Hôm nay,  

Người Mỹ Và Tôi

12/05/200200:00:00(Xem: 168074)
Người viết: Lê Hải Dương
Bài tham dự số: 2-532-vb60503
Tác giả Lê Hải Dương, định cư tại Orange County, cho biết bà sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Bà tự mô tả bà là “một bà Bắc Kỳ hủ lậu” và hiện sống bằng tiền già. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà.
Trước đây, tôi rất ghét người Mỹ. Đó là thói quen từ hồi Pháp thuộc. Hồi nhỏ, thời chiến tranh Việt Pháp, tôi đã từng thấy lính lê dương Pháp đi càn quét, lùng sục.

Hồi Mỹ tới Việt Nam thì tôi đã trên bốn mươi tuổi. Tuy không thấy cảnh người Mỹ hà hiếp đàn bà con gái, nhưng hình ảnh các anh lính Mỹ với các cô gái cợt nhả trong những bar rượu vẫn làm tôi không rửa gột được bớt chút thành kiến nào. Nhất là lúc con gái đầu lòng của tôi yêu một nhân viên người Mỹ qua làm việc tại miền Nam.
Tôi đã khóc lóc, van xin con gái. Nhưng nó vẫn khăng khăng, cho cả nhà biết, nếu không lấy được người nó yêu thì nó sẽ tự vận. Tôi cũng cương quyết không chấp nhận. Tôi nói:
"Thà là má giết chết con, chớ không khi nào chấp nhận cho con lấy người ngoại quốc."
Con gái tôi khóc:
"Người Mỹ cũng là người, sao má kỳ thị quá vậy. Con đã thương người ta, người ta cũng thương con, chỉ có chết mới bứt con ra khỏi anh ấy."
Tôi hét lên:
"Vậy thì mày chết đi. Chết đi, con bất hiếu."
"Con…Má ơi! Sao má muốn con chết, sao má…"
Giận mất khôn, đầu óc của tôi như đang bừng bừng một cơn bão dữ:
"Mày chết thì tao đem chôn, còn cho lấy thằng đó, nhất định không."
Chồng tôi có can thiệp, nhưng yếu xìu:
"Em à, em đừng căng quá, con nó…"
"Nó chỉ dọa thôi, ông sợ…. Nó chết thì chết, tui nhất định vậy là vậy."
Con gái tôi không chết, vẫn âm thầm đi lại với người ngoại quốc mà tôi ghét như đào đất đổ đi. Tôi thường kêu than: Trời ạ, đúng là con ghét của nào trời trao của ấy. Nhưng tôi thà mất con, nhất định không cho, không cho… Cuối cùng, con gái tôi đã bức1y gia đình, tự kết hôn, sống với người ngoại quốc. Từ đó, tôi không cho phép bất cứ ai trong gia đình gặp đứa con hư. Tôi nói áo không mặc qua khỏi đầu. Tôi đâu ngờ, thời này người ta đã chế ra chiếc áo thun tròng cổ, mỗi lần cởi áo không có khuy, nên phải lột ra khỏi đầu rồi. Tôi coi nó như đã chết.
Tôi khóc than đến muốn mù cả cặp mắt. Tôi tưởng đã điên lên vì xấu hổ. Bất cứ người quen nào nhìn tôi, tôi có cảm tưởng như mắt họ đầy khinh bỉ muốn nói tôi là mẹ của con me Mỹ. Me Tây, me Mỹ, hai chữ đó ám ảnh tôi, day dứt, làm khổ tôi cả trong giấc ngủ, và chắc còn làm khổ tôi, tôi dở sống dở chết trong khoảng đời còn lại.
Một ngày nọ, không một lời từ giã, con gái tôi theo chồng về Mỹ. Nó có lén gặp chồng tôi, mấy đứa em, nhưng tôi thì không. Tôi coi nó như đã chết thì nó cũng đã coi tôi như đã chết. Tôi cắn răng, tự an ủi, ừ, mày đi đi, đi càng xa càng tốt, y như câu mẹ tôi ngày xưa thường nói: Thà khuất mặt hơn là lòng đau. Nó đi một năm, hai năm, rồi năm năm, nỗi giận con vẫn chưa nguôi trong lòng.
Tới năm thứ năm thì tháng Tư đen đổ ập xuống miền Nam bao nhiêu đau thương, tan tác. Chồng tôi tù cải tạo, tôi lao đao từ góc chợ trời này tới chuyến tàu hỏa nọ để nuôi chồng, nuôi con, cuộc sống khổ cực đày đọa như đã tới xuống tầng cuối cùng của địa ngục.
Nhà bị trưng thu để làm Hợp Tác Xã phường, mấy mẹ con tới ở nhờ nhà cô em, chồng nó cũng đi học tập, nó một mình nách ba đứa con thơ… Hoàn cảnh cả hai gia đình vì đùm bọc nhau, lại càng thêm bế tắc.
Đúng lúc nguy kịch thì có những thùng đồ gửi về cho em gái tôi, đề những tên lạ hoắc, địa chỉ thùng đồ gửi đi từ Pháp, và trong thư viết bằng tiếng Anh, không phải chữ con tôi, nhưng nhờ chuyển cho tôi.


Nhờ những thùng đồ gửi đều đặn mà chồng tôi đuợc thăm nuôi đầy đủ. Các con tôi tuy không được đi tới trường học, nhưng tôi thuê người tới dạy cho chúng ngoại ngữ, vì tôi có ý định cho các con tôi vượt biên.
Sau cùng tôi biết được ai là người đã gửi những thùng đồ, chính là con gái tôi. Chồng của nó đã nhờ một người bạn ở Pháp đóng đồ gửi về vì sợ tôi còn giận, từ chối chăng. Khi biết con gái tôi lâu nay âm thầm trợ giúp, cứu cả nhà thì lòng oán hận con không còn nữa. Mẹ con liên lạc được với nhau. Con tôi làm giấy bảo lãnh cho cả nhà, kể cả chồng tôi còn đang tù cải tạo.
Bây giờ thì một số họ hàng, những bạn bè thân quen cũ tìm tới tôi, nhờ tôi hỏi con tôi mách đường chỉ nước để họ được ra đi. Thấy gia đình tôi đầy đủ, tháng tháng đi lĩnh thùng đồ, ai cũng xuýt xoa khen ngợi tôi có cung nhờ con, nhà có phúc được anh chàng rể tốt. Trong số không tiếc lời khen ngợi đó, có những người trước đây đã chê bai, nhìn tôi bằng cặp mắt khinh khi vì tôi có con gái lấy Mỹ.
Chồng tôi ở tù
tới bảy năm, không bỏ thây vì lao động cực khổ là nhờ thăm nuôi đều đặn. Một thời gian ngắn, nhờ biết rõ hai chữ "đầu tiên là tiền đâu" cả gia đình tôi được đi Hoa Kỳ đoàn tụ với con gái.
Phải nói đây là lần đầu tiên tôi gặp Thomas vì trong suốt bao năm tôi từ chối không chấp nhận người con rể này. Rõ ràng là tôi có chút mặc cảm nên không được tự nhiên khi Thomas ôm chầm lấy tôi, gọi "mom" khi đón ở sân bay. Và ngay buổi cơm họp mặt đầu tiên, Thomas đã nói lời xin lỗi gia đình và mong
gia đình bỏ qua những gì đã làm gia đình không vui lâu nay. Con gái tôi dịch lại bằng tiếng Việt, chồng tôi siết chặt tay Thomas, và Thomas mời tôi ly rượu vang đỏ, bập bẹ nói bằng tiếng Việt: "Xin mẹ tha tội cho con…con thương yêu em thiệt lòng…" Tôi đón ly rượu từ trên tay Thomas, lòng không khỏi ngượng ngùng…. Rồi tôi ôm chầm lấy Thomas, ôm chầm lấy con gái, tôi khóc, đó là thêm một lần khóc trong sung sướng, mà được khóc sung sướng thì trong đời một người đâu được mấy lần!
Nước Mỹ thật rộng lớn, thật bao dung. Các con tôi chỉ một thời gian lo giấy tờ, đã vô trường học hết. Chồng tôi học tiếng Mỹ rất nhanh, tuy lớn tuổi , nhưng ông nói, gần hết cuộc đời phục vụ trong binh nghiệp, bây giờ ông muốn làm một học sinh già, ông đi học.
Ở Mỹ, tôi không còn chướng mắt khi thấy một cô gái Việt Nam đi bên anh chàng Mỹ, Trung Hoa, Đại Hàn…Tôi hiểu ra nhiều lắm, con người ở xứ Hiệp Chủng Quốc này không phân biệt mầu da, tất cả đều hòa nhập
vào một xứ sở
để cùng xây dựng cho tương lai con người.
Tôi không còn khó chiụ, mà thật sự vui thích, khi thấy những người trẻ tuổi, da đen, da vàng, da trắng, họ vui vẻ bên nhau, nói chung một ngôn ngữ và cùng nhau làm việc.
Còn tôi, sang tới đây cũng lớn tuổi rồi, tôi cũng không cần vào trường học, nội lo cho một người lẩm cẩm, dở hơi như chồng tôi cũng hết giờ rồi. Ông nói:
"Bà phải học nấu món ăn Mỹ, chớ bắt thằng Thomas nó ăn đồ ăn Việt Nam hoài, nó mất gốc à nhe."
Mất gốc sao được mà mất. Trong miếng đất nhỏ xíu sau vườn, tôi đã đã có những gốc ổi, gốc xoài, đã trồng được nhiều gốc rau răm, rau thơm, rau diếp cá lá mơ…
Còn Thomas, về ăn cơm gia đình, thường nhe răng cười. Có lần nói tiếng Việt "Già cây, giá cây..." Cả nhà không ai hiểu Thomas nói gì. Cho tới khi con gái tôi giải thích "Giả cầy. Giả cầy. Thomas nói món giả cầy của mẹ nấu đấy." Thì ra, nhìn trên bàn ăn có đĩa lá mơ là Thomas đã nói được đúng tên món ăn sắp dọn ra.
Bây giờ thì Thomas nói "giả cầy" đúng luôn cả dấu hỏi, dấu huyền.
LÊ HẢI DƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến