Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Dân Làng Tôi

15/04/200200:00:00(Xem: 184150)
Người viết: Hoàng Ngọc Lễ
Bài tham dự số: 2-514-vb20408
Tác giả Hoàng Ngọc Lễ, định cư tại Thụy Sĩ., đã từng góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên mang tựa đề “Người Mỹ Tự Hào” kể chuyện gia đình ông đón người thân từ Mỹ sang du lịch Âu châu. Bài lần này là chuyện chính ông từ Âu châu sang du lịch Little Saigon. Lối nhìn của ông dành cho những đồng hương tại Mỹ tuy duyên dáng, khôi hài, nhưng có phần nghiêm khắc, theo kiểu nhìn thường thấy của người từ lục địa cũ nhìn sang một xứ xở mới mẻ.


Máy bay tới phi trường trễ hơn 1 tiếng đồng hồ, do đó khi ra khỏi máy bay là tôi tìm cổng ra cho lẹ, sợ thân nhân đứng chờ lâu. Ồ mà cái phi trường Los Angeles này sao nó to rộng mênh mông biển sở, 8 terminals khác nhau và bất cứ terminal nào cũng có cổng ra, đường xuống parking. Nên việc ra kiếm thân nhân không mấy khó khăn.
Ở đất nước Mỹ này cái gì cũng to lớn và khác lạ. Ngay những người tới đón tôi ở đây cũng to béo khác thường và tôi đứng bên họ giống như con số 1 tong teo, bên cạnh những con 0 to béo, tròn trĩnh. Không bù lại với những thằng Cu, con Tẽo xưa kia còn ở Việt Nam, gầy đét như những con cò ma trên cánh đồng làng. Vậy mà nay cũng cao lớn chẳng khác gì
mẽo chính cống. Nếu thân nhân không đeo bảng tên tôi thì không thế nào tôi nhận ra họ. Ngay đến khi thấy tên mình, tôi chạy đến gần nhưng thật sự chẳng nhận ra ai cả. Khác lạ qúa! Người thì giống Mễ, kẻ thì giống Phi Luật Tân, thậm chí giống Mỹ nữa. Cái bà giống Mỹ chắc là "trưởng đoàn" vì thấy bà ta chỉ trỏ liên hồi. Bà ta lên tiếng trước:
- Có phải cậu Lễ đây không"
- Vâng đúng ạ!
- Trời ơi! Sao gầy ốm qúa thế! Bộ bên ấy không đủ ăn à! Chị Hoa đây này!
Khi nghe tới tên và giọng nói, tôi mới nhận ra chị. Hóa ra là chị "Hoa xà mâu". Người làng gọi chị như thế vì xưa kia chị bị ghẻ lác, chữa hoài không khỏi. Lần lượt chị Hoa giới thiệu với tôi bà con dân làng cư ngụ ở vùng Los này.
Tôi chạy hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Sao những thân nhân tôi lại thay đổi qúa thế! Cứ mỗi lần nhận ra ai là tôi lại phải vắt trán suy nghĩ, cố tìm ra đôi dòng kỷ niệm xa xưa với họ. Thế hệ trẻ ngày nay đa số béo tốt và cao lớn qúa! Ngay cả những người đồng tuổi tôi, bây giờ họ cũng thay đổi nhiều! Dù sao thì bà con cũng rất là tốt và qúy hóa, đã bỏ công việc và thời giờ tới đón tôi.
Xe đưa tôi về nhà chị Hoa, trên xa lộ nào tôi không rõ, chỉ thấy nó rộng mênh mông, mỗi bên 4 lane xe. Rộng ít nhất là 2 lần những xa lộ ở Thụy Sĩ. Những chiếc xe ở đây cũng to lớn qúa, nhìn vào trong các xe vuợt mặt, tôi mới nghiệm ra rằng, xe ở đây lớn là phải. Con người ở đây thật là to béo! Qua khung kiếng xe, tôi nhìn thấy có những bà Mỹ đen, vai rộng, to như chiếc phản gụ. Những bà này mà nhét vào những chiếc xe ở Aâu châu sao cho lọt.
Thằng Robert, bà Hoa gọi thằng con cưng của bà như thế. Nó
lái xe rất nhanh, lại thích vượt mặt. Mỗi khi có xe qua mặt, nó không chịu được, đổi lane qua mặt lại ngay. Đã vậy, lâu lâu gặp những xe chạy chậm phía trước, nó bóp còi inh tai, ra lệnh cho xe đó phải nhường, người ta không nhường, cứ nghênh ngang trước mặt nó. Thế là nó rú ga qua mặt. Qua mặt xong, nó còn ngoái cổ dơ nắm đấm như nhứ. Hai, ba lần như vậy không sao vì thiên hạ "ăn chay" sao đó. Đến khi nó cũng làm lại như vậy với một xe khác, không ngờ gặp phải ông Mỹ đen hung dữ. Thấy nó qua mặt còn quay mặt lại chọc quê, ông ta hùng hổ rú ga rượt nó, nó cũng rú ga phóng tới. Thế là cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tiếng xe rú như tiếng động cơ phản lực, những hàng cỏ hai bên đường trở thành hai vệt xanh trải dài, chạy theo xe. Tiếng gió rít kinh hồn, lâu lâu xe bị mất thăng bằng, người tôi muốn bắn ra ngoài. Thằng Robert cảm thấy không yên vì gặp phải thứ dữ, nó đổi gấp xa lộ, xe chao đảo như muốn bay vào lề, người trên xe hét vang trời. Thế mà ông Mỹ đen có tha nó đâu, ông ta cũng đổi xa lộ theo nó. Tiếng thắng xe rít vang, quay lại đã thấy hai mặt ông Mỹ đen đang giận dử, nhứ tay đe doạ. Ông ngồi bên cạnh còn giơ khẩu súng lục dọa bắn. Không biết là súng thật hay gỉa nhưng sợ qúa, tôi phải ngồi tụt xuống thành ghế mà cảm thấy cái cần cổ của mình nó nhồn nhột sao đó.
May thay, hai xe cảnh sát xuất hiện đàng sau. Thằng Robert bớt ga, chạy chậm hơn thế là xe sau qua mặt. Thật là bở hồn, hút vía. Tôi thầm thỉ rằng: "Robert, Rô biếc ơi! Lần sau, ông cố nội tao cũng không dám ngồi vô xe cho mày lái nữa!".
Qúa sức cái nhà của chị Hoa. Sao mà nó to lớn thế! Miếng đất rộng phải đến 3,4 sào. Căn nhà tường xám mái đỏ thật là uy nghi và sang trọng. Hàng cỏ chạy dài, xanh mượt, thưa điểm những cây thông, dừa cảnh giống như những vườn hoa ở vùng Địa trung Hải. Tôi ngẫm nghĩ, không biết có phải là chị Hoa không" Hình ảnh chị Hoa xà mâu ngày xưa
lại hiện ra tâm trí tôi rồi tôi cứ nhìn đi, nhìn lại chị Hoa coi xem chị ấy thế nào. Nay da mặt chị ấy mịn trơn, đâu còn nốt ghẻ nào đâu.
Đúng là phú qúy sinh lễ nghĩa, khác hẳn với chị Hoa khổ sở, rách rưới ngày xưa. Nhà cửa thật ngăn nắp, bàn ghế đều to lớn sang trọng. Đã bảo rằng bên Mỹ này cái gì cũng bề thế mà lại! Con chó con thấy chủ về, nhảy phóc lên vừa tầm chủ ôm thế rồi chủ chó ôm nhau, hôn lấy hôn để. Chị Hoa xổ ra một tràng tiếng Mỹ nói gì đó với nó nhưng tôi không hiểu. Chỉ nghe rõ câu sau cùng "xít đao", con chó nghe lệnh chủ ngồi xuống, thè lưỡi thở hồng hộc.
Cái nghi thức nhập gia đầu tiên là chị Hoa, à quên, phải gọi là Margaret Hoa mới đúng chứ! Ở ngoài hộp thơ và trên bưu thiếp, tên chị đề rõ ràng vậy mà! Margaret Hoa bắt đầu giới thiệu chó với khách:
- Đây là Mister Lễ, đến từ Switzerland, Butty lại chào đi!
Con Butty khôn thật! Vừa nghe chủ giới thiệu xong, nó sủa oăng oẳng, gầm gừ muốn lại đớp cho khách một phát.
- Ồ Butty đói hả! Không pretty chút nào cả!
Rồi
Margaret Hoa phân trần:
- Mister Lễ biết không" Con Butty chắc là đói lắm rồi đó! Tại vì tàu bay đến trễ qúa nên mình đã không về kịp cho nó ăn. Thôi để Margaret đưa Butty đi ăn nghe!
Hơn 10 người quây quần quanh một bàn ăn ấm cúng. Dĩ nhiên là có cả ghế dành riêng cho Butty. Thức ăn tràn ngập hương vị quê hương. Nào là heo sữa quay, bê thui và cả những loại rau mà ở Thụy Sĩ thèm nhỏ giãi cũng không có mà ăn. Margaret cứ ăn một miếng, lại gắp cho Butty một miếng. Con Butty được đeo khăn ăn đàng hoàng nhưng thỉnh thoảng nó lắc vai một cái, bụi, thức ăn và những sợi lông tung bay tứ tung. Thỉnh thoảng Butty còn leo cả lên bàn, húc mõm vào những dĩa thức ăn nhưng Margaret chỉ ôn tồn ôm, bế nó xuống lại. Tôi vốn ghét chó và may cho tôi là Margaret và Butty ngồi đối diện chứ ngồi liền, kế thì chắc tôi phải bỏ ăn.
Buổi chiều tôi được đưa đi thăm cơ sở của Margaret và Little Saigon., Vừa ra khỏi sân, một chiếc xe Buick bóng loáng, màu trắng ngà đã đậu sẵn đó, tôi cố nhìn vào trong xe coi có Robert ngồi trong đó không" May là không và tài xế lại chính là Margaret mới oai chứ! Tôi thầm nghỉ dù sao đàn bà cũng cẩn trọng hơn.
Xe vừa ra khỏi sân, Margaret đã tống ga nhanh không khác gì Robert cả! Tiếng bánh xe nghiền đường kêu ken két và cứ thỉnh thoảng có ai qua mặt là Margaret lại "bù xịt" liên hồi. Con Butty ngồi băng sau, thỉnh thoảng bị chao đảo gân mõm sủa inh tai.
- Ở bên này, mình không lấn nó thì nó lấn mình. Đừng có sợ! Thằng nào vượt mặt mình, mình vượt lại. Xe mình mới lại 6 máy, thua đếch thằng nào!
- Thế chị lái xe lâu chưa mà sao lái nghề thế"
- Sang đây đi làm là phải mua xe ngay! Bên này không có xe như người cụt chân, cụt cẳng vậy đó!
- Thế mới sang chị làm nghề gì"
- Mới sang, tiếng tăm không biết, rúc đầu vào mấy nhà hàng phụ bếp, người lúc nào cũng mỡ dầu bê bết, mồ hôi mồ hám tuôn chảy như tắm. Đã vậy lại đồng lương bóc lột, lúc có lúc không. May có cô bạn cùng ở đảo rủ đi học nghề nail, vài tuần lễ đã ra kiếm tiền được ngay. Lúc đầu nghề này thịnh đạt và ít cạnh tranh nên tìm đâu cũng ra việc. Lần hồi thấy mấy đứa bạn làm chủ, trở nên khấm khá, mình cũng bắt chước về khu khác kinh doanh. May mắn là mới mở đã có khách ngay. Mỹ đen, Mễ đuổi đi không hết. Bây giờ thì khó khăn hơn rồi, cạnh tranh nhiều qúa nhưng so ra thì vẫn dễ kiếm ăn hơn các ngành nghề khác. Nhờ mở trước nên bớt phải cạnh tranh hơn vì khách quen đã nhiều.
- Căn nhà đang ở, chị mua lâu chưa"
- Lúc đầu thì mình mua một căn nhỏ hơn ở xa đây 20 miles nhưng cho thuê rồi. Căn nhà đang ở thì mới mua cách đây 5,6 năm gì đó!
Tôi nghe đến đây mà rùng mình nể phục cô Hoa xà mâu làng tôi. Như vậy là cô có tới 2 căn nhà, trong khi tôi bỏ đi cùng thời với cô, lao lực vất vả theo học với bọn nhãi ranh mấy năm trời. Học xong xin được một việc khá thơm vậy mà bây giờ cái chuyện có được một căn nhà luôn chỉ là một giấc mơ của cô bé lọ lem. Thật là ngưỡng phục cái đất nước Mỹ này!


Little Saigon sao mà nó vui nhộn đến thế! Đến đây người ta lại cứ tưởng như mình đang lạc bước trên các vỉa hè Saigon. Mà có điều lạ là người Mỹ chính gốc đến đây ít thế! Không bù với những khu phố Tàu ở quận 13, Paris, hay khu Soho ở Luân Đôn. Những người ở đây bảo rằng, phần nó không mấy hấp dẫn với họ, phần vì vấn đề an ninh…
Tôi đứng nơi đây mà có cảm tưởng như mình đang đứng ở Chợ Lớn vậy đó! Tất cả mọi người trao đổi với nhau bằng tiếng Việt, tiếng chào hỏi huyên náo, cộng với những tiếng mời chào, trả gía. Chẳng khác nào cảnh chợ búa ở bên nhà.
Người Tàu, người Nhật bắt đầu lập nghiệp tại đây từ thế kỷ 17, cho nên họ thành lập được China town, Little Tokyo ở Newyork hay Los Angeles thì cũng không mấy ngạc nhiên, trong khi cộng đồng người Việt mới tới đây hơn 20 năm mà đã lập được khu phố Việt rồi tranh đấu để lấy được tên Little Sài Gòn, thật đáng khâm phục.
Khu Little Sài Gòn bao gồm các thành phố như Westminster, Garden Grove, Santa Anna, Orange… nên rất sầm uất. Ở đây có đủ loại dịch vụ thương mại, kể cả văn phòng luật sư, địa ốc, thẩm mỹ viện và các cơ sở y khoa. Bà con dân làng tôi sinh sống trong khu vực này khá đông cho nên chúng tôi đã gọi đùa đây là "Litthe Sông Cầu".
Thấy có mấy ông gìa đang gật gù bên cạnh bàn cờ tướng và mấy ly cà phê phin đặc quánh, đang chảy tí tách. Tôi không nhịn nổi và đề nghị với Margaret ghé tiệm uống cà phê. Margaret lấy cớ bận nên để tôi ngồi uống một mình, hẹn nửa tiếng sau quay lại đón. Vốn thích cờ tướng, tôi lân la sang bàn bên kiếm cớ làm quen. Thì ra đây là mấy bố H.O. sang đây chưa biết làm việc gì nên tới đây tiêu khiển, đấu láo qua ngày.
Ở đây có những cái club vô hình, cứ tới giờ là hình thành, chẳng ai hẹn, bảo nhau. Cứ tới cữ, tới giờ là tìm đến. Đủ mọi đề tài được đưa ra thảo luận nhưng hăng hái nhất là những đề tài chính trị liên quan tới Việt Nam. Báo chùa, báo biếu ở đây phát không như truyền đơn, tin tức, bài vở tạp lục tùm lum. Kẻ nói xuôi, người nói ngược. Nhiều khi không đầu không đuôi gì cả. Quan trọng là những trang quảng cáo bên trong. Báo này bôi bẩn báo kia, báo kia tố báo nọ. Thật là bát nháo.
Ngồi bâng khuâng nhìn ra đường, tôi quan sát thấy nhiều bà qua lại nơi này có vóc dáng và diện mạo giống nhau qúa! Thậm chí giống như một khuôn đúc, một lò ở đâu cùng chui ra vậy đó! Nhiều bà có những sống mũi cao qúa khổ, những bộ ngực đong đưa như muốn rụng, những cặp môi trái tim căng phồng nhiều khi bị lệch giống cặp mề gà vừa luộc chín. Những chiếc má lúm đồng tiền, đút trái táo dai cũng lọt, những cái cằm chẻ, chẻ sâu qúa đáng giống như người 2 cằm vậy đó! Nhiều bà vừa đi vừa ve vẩy để cái tay đeo nhẫn của mình quơ qua quơ lại cho mọi người thấy được một chiếc nhẫn kim cương to như trái nhót, đang lung linh chiếu rọi.
Tôi lại nhìn qua một cửa tiệm làm đẹp, người ra vào tấp nập. Ai nấy cũn cỡn như những con búp bê mới tập đi. Họ thận trọng và kiểu cách bước đi từng bước như sợ rằng đi nhanh, đi vội sẽ có cái gì đó ở trong cơ thể của mình bị rớt rụng….
Đúng 30 phút sau, Margaret tới đón tôi, cùng đi theo là một bà khá phì nhiêu đẫy đà. Mặt bà ta căng tròn bóng loáng, không một vết nhăn. Chắc là do bởi những lớp bột, lớp kem đầy ắp. Bỗng nhiên bà ta tươi cười, chạy tới ôm choàng lấy tôi.
- Anh Lễ đây hả! Anh còn nhớ em không" Em là Nga đây này!
- Ồ cô Nga con bà Cúc đấy hả! Trời ơi sao lạ thế!
Nga buông tôi ra, cầm hai tay lắc qua lắc lại. Chiếc nhẫn kim cương trên tay cô chiếu rọi, phát ra những ánh sáng lân tinh trong xanh. Cô nhìn bên má trái, rồi nhìn sang má phải tôi:
- Bộ ốm đói hả! Người gì mà gày đét như đanh vậy đó! Được cái không gìa đi bao nhiêu.
- Bên tôi 25 đô một pound thịt bò, không gày sao được!
Thì ra Nga có shop nail trong này. Tôi định trả tiền cà phê nhưng chủ nhất định không lấy. Nói rằng bà và Nga là chỗ thân thiết.
Shop của Nga bề thế và lộng lẫy qúa, một dãy ghế cho khách làm nail, thêm 2 phòng trưng bày, bày bán mỹ phẩm và dụng cụ làm đẹp. Bước vào phòng nail, mùi nước hoa và hóa chất đủ loại nồng nặc, khiến tôi phải hắt hơi liền mấy cái. Tôi cố ý lùi ra phía cửa một chút đễ đỡ ngộp hơn. Nga bận rộn qúa! Khách hết mua thứ này lại đòi xem thứ khác, hai người bán hàng chạy ngược chạy xuôi, những cô làm nail thì đang tất tả chiều chuộng khách. Tôi quan sát thấy hình như có cả một anh thợ nail thì phải. Mặc dầu anh để tóc dài nhưng vóc dáng và giọng nói của anh thì chắc là nam giới. Giọng anh khàn khán, đục đục nghe rất lạ tai.
Thấy Nga bận qúa, tôi xin phép lại thăm lần khác nhưng cô nàng không chịu. Nằng nặc mời bằng được tôi và Margaret đi ăn tối nay. Buộc lòng tôi phải qua qúan nước đối diện, uống nước ngồi chờ cho đến khi Nga đóng cửa.
Ngoài tôi và Hoa ra, Nga còn điện thoại báo tin và mời thêm vài người đồng hương khác. Gặp nhau tâm tình, cảm động nhưng vui nhộn qúa! Nhà hàng hải sản rộng mênh mông, phải có đến 500 ghế ngồi. Tôi chưa hề nhìn thấy cái nhà hàng nào bên Aâu châu rộng lớn như thế này. Một hồ cá to lớn, những con cá nhởn nhơ bơi lội, giống như những hồ cá tại những công viên bách thú. Thực khách đến đây đều ăn bận sang trọng. Có nhiều bà ăn diện cả áo đầm dài lướt thướt như ở dạ hội. Không hiểu rồi chút nữa đây, họ ăn, uống thế nào.
Hoa ngồi vào bàn mà có vẻ ngượng ngạo sao ấy, cô nghiêng sang bên này, kiễng sang bên kia, cứ chao đảo như con thuyền gặp sóng. Tôi còn đang thắc mắc thì nghe thấy Nga hỏi:
- Chưa tan à!
- Ừ nó bơm kỳ này sao lâu tan qúa! Đau hoài!
- Để tao lót cho cái nệm nhé!
Cái điều ngạc nhiên hơn là hai anh boy ngồi cạnh Hoa và Nga còn trẻ qúa! Vậy thì hai đức ông chồng đâu rồi. Vẫn còn đang thắc mắc thì bà chủ Nga đã đứng lên dõng dạc tuyên bố lý do của bữa tiệc.
Tôi vô cùng cảm động khi được biếùt Nga và Hoa đã có thiện ý khoản đãi mình. Chưa kịp đứng lên cám ơn thì Nga đã liến thoắng
giới thiệu anh boy ngồi liền với Hoa là bồ nhí của cô ta.
Trời đất ơi! Trời sắp long, đất sắp lở rồi! Tôi nghe mà lại chẳng tin vào cái tai của mình. Người ta thản nhiên, còn hãnh diện nữa là đàng khác, để giới thiệu một anh bồ nhí với một người đồng hương sau gần 30 năm mới có dịp gặp lại.
Trong câu chuyện kể, tôi thấy bà con tôi bên này thành công qúa! Ngay cả cái thằng Hòa trước đây mỗi sáng cong giò đạp xe Lam, vậy mà bây giờ cũng là chủ thầu cắt cỏ.
Nó kể rằng. Sang đây có mỗi cái khố, tiếng tăm, nghề nghiệp không có nên phải đi cắt cỏ mướn cho một thằngtàu. Đến khi tiếng Mỹ đã trôi trẩy, lại học được kinh nghiệm kiếm khách nên ra riêng, kiếm khu phố khác làm ăn. Ngờ đâu trúng lớn, lúc đầu 1 máy, rồi 2 máy, rồi 3 máy. Bây giờ cả chục ông Mễ, cả tá ông H.O. làm việc cho nó. Nó cứ việc tìm kiếm thêm khách là kiếm mua thêm máy. Cứ thế mà tiền vào.
Tôi cố moi ký ức để nhớ đôi điều về Nga. Nga nhỏ hơn tôi vài lớp và xưa kia, dân làng gọi Nga là "Nga toét". Nga có cặp mắt sâu róm khá đẹp nhưng phải tội toét. Mà ở cái làng Hậu nhà tôi có mấy người không toét, nuớc sông Cầu vừa để tắm rửa vừa để ăn, những mùa khô cạn, lượng nước lưu thông không nhiều, không đủ tẩy sạch những dơ bẩn động đặc do đồng ruộng, ao hồ thải ra thế là thay nhau toét mắt.
Khi qua đây, thỉnh thoảng tôi nhận được thư từ của dân làng từ bên Mỹ báo qua về tin người này, người nọ. Qua đó, tôi mới biết được rằng Nga, Hoa đã vượt biên an toàn sau khi hai cô gánh dầu thuê cho một chủ tàu vượt biên.
Chủ tàu vượt biên cũng là người làng mà thôi. Họ mướn hai cô gánh dầu, gánh nước. Phần vì thương hại, phần vì sợ để hai cô ở lại sẽ bị lộ nên họ ép cả hai cô ra đi. Thật tình thì Nga, Hoa chỉ bị ép uổng ra đi chứ đời nào họ muốn ra đi.
Càng nghĩ về Nga toét, Hoa xà mâu, tôi càng ngầm thán phục cho cái đất nước Mỹ này. Chỉ có cái đất nước này mới thay đổi cuộc đời của Hoa, của Nga và của bà con dân làng tôi mau như thế. Nếu còn ở lại Việt Nam, Hoa và Nga vẫn quanh đời làm mướn và mang những cái tục danh xà mâu, toét cho đến chết mà không thể thay hình đổi dạng để vươn lên.
Hai cái anh bồ nhí của Nga và Hoa cũng cứ ám ảnh tôi. Rồi cái hình ảnh Hoa xà mâu, Nga toét lại hiện ra trong trí óc tôi như tôi đang còn sống với họ trong thực tại của những năm xưa bên Sông Cầu. Tôi bỗng thấy mình như muốn hô to lên: " Làng nước ơi! Lại đây coi bồ nhí của Hoa xà mâu và Nga toét này!".
Dù sao cũng phải cám ơn cái đất nước Mỹ này đã cứu mang dân làng tôi để rồi sau này có nhiều tộc phả ghi nhận thêm rằng giòng tộc mình đã có những ông tiến sĩ, kỹ sư thay cho cái nghề nghiệp "danh ca" muôn thuở trên bến Sông Cầu.
Người tiếp viên phi hành sẽ lay tôi dậy vì phi cơ sắp đáp xúông phi trường trung chuyển. Tôi dụi mắt tỉnh giấc và biết rằng mình vừa mới mơ màng trong giấc ngủ chập chờn sau một chuyến bay dài mệt mỏi.
Tôi quay lại phía sau, gĩa từ nước Mỹ, trong lòng buồn vui lẫn lộn.
Hoàng Ngọc Lễ
(Vevey 8.2.2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến