Hôm nay,  

Có Những Niềm Riêng

07/05/200200:00:00(Xem: 154481)
Người viết: Trần Minh Khuyến
Bài tham dự số: 2-531-vb50432

Tác giả trần Minh Khuyến 49 tuổi, định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, tốt nghiệp năm 79, công chức tiểu bang từ 1980, hiện cư trú tại Valencia, CA. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, một truyện ngắn. Lần này, bài thứ hai, ông viết về những sinh hoạt và nỗi niềm gốc Việt tại chính thành phố mà ông đang cư trú.


Valencia, cái tên nhẹ nhàng như hơi thở. Dó là thành phố của tôi nằm cách Santa Ana 70 dặm về hướng bắc.
Xuân cây lá xanh tươi hoa vàng mấy độ. Hạ rực rỡ
với trời xanh cao vút.
Thu bàng bạc như trời thu Dà Lạt. Có những sáng cả thành phố mù sương, có những chiều lá khô bay xào xạc.
Dông về thì thật là dông.
Những cơn lạnh sắt se từ muôn phương thổi dến. Thành phố của tôi dễ thương là thế dó, nhưng những người hàng xóm của tôi lại càng dễ thương hơnø.
Gọi là hàng xóm cho có vẻ Việt Nam chứ thật ra, di bộ dến nhau thì quá xa mà di xe thì lại quá gần. Da số những người hàng xóm của tôi làm chung một hãng nên chuyện của người ai cũng biết, chuyện của mình ai cũng hay.

Lâm người miền Nam cùng tuổi với tôi. Lâm thật thà mộc mạc nghĩù sao nói dzậy. Nghe dược thì nghe hổng nghe thì bỏ. Cái dễ thương nhất của Lâm là nhậu là "dzô di anh dù trời khuya tôi cũng dưa anh dzìa". Nếu dã dến thăm Lâm thì dến dễ khó về "ở lại với tui chút nữa di!
Sương sương một chút thôi, tội nghiệp tui mà". Lâm mê vọng cổ. Lâm hát không hay nhung Lâm hay hát. Lâm chỉ xào di xào lại một bài duy nhất. Tôi không biết bài hát dó tên gì, nhưng nghe hoài tôi cũng thấy mùi và thuộc luôn câu hát "bạn nghệ sĩ tôi cũng là nghệ sĩ.
Bạn
tha hương tôi cũng tha hương....Dời của bạn dã rày dây mai dó thì dời của tôi cũng sương gió lâu rồi...". Có nhiều lần tôi xúc dộng khi nhìn Lâm nghẹn ngào trong lúc nửa tỉnh nửa say " các you sướng thấy mồ! Ai cũng có gia dình con cái. Còn tui nè mồ côi hổng biết cha mẹ là ai. Tới giờ này cũng không có dược một dứa con". Vợ chồng Lâm khá về tiền bạc nhưng hiếm muộn về con cái. Có lẽ vì vậy nên Lâm tìm quên trong men rượu bạn bè.
Tôi thương và thông cảm với Lâm. Lâm có những niềm riêng mà tôi hiểu dược.

Người hàng xóm thứ hai của tôi là vợ chồng anh Quang. Anh chị cũng là hàng xóm của Lâm. Anh Quang là người bạn thân nhất của tôi trên vùng này. Nói là bạn chứ thật ra anh lớn hơn tôi nhiều.
Tôi luôn coi anh như một người anh. Anh dã từng chia ngọt xẻ bùi với tôi mười mấy năm nay. Anh thường gọi tôi là thầy Khuyến.
Mới nghe thấy lạ sau cũng quen tai. Chắc tại tôi hơi ốm lại deo kính cận trông giống như một nhà giáo.
Anh hay tâm sự chuyện gia dình anh cho tôi nghe. Mới nghe qua tôi tưởng anh chị không hợp nhau, nhưng thật ra anh chị rất tình.

Chị Quang là một giáo sư Việt Văn trước 75. Chị trầm trầm ít nói dúng là một mẫu người mô phạm.
Anh Quang cho tôi biết niềm vui duy nhất của chị là có nhiều tiền dể trong ngân hàng.
Anh thường than với tôi là ham rẻ nên ngày nào chị cũng cho anh ăn thịt gà nín thở.
Anh kể có lần anh mua mấy chục vỉ thịt gà xắp dầy trên bàn ăn.
Anh làm thế dễ cho chị biết là thịt gà rẻ mạt không dáng tiền chợ mà anh vẫn chi đều mỗi tháng.
Chắc là tại chị lo cho sức khỏe của anh. Chị muốn anh ăn thịt gà nhiều cho bớt cholesterol. Tôi vẫn tưởng là anh nói dùa với tôi về chị, nhưng lại là sự thật. Một hôm chị nói với tôi một cách rất tự nhiên "chú Khuyến biết không, tính của tôi kỳ lắm. Tôi không thích xài tiền. Mỗi lần thấy tiền dễ trong nhà bank lên cao cao là tôi vui liền hà".
Tôi thì ngược lại.
Dễ dành thì ít mà tiêu thì nhiều. Mỗi lần có dịp xài tiền là tôi vui lắm. Tôi không hiểu tại sao chị lại có niềm vui như vậy.
Hay là chị có những niềm riêng mà tôi chưa hiểu dược"

Trong cặp mắt của tôi anh Quang là một siêu nhân.
Làm việc trong hãng vừa xong anh lại phóng sang trường học bắt tay vào công việc lau chùi quét tước. Anh cầy hai job này dã mười mấy năm. Bao nhiêu thày cô lần lượt ra di nhưng anh vẫn trấn thủ lưu dồn.
Anh nhận đước vô số
bằng khen của trường vì lòng trung thành dũng cảm của anh. Có lần sau khi dọn dẹp phòng ốc vừa xong anh phóng thẳng dến nhà tôi. Mồ hôi nhễ nhại dầy mặt, anh thở hồng hộc như lực sĩ điền kinh vừa chạy xong mấy vòng vận động trường. Tôi thấy xót cho anh. Tại sao anh phải dầy dọa thân anh như the"á.
Nhiều lần tôi định hỏi nhưng lại thôi. Ở Mỹ mà!
Ai cũng có những niềm riêng!
Cách dây độ năm năm, anh
tâm sự với tôi là anh chi phí hết mọi khoản chi tiêu trong gia dình, từ tiền nhà dến tiền ăn. Tiền của chị thì anh dễ chị cất trong nhà bank riêng của chị cho chị dược vui. Anh lại còn phải dóng tiền học cho dứa con gái duy nhất của anh chị dang theo ngành bác sĩ.

Cách dây hai năm, mộng của anh dã thành, danh của anh dã dạt.
Chị Quang vui lắm.
Tiền riêng của chị dễ trong nhà bank dốt tôi cũng cháy thành than. Con gái của anh dã là bác sĩ. Căn nhà anh chị dang ở, trị giá vài trăm ngàn, cũng dã trả xong. Thế mà không hiểu sao anh vẫn ngày ngày bốn buổi di về với hai công việc.


Hay là anh Quang có những niềm riêng mà tôi chưa hiểu dược"

Người hàng xóm mà tôi mến nhất và tội nghiệp nhất là bác Sáu.

Bác có nhiều nét giống mẹ tôi, khác chăng là bác người miền Nam có giọng nói hiền dịu ngọt ngào như trái gùi Bến Cát. Nhà bác cách nhà tôi một khoảng di bộ không xa.
Bác ở
trong khu nhà sang trọng ,có những thảm cỏ xanh tươi, những cây cảnh dắt tiền, dược cắt tỉa
bởi những thợ làm vườn chuyên nghiệp. Một chiều di bộ qua dấy tôi chợt nghe có tiếng gọi sau lưng "cậu à, có phải cậu người Việt Nam hông"". Từ dó tôi quen bác Sáu, người hàng xóm mới nhất của tôi.
Tôi kể chuyện tình cờ gặp bác Sáu cho anh Quang nghe. Không ngờ anh Quang dã biết bác Sáu từ lâu. Anh cho tôi biết dại khái là bác Sáu rất cô dơn.
Con cái của bác hơi kiêu kỳ không muốn bác giao tiếp với những người Việt trong vùng.
Anh
dặn tôi nên cẩn thận dễ khỏi phiền lòng người hàng xóm.

Bác Sáu có hai người con gái Loan và Thủy. Loan trẻ hơn tôi vài tuổi. Loan vừa dẹp vừa sang lại vừa có vẻ kiêu kỳ. Loan kiêu kỳ cũng phải vì Loan đang làm chủ một công ty du lịch lớn gần phi trường. Toàn, chồng Loan nhìn trẻ hơn Loan. Nếu tôi đoán không lầm thì Toàn có chân trong hội thờ bà. Tôi mến Toàn và nói chuyện với Toàn khá hợp.

Thủy theo mẹ sang Mỹ đoàn tụ với Loan sau khi bác Sáu trai qua dời.
Thủy tốt nghiệp cao học cách đây bốn năm dang làm cho một công ty của Mỹ. Thủy trẻ dẹp từa tựa như Loan. Thủy ít nói nhưng tỏù vẻ thích thú với những câu chuyện giữa tôi và Toàn.
Tôi mến bác Sáu nhưng tôi vẫn
e dè với Loan và Thủy. Một phần vì tôi không giầu sang như họ, phần khác vì tôi vẫn nhớ lời anh Quang dặn.

Một hôm bác Sáu hỏi tôi "Khuyến à! thứ Bẩy này mấy đứa con của bác di chơi xa. Bác nhờ con làm ơn chở bác đi chùa Việt Nam được không"" Tôi ngạc nhiên nhìn bác. Tại sao bác không di chơi xa với gia đình" Tại sao bác phải nhờ tôi chở di chùa" Có lẽ dọc được những câu hỏi trong ánh mắt của tôi nên giọng bác buồn buồn "Tại bác quê mùa nên con cái của bác không muốn cho bác đi đâu hết.
Tụi nó cũng cấm không cho bác tiếp xúc với bà con Việt Nam trên vùng này".
Bác nhìn tôi với ánh mắt van lơn cầu khẩn. Tôi chợt hiểu tại sao anh Quang dặn tôi nên cẩn thận. Tôi chợt hiểu tại sao những ngày đầu mới quen tôi, bác thường tỏ ra bồn chồn sợ hãi. Bác ơi! Con sẽ chở bác đi. Con xin bác đừng nhìn con với ánh mắt này tội lắm!
Tôi tưởng tượng ra aÙnh mắt của mẹ tôi. Ánh mắt van lơn mong gặp lại dứa con lưu lạc nơi đất khách quê người, trước giờ phút lâm chung.
Bác Sáu ơi! bác không quê mùa như con bác nghĩ. Vì dù bác có dốt nát quê mùa di nữa, nhưng cái quê mùa của bác đã khai hoa nở nhụy những bông hồng lộng lẫy kiêu sa.
Bác vẫn là "mẹ già như chuối ba hương, như cây khế ngọt, như đường mía lau".
Ví dù ở dâu di nữa.
Ví dù ai kia có tuyệt đỉnh cao sang, thì bác vẫn muôn đời là một "mẹ quê vất vả trăm chiều, nuôi một dàn con chắt chiu". Trời ạ! Tại sao lại có cảnh này dzây" Hãy cho tôi thêm một lần còn mẹ, đễ tôi được dỗi hờn trong vòng tay gầy guộc của người, đễ tôi dược nuông chiều trong ánh mắt mù lòa của mẹ. Hãy cho tôi dược khóc thêm mốt lần tiếng khóc trẻ thơ, để tôi được nghe tiếng mẹ ầu ơ "ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó di. Khó đii mẹ dẫn con đi, con đi trường học mẹ đi trường dời..."

Tôi bàng hoàng khi đuợc tin Bác Sáu mất. Buổi chiều sau khi tan sở tôi ghé dến nhà quàng thăm bác.
Bác nằm đấy hoa phủ quanh mình.
Có lẽ giờ này hồn thiêng của bác đang yên ấm trong căn nhà tranh vách dất ngày xưa, có khói lam chiều quyện bên lũy tre xanh. Có lẽ giờ này bác đang quây quần bên cạnh ông Tám bà Năm, cô Hai cậu Bẩy, những người hàng xóm năm xưa của bác.
Họ tuyï dốt nát quê mùa, nhưng chân tình mộc mạc.

Ngày đưa bác Sáu đến nơi an nghỉ cuối cùng trời đổ cơn mưa. Trời đổ mưa có giống như bác đã lặng lẽ âm thầm đổ ngàn ngấn lệ" Giọt lệ nào bác dành cho nỗi nhớ quê hương" Giọt lệ nào bác khóc cho những ngaỳ dài cô dơn hiu quạnh" Giọt nước mắt nào bác dã khóc cho tủi nhục vong thân" Người hàng xóm của tôi dã di rồi! Bác ra đi mang theo những niềm riêng mà tôi hiểu dược.

*

Chuông điện thoại thỉnh thoảng lại vang lên từng chập, như nhắc nhở tôi là gia đình Loan và Thủy đang đợi. Tuần trước Thủy cho tôi biết hôm nay là ngày giỗ 49 ngãy của bác Sáu.
Thủy mời tôi và nói thêm là gia đình Thủy chỉ mời một số ít người thân.

Mặc cho tiếng chuông réo gọi, tôi không đi và tôi sẽ không đi.
Bác Sáu đã mất rồi, tôi chẳng có lý do gì đễ bước chân dến nhà Thủy nữa. Tôi hân hạnh dược lọt vào mắt xanh của Thủy nếu dúng như lời anh Quang nói.
Tiếc một điều là phận tôi hèn mọn. Tôi chỉ dám quen với những người hàng xóm mộc mạc quê mùa.
Tôi không dám quen với những người trưởng giả cao sang như Loan và Thủy, bởi vì tôi cũng dốt nát quê mùa như bác Sáu của tôi.

TRẦN MINH KHUYẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến