự bị sốc. Các chuyên viên tâm lý gọi đó là hiện tượng "culcure shock". Tôi thấy đau nhói trong tim và bẽ bàng. Cái lồng vàng không làm các con chim non quên bầu trời xanh ngoài kia.
Sáng hôm sau như mọi sáng, tôi đứng nhìn con gái tôi đi bộ xuống đồi. Ôi, con của tôi bé bỏng làm sao. Cái áo len đỏ chỉ làm nó trông nhỏ hơn, xinh hơn. Vai đeo ba lô, lon ton giữa hai hàng anh đào bên đường, nó còn quay lại nhìn tôi, vẫy vẫy.
Chiều đến tôi vừa nấu cơm vừa ngóng nghe tiếng xe bus dừng dưới đường, và dõi để nhìn thấy cái dáng quen thuộc chui ra từ mấy cái hộp biết di động ấy, leo lên đồi ngước nhìn tôi như hỏi: "Mẹ ơi, cơm chín chưa". Nhưng chim đã chẳng bay về tổ từ chiều ấy, từ ngày ấy. Nó chỉ lặng lẽ bỏ đi, bay đi. Chim không biết nói, và chẳng muốn nói cho mẹ biết khi nào thì nó sẽ không về nữa.
Tôi đã khóc, những sáng rồi chiều, thu rồi hạ. Tôi nhớ con, tôi không thể hiểu được tại sao khi lớn chim không cần mẹ nữa. Tôi không muốn hiểu. Có lẽ tôi đã già rồi, tôi sợ không dám bay vào khung trời rộng như nó, sợ đường xa, sợ giông tố, nên từ nơi này, từ cái lồng son, con chim sẻ mộc mạc xưa đang khóc. Nó nhớ mẹ, nhớ con, nhớ quê hương và nhớ cái xóm nghèo ngày xưa.
Mẹ ơi, bây giờ thì con hiểu phần nào, tại sao con yêu mẹ.
HẠ MIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến