Hôm nay,  

Hạnh Phúc Muộn

25/04/200200:00:00(Xem: 238988)
Người viết: Nguyễn Hợp

Bài tham dự số: 2-520-vb30416

Tác giả cho mang bài, đánh máy sẵn trong đĩa mềm, đến tận toà báo, không kèm theo chi tiết tiểu sử, chỉ để lại trên bao thư số điện thoại vùng 714 của Quận Cam. Bài viết là chuyện kể của một phụ nữ có tấm lòng tử tế thuật lại một mối tình đặc biệt giữa người ở Mỹ và người ở quê nhà. Mong tác giả viết thêm và bổ túc đôi nét tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc. Bài đăng 2 kỳ.

Không gì nóng lòng bằng ngồi chờ một chuyến bay, dù là chờ, đón người thân đến, hay tiễn người bạn đi cũng thế. Chờø một chuyến bay đường dài nưả vòng trái đất, thì sự nóng lòng phải sấp đôi.

Tôi ngồi tại phi trường Los Angeles, vớiø con gái tôi là Vân Thanh. Con bé trên mười sáu tuổi. Chúng tôi chờø máy bay để về Việt Nam. Vì cân hành lý quá sớm, nên phải ngồi tại đây đã trên một giờ đồng hồ rồi.

Một ông khách dáng người lịch sự, cứ đi qua đi lại có vẻ còn nóng lòng hơn tôi. Rồi chợt nhìn tôi hình như quen biết, lại như suy nghĩ điều gì. Tôi nhìn lại thì thấy cũng quen quen, nhưng không biết là ở đâu, nghiã là không phải là bạn thân của vợ chồng tôi, mà cũng không phải là bạn mua bán với tôi, chỉ là biết tôi thế thôi .

Vân Thanh, con gái tôi,ù vừa đứng lên đi, thì ông ngồi ngay sang ghế đó ngồi.

Ông xã giao chào tôi, thưa cô về Việt Nam"

Tôi dạ vâng. Ông hỏi. Cô cũng về Sàigòn" Quận mấy ạ"

Tôi chỉ vâng Sàigòn, chứ không nói quận mấy.

Ông tiếp, tôi trông cô quen lắm. Cô có biết gia đình ông bà phủ Huân"

Tôi giật mình; Ông bà phủ Huân" Thưa ông bà phủ Huân nào ạ"

Ông đáp; Ông bà phủ Huân ở Công Lý, và cô có phải cô là cô Ngọc" Còn tôi là Thái đây.

À.
ông là thầy Thái, thế mà tôi nhận không ra. Mấy chục năm rồi. Tôi đổi giọng cười vui vẻ và gật đầu; Dạ thưa em là Ngọc. Hồi đó thầy Thái dạy bên nhà bác em, em còn nhỏ, lại ít sang, nên không nhớ lắm.

Ông cũng cười; Đúng hồi đó cô còn nhỏ ít sang chơi, tôi cũng ít khi gặp
nên tôi cũng quên . Già cả rồi. Thầy bà gì nữa, cô Ngọc hãy gọi tôi bằng anh.

Tôi hỏi thăm bây giờ anh ở đâu, gia đình thế nào.

Anh đáp, tôi ở Minnesota với bốn con, chúng lớn cả rồi, tôi vẫn đi làm. Ngừng một lát, tiếp, Trên ấy cũng buồn, ít người Việt. Tôi lấy vacation về Việt Nam cho đở buồn, chứ bên nhà tôi cũng chẳng còn mấy người thân. Còn gia đình cô thế nào"

Thưa, Gia đình em sang Mỹ cả. Bây giờ ở Cali .

Thế còn gia đình cụ Phủ"

Gia đình bác Phủ em thì, hai bác đã mất, các anh chị sang Mỹ cả, cũng còn kẹt lại chị Trâm.

Anh tỏ vẻ ngạc nhiên; Ồ cô Trâm! Sao cả nhà đi mà còn kẹt lại cô Trâm"

Thưa: Hồi 75 các anh chị không ai đi được, sau đó các anh chị vượt biên từ từ, hai bác già, bác trai lại đau nên chị Trâm phải ở lại trông nom hai bác.

Tới giờ lên máy bay, người nào cũng vội. Tôi chào tạm biệt thầy Thái, câu chuyện tưởng đến đấy là xong. Nhưng lên máy bay,
vừa ngồi ổn định, thì thầy Thái laị đến chỗ tôi, xin phép người ngồi bên tôi
đổi chỗ để được ngồi cạnh tôi, nói nốt câu chuyện.

Anh nói: Hồi đó cô Ngọc còn nhỏ lại ít qua bên này nên tôi ít gặp. Chứ cô Trâm với tôi thì thân lắm.

Anh cười, Cô Trâm là
thần tượng trong mộng cuả tôi hồi đó.

Tôi ngạc nhiên nhìn Thái; Chị Trâm em là thần tượng cuả anh"

Anh tủm tỉm cười nói: Đúng. Cô Trâm hồi đó là người mà tôi thầm thương trong mộng. Trong mộng thôi. Bao nhiêu tình cảm cuả tôi đều đặt vào cô Trâm.

Anh ngừng lại và rồi miên man kể; Lúc đó, khốn nỗi, tôi chỉ là một thanh niên nhà nghèo, chẳng có gì sáng giá cho lắm, phải đi dậy kèm sống qua ngày. Laị phải cái tính đa tình mới chết chứ. Còn cô Trâm, con nhà đài các, thì làm tôi sao tôi với tới được. Nhưng Tôi thương cô Trâm thật tình, cả người lẫn nết. Từ cử chỉ lễ phép đối với cha mẹ cho đến tư
cách hiền hòa với các em, cách tử tế đối với ngừơi giúp việc. Lúc nào Trâm cũng điềm đạm, đoan trang. Nhớ hồi đó tôi đến làm việc đúng 7.0 tối, cả nhà đã lên lầu ,thường là Trâm ra mở cửa cho tôi, và gọi các em xuống học. Tôi ngồi ngay chiếc bàn dài và luôn luôn quay lưng ra phía ngoài cửa, quay mặt vào trong nhà, trong nhà cô Trâm làm việc, tôi để ý thấy cả. Lúc thì Trâm gấp quần áo, uỉ đồ, hoặc may đồ cho người ta.

Có những lúc, cô Trâm đưa các em đi chơi rồi về trễ, tôi phải chờ. Thì lại là niềm vui cuả tôi. Tôi được gặp Trâm ăn mặc lịch sự trang điểm đàng hoàng, dáng người thật quý phái và thế nào cũng được nói dăm ba câu, xã giao thật duyên giáng,

Trong nhà không ai trực tiếp với tôi ngoài Trâm. Cứ đến ngày 30 hoặc 31 thì co ùmột phong bì để sẵn trên bàn đề. Kính gửi: Thầy Thái cám ơn thàøy.

Qua một năm đến hè các em nghỉ học. Ông Phủ xuống gặp tôi và nói: Tuy hè các em nghỉ học, nhưng nhờ thầy kèm cho chứ không chúng quên hết chữ .

Học được mười ngày thì Trâm xuống xin phép cho các em đi chơi đến 25 học tiếp và đến 30 tôi lại nhân được một phong bì như thường lệ.

Cũng học được mười ngày lại nghỉ tiếp và cũng đưiợc lĩnh lương như thường lệ, rất lịch sự .

Có lần tôi baọ dạnï đưa cho Trâm cái áo rách cổ nhờ vá dùm. Thế rồi Trâm làm thật khéo, trả cho tôi rất lịch sự.

Cuối năm đó Trâm có đưa cho tôi một bộ đồ chưa may và một bao thư nói: Cậu mợ em cám ơn thầy.Với lại mấy câu duyên dáng. Tôi cứ thắc mắc không biết có phải ông bà Phủ cho" Hay Trâm thấy tôi nghèo thươngrồi tặng.

Ngày nào Trâm cũng cho tôi uống nước, lúc thì nước chanh, nước cam nước lạnh, nươc gì tôi cũng uống.

Trâm cứ chờ tôi đến mở cưa,û và chờ tôi về đóng cưả hàng ngày.

Qua năm sau, thân mật hơn Trâm cho tôi ăn. Lúc thì bánh bông lang, bánh mặn, chè ngọt, phở ga,ø phở bò. Cái gì cũng ngon, và tôi nhớ đến bây giờ.

Sau năm đó tôi ra trường, có đến gặp ông bà Phủ xin nghỉ dạy để đi nhận trường sở mới.

Tôi có ý tôiù muốn gặp Trâm để tặng một móm quà nhỏ nhỏ vàø từ giả. Nhưng chờ mãi cũngø chẳng thấy Trâm ra. Trước mặt ông bà Phủ tôi không dám hỏi.

Sau gặp U già. Tôi hỏi, thì U giàø cho biết. " Cô Trâm không có nhà, cô đi nuôi cô Bé sanh ở bên Thị Nghè cơ, còn lâu mới về. Cậu có nhắn gì không" Tôi mắùc cỡ, trả lời "không",Tôi chỉ muôm gặp cô Trâm để từ giả vì tôi sắp đi xa rồi.

Tôi đi nhậân
trường mãi Phú Quốc ba năm. Bóng dáng Trâm lúc nào cũng luẩn quẩn bên tôi, không sao quên được.

Qua một năm hè.Tôi về Sài gòn, đến thăm gia đình ông bà Phủ. Được ông bà Phủ tiếp vui vẻ và thân mật, có gặp Trâm. E thẹn nói dăm ba câu qua loa vì trước mặt ông bà Phủ.

Khi Trâm tiễn tôi ra về Trâm nói: Bao giờ Thầy cưới vợ thì cho hay. "Đừng quên tôi nhé"ù!

Tôi một thanh niên nghèo, cố gắng lắm, mới làm được nghề dạy học, lại ở nơi xa xăm không biết thành phố là đâu, cơm hàng cháo chợ. Ngoài mấy bộ quần áo, thì chưa mua nổi chiếc chiếu riêng mà nằm.
Còn Trâm con ông phủ nhà đài các, thì làm sao tôi dám tiến tới.

Tôi biết vậy nhưng tâm hồn thì vẫn cứ si tình, câu Trâm nói "Đừng quên tôi nhé " lúc nào cũng vang vẳng bên tai tôi.

Cứ lâu lâu tôi lại về Sài gòn. Muốn đến thăm Trâm, tôi cứ đi lảng vảng trước cưả. Xem có Trâm hay ai ra mở cưả thì vào, nhưng không gặp ai bao giờ.

Có lần tôi mạnh dạn, gửi cho Trâm mấy quyển chuyện trong đó có lá thư tỏ bầy tâm sự . Rôi chờ mãi cũng không thấy Trâm trả lời. Sau nhớ lại có lẽ mình quên không đề điạ chỉ cuả mình. Thế thì làm sao Trâm hồi thư cho được. Sau tôi nghĩ đó là duyên trời định lỗi ở tôi.

Qua hèø năm sau tôi được một đồng nghiệp đàn anh rủ về nhà ở Rạch giá chơi.

Anh có người chị lớn, có con gái lớn đã 20 tuổi cũng tên Trâm . Thế rồi chúng tôi quen nhau dễ dàng. Chỉ thời gian ngắn chúng tôi đám cưới thành vợ chồng.

Vợ tôi buôn bán còn tôi vẫn dâïy ở Phú Quốc.Vợ chồng tôi rất
hạnh phúc.

Hình bóng cô Trâm có phai nhạt trong tôi một thời. Nhưng rồi
lại trở lại với tôi, vì vợ tôi cũng tên Trâm. Một Trâm thuỳ mị cao sang, một Trâm chỉ biết buôn bán vơí tiền bạc. Tôi đã có bốn con, hai trai, hai gái.

Qua năm 1975 tình thế căng thẳng, nhiều tù vượt ngục. Vợ tôi thấy tôi chưa ve,à sợ tôi bị kẹt ngoài đảo, có chuyện gì sẩy ra, nên mướn ghe ra đón, chẳng may gặp bão lật ghe. Tôi hay tin nhờ người đi tìm nhưng không thấy nưã, trở về tôi buồn vô tận .

Sau thời gian lắng dịu tôi tìm cách vượt biên, lúc đó đưá nhỏ ba tuổi đang ở với ông bà ngoại, tôi về bế trộm đem nó đi .

Sang đến đảo Goam nhiều người thấy cảnh gà trống mà có bốn đứa
con động lòng thương muốn giúp đỡ. Nhưng tôi khôngdiám, lòng tôi khô cứng chẳng muốn nhờ ai. Tim tôi một nửa chia cho một người trong mộng, còn một nửa thì để nôi con thôi .

Anh Thái nói chuyện mà đều đều đọc chuyện trên radio. Rồi yêu cầu tôi kể chuyện về chị Trâm.

Tôi nói; Hoàn cảnh thầy thế thì cũng tội nghiệp, còn hoàn cảnh chị Trâm
em lại tội nghiệp hơn .

Chị Trâm không phải là concuả bác Phủ, chỉ là cháu goị bằng cậu ruột. Mẹ mất sớm, ở với dì ghẻ không hợp nên về ở với hai bác em thôi. Hồi nhỏ cũng được đi học. Chị học hết trung học thì đi học may, chị cũng kiếm được tiền tiêu riêng và có vốn. Nhưng cứ hết đám cưới em trai, lại đám cưới em gái. Chị nuôi em dâu sanh lại đến em gái đẻ. Tổng cộng 16 đưá cháu ra đời qua tay chị Trâm nuôi.

Đến năm 75, tình hình như thế các anh chị đi vượt biên từ từ, hai bác yếu nên chị phải trông nom. Thời gian bác trai đau, bị tê liệt chị phải săn sóc suốt hai năm, rồi bác mất trong tay chị, chị phải lo ma chay.

Bác gái bán nhà lớn được 40 cây vàng mua cái nhà nhỏ có 4 cây để ở đỡ, sau này bái gái có đi Mỹ với các anh chị, thì nhà cho chị Trâm.

Sau bác gái đau, rồi cũng về chết trong tay chị Trâm.Thế là hai bác chết do chị Trâm một mình lo cả. Bây giờ chị ỡ một mình thờ hai bác, lâu lâu các anh các chị cũng về. Riêng về hòan cảnh thì chị Trâm cô đơn buồn lắm, ra vào có một mình. Chị than nhiều lúc đau ốm chỉ biết nhờ hàng xóm. Thật tôi nghiệp .

Nói xong tôi quay ra nhìn anh Thái, thì thấy anh cũng có vẻ buồn . Anh hỏùi; Tôi có thể đến thăm Trâm được không. Tôi đáp được chứ! Sợ anh ngại thôi.

Anh đáp; Tâôi không có gì cản trở, tôi cưới côâ ấy ngay bây giờ cũng được.

Tôi cười, anh nói thế con gái em no ùcười chết.

Anh nói; Thực đấy cô Ngọc à. Hình bóng cô Trâm lúc nào cũng luẩn quâån trong tôi, nên lúc nào tôi cũng như mơ có cô Trâm bên cạnh rồi nuôi con. Hồi tôi mới sang tôi đi xin tùm lum nào là oeo phe, nào là hao sinh. Thế rồi tôi chỉ việc ăn rồi nuôi con và đi học. Tôi cũng học được, đậu ky õsư điện ra trường cả mười năm nay rồi, tôiø vẫn đi làm từ hồi đó tới bây giờ. Đời sống cũng thoải mái. Nhà thì trả xong tiền rồi. Hai đứa con lớn một co ùvợ một có ùchồng rồi.

Còn hai đứa nhỏ học ở Cali, nếu chúng có người để gọi bằng mẹ thì chúng sung sướng biết mấy.

Tôi nhìn anh cười! Sao anh không lập gia đình trở lại"

Anh cũng chỉ cười mà không đáp.

Máy bay đã tới phi trường Hồng Kông. Tôi hỏi lại anh một lần nưã: anh Thái về đâu, có người đón không" Anh thở dài đáp tôi về Rạch Giá chẳng có ai đón cả. Có lẽ anh muốn theo tôi về nên tôi nói: Chiều rồi anh có thể về nhà em chơi, rồi thăm chị Trâm một chút được chứ"

Anh mừng đáp; Thế thì sung sướng lắm còn gì bằng, chỉ sợ cô Trâm có gì cản trở thôi"

Chúng tôi xuống xe từ đầu ngõ, trẻ con trong xóm reo lên: “A.A.A Co âNgọc, cô Ngọc về cả chị Vân Thanh nưã tụi bay ơi, đi vào gọi Cô Trâm đi.

Thế là bọn trẻ kéo vào nhà chị Trâm đấm cưả gọi chị Trâm ầm ầm : "Cô Trâm có khách. Cô Trâm có khách này".

Tôi không lên tiếng nhìn qua lỗ khoá, thấy chị, cứ từ từ mở tủ lạnh, rồi xách thùng nước đá đi ra cưảû.

Chị Trâm mở cưả thấy chúng tôi, thì ngạc nhiên và mừng quá nói; Ơ Ngọc về à, Em về sao không báo trước cho chị thuê xe ra đón. Chứ Thông
Đạt nó về tới Đài Loan là gọi điện thoại về cho chị thuêâxe ra đón rồi.

Chị nhìn mấy đưá nhỏ rồi nói. Thường mấy đưá nhỏ nó mua nước đá nó làm rộn lên như thế.

Chị Trâm nhìn thấy Thái lấy làm lạ, hỏi nhỏ tôi là ai đấy" Tôi cười đáp người quen em.

Khi tất cả đã vào nhà ổn định, tôi mới nhìn anh Thái, rồi hỏi Chị Trâm, có biết ai đây không" Chị nhìn anh Thái vớiù vẻ ngạc nhiên. Tôi nói tiếp, người này quen chị lắm đấy. Chị Trâm càng ngạc nhiên hơn.

Anh Thái nói; Thôi đừng để cô Trâm ngạc nhiên nưã. Tôi là Thái đây. Người mà hồi trước cô Trâm thường hay cho ăn cam ăn bánh đấy.

Chị Trâm chỉ à một tiếng, rồi như bẽn lẽn, bỏ đi xuống bếp, với lý do gì tôi không rõ.

Chị Trâm bây giờ, với chị Trâm 25 năm về trước khác hẳn
nhau. Trưóc chị yểu điệu thướt tha duyên dáng. Hoàn cảnh thay đổi bây giờ, chị như sống qua ngày, chờ chết, chị buồn lắêm. Ăn mặêc cho có che thân. Mắt không mờ nhưng cũng nheo nheo, răng cái còn cái mất tóc sơị bạc sợi đen.

Tôi nhìn chị một lúc rồi quay sang nói với anh Thái Chị Trâm em bây giờ khác rồi, không giống hồi xưa đâu! Anh đến thăm chị em, một lúc có lẽ cũng đủ rồi.

Anh Thái nhìn tôi rồi quay đi, nói với giọng buồn và thành thật. "Không, Tôi không bận gì cả. Tôi về Việt Nam, chỉ đểû tìm lại bạn bè và tìm lại những kỷ niệm xưa đã mất thế thôi.

Chị Trâm xuống bếp qua một lúc xúc động rồi lên. Chị nói; Cám ơn anh Thái có lòng nhớ đến bạn cũ, đến thăm tôi một lúc, thế cũng đủ rồi. Bây giờ có thể về với gia đình bưã nào rảnh trở lại chơi cũng tiện.

Anh Thái lập lại lần nữa; Tôi về đây muốn tìm lại những kỷ niêm xa xưa, xin nói rõ hơn là tôi muốn tìm thăm tin tức về Trâm. Tôi vưà đến Los
thì gặp đuợc cô Ngọc. Thế là đầu giây mối nhợ tôi đã gặp rồi. Tôi phải cám ơn cô Ngọc.

Chị Trâm nói; Cám ơn thầy Thái,
Trâm bây giờ đâu phải Trâm ngày xưa đâu, mà Thầy nói thế làm tôi tủi.

Anh Thái cũng đáp; Thực ra thì ngày xưa, tôi không xứng đáng với hoàn cảnh lúc đó, nhưng lúc nào tôi cũng nhớ viên ngọc quý, mà tôi mua không được. Ước gì tôi sẽ mua được, dù khó khăn cho mấy tôi cũng cố gắng. Cô Trâm thật xứng đáng với tên Trâm con ông bà Phủ, chị một lũ em tai to mặt lớn, và đã làm hết bổn phận làm con làm chị rồi.

Anh Thái vưà nói đến đó thì Vân Thanh nhao lên. Con đói quá. Từ sáng đến giờ mà con chưa ăn. Mẹ và hai bác có tính cho con đi ăn không. Tôi hoà theo, thôi mình đi ăn đã. Chị Trâm từ chối không đi. Thi Vân Thanh nói, Bác không đi thì ai đưa mẹ con cháu đi ăn. Thế là chị Trâm phải đưa chúng tôi đi ăn. Cũng chỉ là ăn qua loa rồi anh Thái về.

Chiều hôm sau, Anh Thái đến, đem vào rất nhiều quà. Chỉ la ønhững móm quà mua tại Việt Nam. Vải vóc tơ luạ, cả một hộp nhỏ nhỏ.

Chiều nào, anh Thái cũng đến, cản cả sự sinh hoạt chúng tôi.

Một hôm. Tôi nói nhỏ; Ngày mai anh Thái đến sáng nhé!

Hôm sau mẹ con tôi dậy sớm, đi trước để lại tờ giấy nhỏ nói; "Em
có việc phải đi, anh Thái chờ em tại nhà". Còn mẹ con tôi đi từ sáng đến chiều mới về, cho hai người ở nhà, tư do tâm sự.

Chúng tôi vềà đã thấy mâm cơm giản dị ngon lành. VânThanh cười lên định phá. Tôi phải cản nói; Bác Trâm con đã bao năm cô đơn, nay có chút tình sưởi ấm, con phải thương bác.

Bưa cơm hôm đó thật vui ve,û bầøu không khí ấm áp vô cùng. Có lẽ trời có sập xuống, chị Trâm và anh Thái cũng không hay. Con mắt tôi thì cứ phải làm việc với Vân Thanh hoài.

Qua hôm sau trời nóng quá.
Tôi hỏi anh Thái có thể bao chúng tôi đi ĐàLạt chơi không" Anh hỏi đùa: Đàlạt ở đâu ở bên Mỹ tôi không bao nổi, chứ ởø Việt Nam thì ca ûkhu phố này tôi cũng bao, không sao.

Thế rồi, chúng tôi đi Đàlạt. Lên xe Vân Thanh nói thầm. Mẹ biết bác Thái thế nào mà dám làm bạo thế. Tôi đáp; không sao. Bác Thái
đàn ông còn đẹp trai lắm . Nếu có lừa øthì lưà những cô con gái, chứ không ai đi lưà bà gia ønhư bác Trâm con đâu, cứ để mặc kệ, cho bác Trâm ấm lòng đôi chút sau này sẽ hay.

Ở Đàlạt ba ngày, mẹ con tôi đi hết chỗ này đến chỗ khác, xem phong cảnh.

Còn anh Thùai với chị Trâm, thì dìu nhau đi từ chỗ này, rồi sang chỗ khác, không rời nhau nưã bước. Chuyện đâu mà lắm thế" Hai người nói hoài không hết chuyện, không biết mỏi miệng, không thấy khát nước, mà cũng không đói nưã.

Mới co ùmấy ngày, mà họ tưởng thế giới này là của riêng họ. Tôi cũng mặêc kệ
cho đôi uyên ương già tâm sự vơiù nhau để bù lại những ngày chưa được nói.

Ở Đàlạt ba ngày chúng tôi về Sài gòn. Anh Thái như thuyền gặp bến, không rời chị Trậm
một bước. Chị đi chợ anh xách giỏ, chị nấu ăn, anh đứng phụ một bên.

Vé máy bay hết hạn. Chúng tôi cũng không còn việc gì quan trọng nữa .Về đây việc chính là gặp chị Trâm, nay chị vui vẻ có người giúp đỡ rồi.

Tôi hỏi anh Thái, đã về Mỹ bây giờ chưa "Thì anh trả lời:; Tôi cũng phải về chứ. Nhưng có ít việc chưa xong nên tôi về sau.

Phút chót anh tiễn chúng tôi ra sân bay rồi nói; Cô Ngọc à. Chị Trâm chỉ có cô là người thân duy nhất. Bây giờ tôi muốn cưới chị Trâm với lòng thành thật cuả tôi cô bằng lòng chứ. Tôi trả lời, sao anh không hỏi chị Trâm mà hỏi em. Anh nói tôi là người mà anh cần phải hỏi. Tôi nói chị Trâm em lớn tuổi rồi. Anh tính kỹ đi. Anh đáp; Cô Trâm lớn tuổi tôi lại lớn hơn. Cô Trâm vẫn là cô gái dễ thương đối với tôi hồi nào .

Tôi phải nói: Anh thành thật thì chúng em cũng hoan nghênh.

Chúng tôi về Mỹ.

Được ít ngày. Tôi gọi điện thoại cho anh Thông anh Đạt con bác Phủ, và nói chuyện về chị Trâm sắp lấy chồng. Hai anh tỏ vẻ không bằng lòng. Anh Đạt nói: Chị ấy già rồi còn lấy chồng làm gì. Cô hỏi chị ấy có điên không" Ở một mình không sướng sao còn đòi lấy chồng.Thật buồn cho chị Trâm.

Tôi lại gọi cho chị Loan chị Phượng. Chị Loan không có ý kiến , chị Phượng nóng tính nói: Mày hỏi chị ấy có điên không" Già rồi còn không nên nết, còn đòi lấy chồng. Thằng nào nó dụ thế, chắc nó thấy có cái nhà chứ gì" Tôi im lặng không biết nói sao. Về hoỉ chồng tôi, thì Phụng tán thành và khen anh Thái có lòng chung thuỷ, đáng phục.

Anh Thái về đến Cali vào thăm tôi trước. Anh nói: Không ngờ quả đất tròn đến thế" Về Việt Nam chuyến này laị kết quả thật mỹ mãn. Một tác phẩm "Tuyệt Tác", tôi tưởng không bao giờ mua được nưã. May mà cô Ngọc đã chỉ cho tôi. Bây giờ thì dù giá nào tôi cũng cố gắng mua. Tôi đến để cám ơn cô Ngọc, và lo thủ tục cho chị Trâm đi My.õ

Năm tháng sau anh Thái gọi phone cho tôi biết. Mười ngày nưã thì chị Trâm sang Mỹ. Anh về đón, và anh muốn xin làm đám cưới tại nhà cô, Cô có cho không" Tôi chưa dán trả lời ngay, về hỏi chồng tôi, Thì Phụng bằng lòng ngay.

Đám cưới chị Trâm tổ chức tại nhà tôi thật giản dị, chỉ là một bưã tiệc do tôi làm, và con gái tôi làm một trăm cái bong bóng thật vui.

Chi Trâm dặn; Đừng nói vội cho tụi thằngThông Đạt biết nhé. Hồi em về Việt Nam về đây em nói gì với tuị nó. Thằng Thông nó về Việt Nam chưỉ chị một trận, nó đòi tiền mua nhà cho chị hồi đó. Thế là chị quẳng trả nó bốn cây vàng rồi nói: "Từ nay đoạn tuyệt nhé"ù, đem hình bác đi Mỹ mà thờ. May quá lúc chị đi Mỹ, bán cái nhà được hai chục cây, em tính thế có hên không.

Sau đám cưới anh chị lên Minnesota. Anh bảo chị mặêc đầm cho giống người ta, dạy chị lái xe, đưa chị đi học Anh văn, rồi học và làm bánh. Anh chị sống thật hạnh phúc trên Minesota.

Hai năm sau chị Trâm cho tôi biết làchị đã sang được một tiệm bánh ngọtø. Ngày I0 11-98 sẽ khai trương. Chị muốn tôi có mặt trong ngày đó. Rất tiếc
ngày đó tôi bận không lên được.

Tới tháng bảy năm 2000 tôi được tin anh Thái bị dụng xe, đau phải nằm nhà thương, nhưng đã khoẻ lại, về nhà rồi. Lúc này tôi lại rảnh. Cũng là một dịp tôi được lên thăm anh chị Anh Thái ra tận phi trường đón chúng tôi với dáng người rất
vui vẻ yêu đời vàkhoẻ mạnh

Tôi chào:Anh thái khoẻ chứ" Anh cười đáp "Khoẻ". Nhưng cũng mệt lắm cô à. Anh đưa chúng tôi lên tiệm bánh ngọt cuả chị Trâm trước cho biết có lẽ đây là tiêm bánh duy nhất cuả người Việt tại thành phố này. Nó đông khách quá. Tôi chưa rõ là hàng bán những thứ bánh gì, chỉ thấy người là người.

Hai người thâu tiền ngộp thở. Còn chị Trâm ở nhà dưới quá bận rộn, Chị phải chỉ huy người làm. Dù tôi là người khách thân ở xa đến, chị chỉ chào được một tiếng, với nụ cười thân mật, rồi như cái máy làm việc, để sau cả tiếng tiếng đồng hồ, chị em mới được nói chuyện với nhau.

Chị Trâm bây giờ khác hẳn với chị Trâm hôm tôi gặp tại Sàigòn. Thay vì chậm chạp, thì chị nhanh như "sóc" .Không còn mặc áo bà ba, mà mặc đầm, lại còn trang điểm đàng hoàng, tóc không bạc và búi củ hành như xưa nưã mà được nhuộn đen nhánh, uốn đàng hoàng, đang chỉ huy một lũ người làm nhanh tăm tắp.

Tôi không rõ, sống trên đất Mỹ phải nhanh nhẹn như thế Hay là tình yêu đã đến với chị, điều khiển chị nhanh nhẹ như thế. Khi người ta được Yêu. và đang hưởng hạnh phúc yêu, làm cho con người thay đổi hẳn cả lớp sống lẫn tinh thần.

Sau lần gặp trong tiệm bánh, anh Thái chị Trâm lại xuống thăm tôi vào dịp gần tết, chị đưa tôi đi sắm tết như thuả nào. Chị lại cho tôi những món quà nho nhỏ. Có một điều là bây giờ không phảiø cho tôi, mà cho các con cuả tôi. Chị đã nhắùc tôi, nhữõng ngày thơ ấu.

Ngày cuối ở Cali, khi chị xếp những món đồ vào valy một cách cẩn thận, để về Minnesota, anh Thái đứng bên giục, Lẹ lẹ đi "mình".

Khi anh chị từ giã chúng tôi để về tổ ấm, anh nắm tay chị kéo đi, như đôi uyên ương, dễ thương quá. Anh nhìn tôi, cười cười “Bọn này khải đi mau kẻo trễ.”

Tôi hiểu câu anh nói “đi mau kẻo trễ” không phải là sợ trễ máybay, mà trễâ cả cuộc tình.

Sống trên đất Mỹ, cứ thương yêu nhau thật tìnhï, thì tuổi nào cũng còn là sớm chán ./.

Nguyễn Hợp

January
2 –2001

Ý kiến bạn đọc
06/06/201822:26:48
Khách
câu chuyện thật dễ thương và cãm động quá.....kết thúc thật hạnh phúc .......cô thì hy sinh cả tuổi tré còn chú thì thật chung tình .....chúc cô Trâm và chú Thái sống hanh phúc đến 100 tuổi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,334,726
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến