Hôm nay,  

Ngó Nhau Từ Kỷ Niệm Đầu Bão Giông

04/04/200200:00:00(Xem: 164093)
Người viết: Hoài-Cẩm Lê Văn Hưng
Bài tham dự số: 2-503-vb30326
Tác giả sinh năm 1956, cư trú tại Garden Grove, Nam California, hiện là công chức của tiểu bang. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.

Mai sau còn dự hội nào,
Ngó nhau từ kỷ-niệm đầu bão giông.
("cho mai sau." Bùi Giáng)
12 giờ rưỡi khuya. Giờ thường lệ. Tuân làm "ca" 2 nên giờ này mới về. Sau khi tắm và ăn khuya, Tuân ngồi vào bàn computer. Đây là thói quen của anh, đã từ lâu lắm rồi. Nhưng mấy hôm nay Tuân không buồn mở máy lên. Chiếc màn ảnh tối đen phản chiếu bóng hình của anh. Một hình ảnh bị méo mó trong bộ Pyjama. Đơn độc!
Hàng xóm đã ngủ hết. Cảnh vật yên lặng như tờ. Có lẽ hôm nay là ngày trăng tròn. Bóng trăng chiếu xuyên qua cửa sổ. Sáng vằng-vặc. Tàng lá cây bên ngoài khung cửa, theo làn gió, lắt-lay làm chao động ánh trăng in trên mặt bàn ngổn ngang những giấy, những viết…Theo sự nghiên cứu của các khoa học gia thì mức độ tai nạn, tội ác thường gia tăng, cũng như những bệnh nhân tâm thần thường hay lên cơn trong những ngày rằm. Chẳng trách hôm nay bệnh nhân trong Unit của anh cứ thay nhau lên cơn seizures (co giật) và thích đập phá.
Tuân lười biếng đưa tay bấm nút chiếc máy CD. Giọng hát của một cô ca sĩ thời thượng ai oán:
- "Tình mình bây giờ như mây trên sông, mưa đầu sông, mưa cuối sông…"
Ừ, tình chúng ta bây giờ có khác chi cơn mưa ở hai đầu của phòng sông. Cùng là nước từ trời rơi xuống mà không hội tụ lại được một chỗ. Nhưng mưa hòa vào sông nước thì còn có ngày gặp gỡ, chứ tình chúng ta thì…!
Suy nghĩ miên man không biết 3 giờ sáng. Tắt đèn, Tuân, chậm chạp, lần mò trong bóng tối đi về phía giường. Tiếng kêu ken két của khung giường sắt vang lên trong đêm. Lạnh lùng.
Tuân thở dài. Mắt mở to nhìn lên trần nhà. Chiếc đồng hồ kêu tích tắc đều đặn trên tường. Bên ngoài, thỉnh thoảng tiếng vài chiếc xe lao vút đi trong đêm.
Tính đến hôm nay, Tuân và Thùy Hương quen nhau đã 3 năm. Trước thời gian 3 năm ấy, anh sử dụng computer như một phương tiện để làm việc, chỉ thỉnh thoảng lên internet để đọc tin tức hoặc search (tìm) một vài điều gì đó mà thôi. Một hôm trong lúc ngồi với mấy thằng bạn trong bàn nhậu, nghe chúng kháo với nhau về mấy cái chatrooms. Tuân lơ đãng nhấm nháp mấy sợi râu mực mà mắt thì nhìn vào màn ảnh TV đang chiếu cảnh đổ nát của thành phố New York sau trận phá hoại của bọn khủng bố Osama Bin Laden làm sập hai tòa nhà chọc trời của World Trade Center. Không biết chúng nói chuyện gì mà một thằng ngồi cạnh hích cùi chỏ vào hông anh bảo "Sao mày không thử cho vui"" "Thử gì"" anh hỏi mà mắt vẫn không dời TV. Khi biết chúng bảo Tuân vào chatrooms để liên lạc với các em gái hậu phương," anh uể oải lắc đầu, "Tao không có thì giờ".
Câu chuyện vui đùa trong buổi nhậu được mau chóng theo những chai bia lần lượt cạn trong buổi tối đó, cho đến một hôm Tuân bị mổ chân vì lớp đệm giữa 2 khớp xương ở đầu gối bên phải bị rách sau khi đưa một bệnh nhân từ gurney vào giường. Nghỉ ở nhà cả tháng trời. Đi đâu cũng phải dùng nạng. Hết ăn rồi ngủ, riết đâm chán. Tuân chợt nhớ đến lời của mấy đứa bạn xúi hôm trước, nên lò mò tới mở computer lên và vào chatroom.
avxyn501: Chào Thùy Hương.
Dòng chữ anh vừa đánh sau khi "enter" đã hiện lên màn ảnh. Xong, Tuân ngồi bật ngửa trên chiếc ghế dựa để chờ chat member có tên "thuy dương20" trả lời.
Không hiểu tại sao Tuân lại chọn Nickname cho mình là "abxyn 501". Một tập hợp của những mẫu tự và những con số không theo qui luật nào. Đọc lên nghe không có nghĩa gì cả. Và cũng không biết lý do gì đã khiến anh click vào nick Thùy Hương. Thời đại điện toán đã tạo ra những hành động, việc làm mà con người mặc nhiên chấp nhận. Phải chăng đó cũng là một hình thức văn hóa" Văn hóa điện toán!
À, đây rồi. Tuân nhổm dạy. "Đối phương" đã trả lời!
Thuyhuong 20: Chào, anh đang ở đâu"
Hai bên bắt đầu liên lạc với nhau qua Internet như thế mỗi đêm. Mỗi lần vào chatroom là họ lại được biết về nhau thêm một chút, và lòng quyến luyến đã nẩy nở tuy người này không thấy mặt người kia. Một sự liên hệ rất điện toán, ít ra là trong thời gian đầu. Nhiều khi Tuân cảm thấy buồn cười về mối quan hệ đó. Một mối quan hệ được tạo dựng nên qua phương tiện của chiếc màn ảnh nhỏ chứa đầy những dòng chữ sau khi input những chuỗi số 0 và số 1, tức là những ý niệm vô tri giác, không dính líu gì đến trái tim. Những bytes đã đóng vai trò như những viên gạch làm cho tòa nhà tình cảm của hai người ngày một, ngày hai thêm vững chắc và vươn cao. Nếu tổ tiên chúng ta sống lại chắc sẽ bứt đầu bứt tai vì không thể hiểu nổi khi thấy thế hệ con cháu cũng biểu lộ những hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục trước một cái máy giống y như đang đối diện với một con người bằng xường bằng thịt.
Sau khi trao đổi hình ảnh, hai người quyết định gặp mặt nhau. Thùy Hương ở tận bên miền đông, Philadelphia. Tuân ở mãi bên bờ biển phía tây, miền nam California nắng vàng. Từ nhỏ Thùy Hương chưa hề biết phong cảnh của vùng có đông dân tị nạn người Việt nhất nước Mỹ này, nên cũng muốn làm một chuyến du lịch, đồng thời để gặp Tuân luôn thể. Tháng trước, cô gởi email cho Tuân và báo anh chuẩn bị để ra đón cô tại phi trường khi cô biết được số chuyến bay của American Airlines trong vòng vài ngày nữa. Trong thư Thùy Hương bảo cô nôn nóng muốn gặp Tuân vô cùng. Bao nhiêu tình cảm Thùy Hương thổ lộ không che dấu. Tuân cũng buồn chồn không kém. Lần đầu được gặp người yêu mà!


Đến ngày Thùy Hương qua, Tuân xin nghỉ làm ở nhà để đi đón. Hai giờ chiều máy bay mới tới LAX, thế mà từ sáng chàng đã dạy sớm để dọn dẹp nhà cửa. Hết đi ra lại đi vào. Hết sửa sang bình hoa lại lau quét bàn ghế…mà mắt cứ trông chừng đồng hồ mãi. Trang trí cách nào chàng cũng thấy chưa được vừa lòng. 12 giờ trưa! Tuân đi lên phi trường. American Airline đây rồi.
Chuyến bay được biết sẽ đến đúng giờ. Trong khi chờ đợi, Tuân vào quán gần đó uống nước. Từ chỗ ngồi, chàng có thể quan sát dễ dàng những hành khách đi từ máy bay ra cổng. Tuân định sẽ dành bất ngờ cho Thùy Hương bằng cách để nàng tìm kiếm mình một lúc đã, rồi chàng mới sẽ lẽn ra sau lưng và bịt mắt nàng. Chàng muốn thấy nàng nũng nịu và làm mặt giận.
Ly nước đã cạn từ lâu. Quái! Hình như hành khách ra hết rồi mà sao vẫn chưa thấy Thùy Hương. Bảo rằng mình không nhận ra Thùy Hương thì thật vô lý. Tuân tiến về một nhân viên hàng không đứng gần cổng để hỏi thì được anh ta xác nhận là không có người nào trên máy bay nữa. Hiện giờ chỉ có những người lao công quét dọn đang làm việc trên ấy mà thôi. Điện thoại tay của chàng không gọi được trong phòng chờ đợi của phi trường vì sóng bị cản. Tuân chạy vội xuống đường để liên lạc với Thùy Hương, nhưng chỉ nghe chuông reo mà không ai trả lời. Chàng cố bám víu vào hy vọng cuối cùng là Thùy Hương đã đổi chuyến bay nhưng không báo kịp, nên chàng ráng đợi đến tối khi không còn chuyến bay nào đến từ Philadelphia nữa mới chịu ra về.
Những ngày sau đó Tuân gửi đi không biết bao nhiêu email mà không thấy người yêu trả lời. Thế rồi một tuần. Rồi hai tuần trôi đi. Tuân không được tin tức gì của Thùy Hương. Anh vào Internet để xem Status thì biết là tất cả những emails anh gửi đi đều chưa đọc. Thậm chí gọi Thùy Hương qua số điện thoại tay của cô cũng không xong. Ních của Thùy Hương cũng không thấy xuất hiện trên chatroom. Tuân giật mình vô kể tại sao cứ ỷ lại vào điện thoại tay của Thùy Hương mà không chịu hỏi số điện thoại nhà của hai chị em nàng để phòng những trường hợp như thế này. Mà cũng thật bực mình. Dù có chuyện gì đi nữa thì Thùy Hương cũng phải báo cho Tuân biết một tiếng chứ. Cô phải biết là Tuân lo lắng cho cô biết là chừng nào. Không thể yên tâm làm việc được, Tuân phải xin sở để được nghỉ phép. Tâm trạng của Tuân giống như của một con thú bị thương!
Một ngày Tuân vào Internet không biết bao nhiêu lần với hi vọng sẽ được email của người yêu. Cứ mỗi khi icon thư mở nắp và hình chiếc bì thư màu vàng ló ra kèm theo câu "You got mail" là anh khấp khởi mừng thầm. Nhưng cũng bấy nhiêu lần Tuân thất vọng, vừa giận vừa buồn. Chỉ toàn những thư quảng cáo, còn thư của Thùy Hương thì vẫn bặt vô âm tín!!!!
Ngày thứ sáu tuần rồi, khi mở email, lại "You got mail." Tuân, mặc dù vẫn nóng lòng chờ thư, cảm thấy hơi bực mình một cách vô cớ khi nghe điệp khúc cũ ấy! Bỗng mắt Tuân sáng lên khi thấy trong danh sách thư gởi đến có thư của Thùy Hương! Tay anh run lên đến nỗi không di chuyển "Con chuột" một cách chính xác để đọc bức thư. À, thì ra Thùy Hương dùng bức thư cũ của anh đã gửi cho cô trước đó để reply (trả lời). Chắc cô nàng làm biếng đánh máy lại địa chỉ email của Tuân đây mà. Liếc nhanh xuống thư Tuân đọc thấy:
Anh Tuân,
Đúng ra tôi phải viết thư này sớm hơn, nhưng vì bận rộn quá trong thời gian vừa qua để lo cho Thùy Hương nên đến hôm nay mới chợt nhớ đến computer. Xin anh thứ lỗi. Sở dĩ tôi biết được địa chỉ email của anh là vì Thùy Hương đã saved sẵn password nên tôi mới vào internet và đọc được những thư cũ của hai người và tôi xin dùng địa chỉ trong bức thư anh đã gửi cho em tôi để viết thư này cho tiện.
Tôi rất cảm động về tình cảm mà anh đã dành cho em tôi. Thay mặt cho Thùy Hương, tôi xin cám ơn anh! Tôi không ngờ hai người quen nhau đã lâu. Những 3 năm rồi! Thế mà con bé kín miệng quá, không cho tôi biết một tí gì.
Thật đáng tiếc, chuyến đi Cali. Của Thùy Hương để thăm anh đã không thành! Hôm nó đi mua vé máy bay về, khi tới ngã tư Vine Street và đường số 10 thuộc khu vực Chinatown thì bị một chiếc xe chở xăng quẹo trái lấn qua lane của nó và cán nát chiếc xe của con bé. Khi tôi biết tin tới nơi thì Thùy Hương đã tắt thở! Khốn khổ cho chị em tôi! Khi vượt biên qua đây chỉ có hai chị em sống để cho em tôi học lên đại học. Đến khi sắp đặt được mục đích thì nó lại bỏ tôi mà đi! Làm sao tôi sống nổi đây hởi Trời"
Thôi, xin anh cũng đừng quá buồn. Hãy giữ gìn sức khỏe. Nếu cần biết gì thêm, hay anh cần gì mà tôi có thể làm được xin anh đừng ngần ngại. Đây là số điện thoại và địa chỉ của tôi……Xin chào anh Tuân.
Những giòng chữ nhảy múa trên màn ảnh. Tuân ngồi bất động như một tượng đá. Tê điếng! Những hàng nước mắt ràn rụa. Gương mặt của Thùy Hương trong bức ảnh để nơi bàn nhòe đi, nhưng ánh mắt vẫn nhìn chàng đăm đăm, nụ cười tinh nghịch. Đó! kỷ niệm đầu tiên và cuối cùng mà nàng đã gửi cho Tuân, và chàng đã in ra từ chiếc máy in của computer.
Ngó bức ảnh của Thùy Hương mà Tuân thấy cả một trời giông bão nổi lên trong lòng mình! Em ơi! Làm sao ta gặp được nhau"
Lê Văn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến