Hôm nay,  

Thành Phố Có Cây Hoa Đỏ

01/05/200200:00:00(Xem: 164321)
Người viết: Minh Tường
Bài tham dự số: 2-523-vb70420
Minh Tường là bút hiệu của Bác sĩ Trần Mạnh Tùng, tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2000 với truyện ngắn “Thị Trấn Ven Trời”. Trong eMail mới cho Việt Báo, Bác sĩ Tùng viết “Gần ngày 30 tháng Tư, đọc lại bài viết về những ngày mới tới, lòng thấy bồi hồi, xin gửi để được chia xe với mọi người cùng đọc.”

Xin mượn lời Bác sĩ Tùng để mời các tác giả Viết Về Nước Mỹ cùng góp thêm những hồi tưởng, cảm nghĩ, kinh nghiệm từ 30 tháng Tư...
1Chiếc Boeng 747 đưa Niệm đến phi trường Los Angeles vào một buổi sáng cuối xuân đầy nắng ấm. Niệm ngơ ngác nhìn hành khách tấp nập xuôi ngược. Đối với chàng lúc đó cái gì cũng lạ, cũng hay và mới mẻ quá, làm chàng cứ ngẩn ngơ nhìn ngắm mãi, quên cả thời gian và không gian, cho đến lúc cô hướng dẫn viên xinh đẹp của hội bảo trợ IRC (International Rescue Committee) đập vào tay nhắc nhở chàng phải vào phòng di trú lo thủ tục nhập cảnh và nhận thẻ I-94, chàng mới giật mình bừng tỉnh.
Ở lại Los Angeles ba tuần lễ, Niệm được cho đi thăm khắp nơi: Từ Pasadena, nơi hàng năm vào ngày đầu tiên của dương lịch có cuộc trình diễn Rose Bowl Parade nổi tiếng, cho đến Hollywood, kinh đô điện ảnh thế giới với những phim trường bát ngát như một thành phố nhỏ, Long Beach, bãi biển nổi danh hoàn cầu, và nhất là Los Angeles, thành phố của các thiên thần, với những kiến trúc vĩ đại, nguy nga và tân kỳ. Nhưng cuối cùng, Niệm quyết định về định cư ở Oklahoma City, vì một bức thư thật cảm động, chan chứa tình nghĩa ruột thịt của bác Khoa, chị mẹ chàng.
Chiếc xe buýt "Greyhound" đưa Niệm xuyên hàng ngàn dặm đường qua các tiểu bang của miềm Nam Hoa Kỳ. Nào Arizona, New Mexico, Texas. Mỗi tiểu bang mang một vẻ. Có lúc xe đi qua những dãy núi với vách dựng đứng như bức trường thành hùng vĩ, có bọc lưới để đá khỏi rơi rớt xuống mặt đường xa lộ. Có lúc xe băng qua sa mạc toàn bụi đỏ mênh mông. Có lúc xe đi qua một quận lỵ nhỏ với nhà cửa kiến trúc đặc biệt của xứ cao bồi. Cái gì cũng lạ, cũng khác thường làm cho Niệm cứ mơ mơ, tỉnh tỉnh như mán về thành! Cuối cùng xe vào tiểu bang Oklahoma. Hai bên đường, thỉnh thoảng Niệm thấy những dàn khoan dầu vơí tháp cao có cần trục đong đưa như thằng người khổng lồ đang ra sức kéo co múc nước từ giếng lên, làm chàng thích thú mỉm cười một mình! Đúng như hình ảnh Niệm thấy trong phim "Giant" do James Dean đóng, chàng xem hồi còn ở quê nhà. Trên xa lộ I-40 , từ xa "skyline" của thành phố Oklahoma hiện ra làm chàng thất vọng.
Ở Los Angeles, lúc nghĩ đến Oklahoma City, chàng cứ tưởng đó là một thành phố đồ sộ, huy hoàng. Nay nhìn tận mắt, chàng thấy nó nhỏ bé hơn sự tưởng tượng của chàng nhiều, dù trước đó chàng nhận thư của chị Lan từ Oklahoma City cho hay thành phố này so với Los Angeles như Mỹ Tho so với Sài Gòn vậy!
Chiếc xe buýt rời xa lộ I-40 , qua một khúc quanh, để từ từ tiến vào thành phố. Sau mấy con đường ngang dọc, xe tiến vào trạm chính trung ương. Thành phố còn đang ngái ngủ, xe cộ thưa thớt. Đó là buổi sáng đầu tiên của Niệm ở thành phố Olkahoma xa lạ, cách quê hương chàng nửa vòng trái đất.
Trong những ngày đầu, Niệm rất bực bội vì cái nóng khô khan, rát bỏng, cháy da cháy thịt, như gió Hạ Lào, của tiểu bang Oklahoma này. Người chàng lúc nào cũng nhớp nháp như có dính mỡ. Chàng chạy đôn chạy đáo lên hội Việt Mỹ nhờ xin welfare, học Anh văn, rồi xin housing. Có an cư mới lạc nghiệp. Sau khi xong thủ tục định cư, Niệm bắt đầu chúi mũi vào bài vở, học hành, để mong đỗ đạt, có cơ hội hành nghề y sĩ trở lại. Vừa khi đó, hội Bác Sĩ Việt Nam ở Oklahoma ra đời. Các anh em trong hội thay phiên nhau giúp Niệm và các anh em bạn đồng nghiệp khác, cùng cảnh ngộ, trau dồi lại bài vở, chỉ vẽ các tiểu xảo trong việc học hành và thi cử.
Ngày ngày, Niệm và các bạn tụ tập nhau ở trung tâm Kaplan, ở thư viện trường Y Khoa O.U.*, ôn luyện bài vở, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm vừa gặt hái được. Chiếc xe hơi cũ giá 700 đồng Niệm mua được làm phương tiện di chuyển, đưa chàng qua lại các ngả đường ngang dọc của Oklahoma City, Mid West City, Edmond, Norman. Về mùa hè, chiếc xe như một lò thiêu di động! Về mùa đông mới thật là khủng khiếp! Lần đầu tiên trông thấy tuyết, sao mà đẹp thế! Những hoa tuyết trắng nõn như bông, từ từ rơi lã tã trên nền trời tím xám. Nhà nhà, cây cối với những chiếc nón tuyết màu trắng trinh nguyên bao phủ, trông đẹp như những bức tranh vẽ trên các tấm thiệp giáng sinh. Mới đêm hôm trước, trời còn khô tạnh. Sáng ngủ dậy, đã thấy cả một biển tuyết trắng xóa, mênh mông! Cảnh vật lung linh, hoang đường, như ảo ảnh. Với bộ quần áo ấm, trùm kín từ đầu đến chân, chỉ còn chừa có hai con mắt, mà vẫn còn buốt giá tận xương tủy. Ôi! Những khi chiếc xe cũ bị chết máy dọc đường mới thật là khổ. Gió thổi lạnh căm căm, phải bỏ găng tay ra mà chúi mũi dưới nắp xe, rán mằn mò với khối sắt vô tình. Dù đã giở đủ các phép thần thông, mà vẫn không làm cho máy nổ lại được, đành phải bỏ xe, cuốc bộ về nhà trọ, giữa bầu trời đầy băng giá. Về đến nhà, người lạnh và mệt, mặt trắng bạch, vô hồn, như xác chết!
Oklahoma có đủ bốn mùa: xuân, ha,ï thu, đông. Mỗi mùa một vẻ. Mùa hè, nóng thì nóng chết người! Mùa đông, đẹp, lạnh buốt xương buốt da! Chỉ có mùa thu và mùa xuân là khá hơn cả. Mùa thu có lá đỏ, lá vàng rơi vãi ngập đường. Mùa xuân có cây cỏ xanh tươi, đẹp nhất là cây "red bud tree" mọc hoa đỏ, làm rạng rỡ hẳn một quãng đường dài gần trường đại học Y Khoa O.U.*
Những con đường Classen, Western, N.W. 23, 13, 16, Niệm đi qua không biết bao nhiêu lần. Đi bộ cũng có, mà đi xe cũng có. Đi hoài, lầm lũi trong những ngày buồn nhớ quê nhà, thương cho thân phận. Nhiều lúc, chàng tưởng chừng như cuộc đời mình cứ chôn chặt, khép kín trong thành phố hiu quạnh, nhỏ bé này mãi chăng" Thành phố không đến nỗi "đi năm phút lại về chốn cũ" như thành phố Pleiku của Phạm Duy, nhưng quả là thành phố quá bé nhỏ so với nước Mỹ mênh mông. Chị Lan đã bỏ đi Cali ngay những ngày Niệm mới đến, làm Niệm cảm thấy như bị hụt hẫng. Rồi sau khi đậu đạt, những bạn bè học chung cũng lần lượt bỏ đi hết: Chung đi Kansas, Minh đi Arkansas, Hạnh đi Florida. Chỉ còn Niệm ở lại. Ngày ngày đến O.U. * làm việc mà lòng chàng cứ mỗi lúc một thắt lại. Không lẽ đời chàng cứ "tàn theo mùa đông" như thế này mãi sao" Những ngày, những tháng, rồi những năm đã buộc chân Niệm ở lại Oklahoma City tới bốn năm.
Bốn năm trời đằng đẵng. Chàng lăn lóc như con quay, với bao lo âu, khắc khoải, suy tính. Những giấc mộng lớn, mộng con cũng khép lại dần dần trong vùng đất dầu hỏa xa lạ này. Bao khuôn mặt, bao con đường đã gần gũi với chàng suốt một phần của đời người. Những quán ăn, những tiệm buôn lèo tèo của người Việt mình ở góc đường Classen và đường N.W. 23 không ai là không quen mặt chàng. Nhưng trời còn ngoảnh lại, và cuối cùng, Niệm cũng đã tìm được lối thoát. Chàng đã trở lại hành nghề cũ, và ra khỏi được thành phố Oklahoma nhỏ bé, lạnh lùng và khép kín này.
*


Đã trên bốn năm trời trôi qua, kể từ ngày Niệm xa rời thành phố Oklahoma, cái thành phố một thời đã có mặt trong phần đời của chàng, tưởng đã qua đi theo quá khứ. Bỗng một buổi sáng thứ bảy, anh Vũ, người anh đồng nghiệp, cũng là người bạn hình như cùng lý tưởng và chí hướng ở một khía cạnh nào đó, gọi điện thoại viễn liên hỏi thăm, nhắn nhủ. Cả một vùng trời kỷ niệm chợt quay về lũ lượt, vỡ oà và cuốn hút chàng vào một cơn mơ. Những Oklahoma City, Midwest City, Edmond, Norman và rồi Clinton nữa, những thành phố quen thuộc của một thời trong trí nhớ, nay đang hiện ra trước mắt chàng, mờ mờ, ảo ảo, nửa hư, nửa thật.
Oklahoma, bác Khoa, anh Quốc, anh Vũ, xin hẹn tất cả, một ngày đẹp trời nào đó, Niệm sẽ trở về thăm lại với lòng chân thành của một người đi xa, muốn tìm kiếm lại dĩ vãng của một thời nghiệt ngã, ở một nơi đã mang ít nhiều cưu mang.
2 Tháng mười trời đã sang thu, không khí mát mẻ, dễ chịu. Đã lâu lắm, kể từ ngày rời xa Oklahoma, vì mải mê công việc, Niệm chưa lần nào lấy vacation thật sự. Chàng chỉ lấy lắt nhắt khi thì một tuần, khi thì năm, ba ngày phép rải rác trong năm để nghỉ xả hơi. Với thời tiết này, có lẽ chàng phải lấy một tháng liền nghỉ vacation cho thỏa chí. Cũng đã lâu lắm rồi, chàng không được sống trong cái thế giới của Sài Gòn xa xưa. Nghe nói, ở Little Sài Gòn
bên Cali, những người sống xa quê hương lâu ngày như chàng, có thể sẽ sống lại được cái không khí của Sài Gòn xưa cũ. Sài Gòn Nhỏ với phố xá ngang dọc toàn người Việt mình! Những cửa hàng ăn uống, những cửa tiệm bán quần áo, quà tặng, tiệm bán băng nhạc, video, tiệm tạp hóa, ngay cả dealer xe hơi, tivi,v.v. toàn mang tên Việt Nam và do người Việt làm chủ, đứng bán . Nói toàn một ngôn ngữ Việt Nam! Thích thú thật! Thế là chàng quyết định xếp tất cả mọi công việc qua một bên, tự lái xe xuyên liên bang, từ đông sang tây. Làm một cuộc "hành trình trở lại cội nguồn!", từ ngữ nghe ghê gớm quá!, về thăm Cali, Sài Gòn nhỏ. Nhưng ý định của chàng là tự lái xe, chàng sẽ ghé qua Oklahoma, nơi đã cưu mang chàng một thời, đã trở thành một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của chàng.
Muốn qua Oklahoma, chàng phải mua thêm đường: Thay vì chạy thẳng một mạch trên xa lộ I-10 từ đông sang tây, chàng phải lái vòng lên miền bắc. Nhưng không sao! Cuộc hành trình trở về nguồn cội nào mà không đòi hỏi chút nhiều công lao" Nhưng hẳn là có nhiều thích thú và cảm giác lạ. Lúc mới đến Oklahoma lần đầu, Niệm đi từ tây sang đông, bây giờ trở lại chốn xưa, chàng đi từ đông sang tây. Cuộc hành trình đảo ngược.
Từ miền biển của Florida, Niệm lái xe dọc theo xa lộ I-95, lên Jacksonville. Con đường từ miền trung Florida lên Jacksonville, chàng đi lại không biết bao nhiêu lần, bây giờ trở thành quen thuộc nhàm chán. Nhưng lần đầu đi con đường này, chàng rất thích thú vì hai bên đường toàn là rừng thông, gợi cho chàng con đường lên Đà Lạt. Đà Lạt, cái tên của thành phố cao nguyên thơ mộng, lãng mạn của thời hoa niên, bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm hằn sâu trong trí nhớ. Từ Jacksonville, dọc theo xa lộ I-10, đến New Orleans, thành phố có khu French Quarter độc đáo, chàng đã ghé qua đôi ba lần thưởng thức cà-phê Du Monde, hương vị Pháp thơm phức. Khu phố Bourbon với các hộp đêm khiêu vũ khỏa thân nóng bỏng, những nhà hàng trình tấu nhạc Jazz hay nhất thế giới, khó tìm thấy ở một thành phố nào khác.
Xe đưa chàng đến thành phố Lake Charles, thành phố nhỏ bé, lẩn khuất, chàng có lần ghé interview trong cuộc đời đuổi bắt tìm chân nội trú.
Đến gần Houston, chàng rẽ xa lộ I-45, lên miền bắc, Dallas, nơi qui tụ nhiều tỉ phú nhất thế giới. Dallas có nhiều nhà chọc trời, đường phố tấp nập xe cộ, như bất cứ một thành phố lớn nào của Mỹ. Không có gì độc đáo cả. Nhưng thành phố đã trở thành nổi tiếng khắp hoàn vũ nhờ thành tích: nơi tổng thống đẹp trai, trẻ nhất, và tài hoa của nước Mỹ đã bị giết: tổng thống John F. Kennedy!
Từ Dallas, theo xa lộ I-35, cứ thủng thỉnh lái xe, Niệm đã vào ranh giới Oklahoma lúc nào không hay. Những địa danh quen thuộc Ardmore, Pauls Valley, Purcell lần lượt hiện ra. Chàng đã vào thị trấn Norman. Rời I-35, chàng rẽ vào xa lộ I-40: thành phố Oklahoma kia rồi!
Trời còn tranh tối tranh sáng. Thành phố ẩn hiện lờ mờ qua màn sương mỏng. Đường phố vắng vẻ, đìu hiu. Chàng quặt xe vào phố chínhá, ngang qua trạm xe buýt, nơi ngày xưa lần đầu tiên chàng vào thành phố. Trạm xe buýt vẫn không thay đổi mấy. Nơi này, ngày xưa, chàng đã đi qua không biết bao nhiêu lần khi còn trú ngụ ở thành phố này. Nhưng hôm nay nhìn lại, chàng thấy bỗng dưng xa lạ, không còn một nét nào cho
thấy đây là nơi chàng đã từng thân quen từ một thủa nào.
Chàng lái xe xuống đường N.W. 23, con dường chàng tản bộ hầu như mỗi ngày từ nhà trọ ra khu chợ Việt Nam. Đường còn vắng. Các cửa tiệm Việt Nam vẫn thưa thớt, lạc lõng. Lòng chàng bỗng dưng trống trải lạ thường. Trước khi đi thì hăm hở biết bao! Đến nơi rồi thì hết cả hứng thú muốn thăm viếng. Thăm viếng để làm gì" Những người đã cưu mang chàng một thời, có còn ai ở lại" Bác Khoa, người đã gửi thư gọi chàng tới định cư nơi đây đã sang Cali vài năm trước. Anh Quốc cũng dã dọn nhà một năm sau đó. Những bạn bè thân quen bây giờ cũng đã tản mát khắp nơi. Những đàn anh, bạn bè đã giúp đỡ chàng trong những ngày đầu mới đặt chân đến đây, đã xa rời thành phố ngay những ngày chàng mới xa Oklahoma được vài năm như anh Nhất, anh Khang. Một vài người còn ở lại, như anh Vũ, anh Đào" Chàng chợt giật mình! Hôm nay đã là ngày thứ hai. Giờ này còn quá sớm và không thuận tiện để đến thăm viếng quí anh. Ngày thường, ai cũng đi làm cả, không phải ai cũng đang nghỉ vacation như chàng đâu!
Niệm ghé vào một tiệm ăn Việt Nam. Chàng gọi một ly cà phê sữa và một tô phở tái, chín, nạm, gầu, tô đặc biệt. Chà! lâu quá mới được ăn phở điểm tâm! Chủ tiệm là người mới đến sau này, nên chàng không quen. Tuy vậy, ông cũng rất hiếu khách. Chàng hỏi thăm những người xưa, thân quen. Bác cho biết, đa số, đã lần lượt bỏ đi cả rồi. Nhất là từ dạo xăng dầu xuống giá, ba tiểu bang Oklahoma, Texas và Louisiana bị ảnh hưởng nặng nề. Niệm chép miệng thở dài.
"Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ""
Gần 50 năm cuộc đời, chàng đã chứng kiến nhiều cảnh bể dâu, những hưng phế của kiếp người. Sài Gòn, sau ngày mất nước, đã đập sâu vào tâm hồn chàng nhiều mất mát to tát, tưởng không gì so sánh nổi. Chàng rán ở lại đến năm năm, những tưởng sẽ quên được, nhưng cuối cùng, không chịu đựng được, chàng phải ra đi. Giờ đây, cái thành phố đã cưu mang chàng một thời, cũng lại có sự mất mát. Không phải về vật chất, mà là tâm hồn. Cái phần hồn mới đáng sợ! Thành phố vẫn còn đó, nhưng những người thân quen đã không còn. Tất cả chỉ còn là hoang vắng, xa lạ. Con người chàng quá nhiều tình cảm, nên thiếu quyết định. Chàng cảm thấy bâng khuâng, bứt rứt.
Chàng cám ơn người chủ quán đã trò chuyện cùng chàng, ra quầy trả tiền, và không quên để lại một món tiền "tip" nho nhỏ cho người dọn bàn. Chàng ra xe, nổ máy, vòng xe ngược lại đường Classen. Chàng đưa tay nhấn cái cassette vào dashboard. Từ dàn speakers phát ra tiếng hát nức nở của người ca sĩ có giọng ca ma tuý:
Thành phố nào sớm mai đây, khi ta còn ngồi lại"
Cuộc tình nào đã đưa ta những ngày tháng mông mênh"
Rồi người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.
Ôi! Những dòng sông nhỏ, mà lời hẹn thề là những cơn mê.
Lòng Niệm bỗng thấy rưng rưng. Chàng bẻ quặt tay lái, quẹo vào exit, hướng ra xa lộ I-40 west, trực chỉ California./.
MINH TƯỜNG
* O.U.: Oklahoma University.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến