Hôm nay,  

Một Ban Chấp Hành

26/03/200200:00:00(Xem: 190314)
Người viết: Thương Hồng Ngọc
Bài tham dự số: 2-491-vb40313

Tác giả là “nội tướng” của một cựu thiếu sinh quân VNCH, hiện cư trú tại Seattle, tiểu bang Washington. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ nhất của bà là kể lại tấm lòng thương yêu, chia sẻ giữa những cựu thiếu sinh VNCH trên đất Mỹ. Lần này, bà kể về sinh hoạt đặc biệt của Hội Thiếu Sinh Quân.
Hiện nay hầu như Hội Đoàn Việt Nam được thành lập khá nhiều trên khắp các tiểu bang của nước Mỹ. Nhưng tôi chỉ viết về ban chấp hành Hội Cựu Thiếu Sinh Quân của Việt Nam Cộng Hòa thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ mà giờ đây gia đình tôi là một trong những thành viên.

Hội Cựu Thiếu Sinh Quân Tây Bắc Washington thành hình được là nhờ các anh đã không ngại khó khăn thành lập Hội, ngay khi tiểu bang còn ít người Việt định cư. Mới đầu, Hội chỉ có ít người. Đến nay Hội trở nên lớn mạnh bao gồm các anh từ Oregan, Canada, Portland về gia nhập.
Ngoài những buổi họp thường xuyên mỗi tháng, Hội Cựu Thiếu Sinh Quân chúng tôi còn nhiều sinh hoạt khác như cắm trại vui hè, mừng Giáng Sinh, hay Tết Nguyên Đán hoặc những ngày quốc lễ các anh cũng đến tham dự chung với nhiều đoàn thể khác. Buổi lễ có vẻ trang trọng hơn khi có các anh Thiếu Sinh Quân đi đầu thao diễn rước quốc kỳ với bộ lễ phục trắng, mũ bê-rê đỏ nổi bật giữa bao rắc áo làm tăng thêm nét oai nghiêm hùng tráng.
Theo thông lệ lúc nào cũng vậy, nhận được thư mời họp mặt, các anh cựu Thiếu Sinh Quân nhiệt tình đưa vợ con đến tham dự thật đông vui kể cả các anh ở xa như Oregon, Canada, Portland cũng thu xếp về dự. Trừ anh nào lỡ bận việc đúng ngày họp là xin phép vắng mặt thôi.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải là hội tổ chức sinh hoạt tại những nhà hàng sang trọng hay các thức ăn đắt tiền được đặt mua từ nhà hàng lớn ở Mỹ. Bởi vì hội chúng tôi thường họp sinh hoạt trong không khí thân mật vui vẻ thật thoải mái ở nhà các anh Thắng anh Tùng hay anh Phước với thức ăn do mỗi gia đình tự nấu mang đến chung vui. Tôi thật sự ngạc nhiên và mến phục sáng kiến của các anh trong Ban chấp hành đã nghĩ ra để mỗi năm đều mang đến bao điều vui mới lạ cho mọi gia đình hội viên.
Lễ Giáng Sinh thì quây quần bên cây thông các anh chị trao đổi quà với nhau. Có cả tiết mục hội tặng thưởng cho các cháu học sinh giỏi trong năm, vang lên từng tràng pháo tay lúc các bé nhận quà để khuyến khích các cháu cố gắng nâng trình độ học vấn lên cao nơi xứ người hầu tiếp bước cha anh.
Mùa Giáng Sinh vừa qua các anh đem nhiều bất ngờ làm mọi người ngạc nhiên khi ông già Noel xuất hiện luôn tay phát bánh kẹo. Ai cũng ngẩn ra với câu hỏi chung chẳng biết người nào trong vai ông già Noel Thiếu Sinh Quân" Thì ra các anh trong ban chấp hành muốn giữ bí mật tới phút chót để mọi người vui nhộn hơn. Và anh Vĩnh dù vóc người hơi ốm nhưng hóa trang ông già Noel rất giống cũng độn bụng to, cũng râu bạc dài, cũng quần áo mũ đỏ với bị quà trên vai thật xuất sắc. Để thưởng công mang bao niềm vui đến mọi người ông già Noel Vĩnh đã nhận được nhiều nụ hôn của các bé khi từng gia đình lên chụp hình lưu niệm chung với ông Noel.


Đến ngày Tết Nguyên Đán các anh cũng biết người Việt sống ly hương rất buồn, thường hướng lòng nhớ về những ngày xưa thân ái khi còn xuân thanh bình an lạc trên khắp miền Nam Việt Nam để rồi mơ ước được sống lại cảnh gia đình xum họp một nhà, khắp nơi pháo nổ vang rền người người chúc xuân bên bánh mứt chung trà, trẻ con khoe nhau quần áo mới. Cho nên các Anh trong ban chấp hành Cựu Thiếu Sinh Quân vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tổ chức chương trình đón xuân của Hội thay đổi từng năm sao cho ngày càng sinh động hơn mong xoa dịu bớt phần nào sự mất mát lớn trong lòng mỗi người.
Thường thì các Anh mời một cụ lớn tuổi nhứt trong đại gia đình Cựu Thiếu Sinh Quân để lì xì bao tiền đỏ và nhắn nhủ các bé chăm ngoan hơn năm vừa qua để các em hiểu phong tục tập quán Việt Nam vẫn luôn được lưu truyền gìn giữ. Có một năm thật vui nhộn với mục xổ số để gia dình Cựu Thiếu Sinh Quân nhận quà của Hội. Mọi người cũng có dịp hồi hộp theo dõi ảo thuật gia Quốc Đại biểu diễn những pha hấp dẫn như nuốt lửa, đâm kiếm xuyên cổ họng hay biến hoa ra bông hoa đủ màu sắc… Khi thì từng gia đình lên hái lộc đầu năm có sẵn nhiều bao lì xì treo trên cành mai. Có năm vui nhất, là chúng tôi đón giao thừa với cuộc tổ chức thi "Hoa hậu áo dài Thiếu Sinh Quân". Thôi thì bao nhiêu là câu hỏi đặt ra cho các chị lấy biểu tượng của Tết Việt Nam làm chuẩn như hoa mai, hoa đào, ngũ quả, bánh tét, bánh chưng. Có cả câu hỏi về tiểu sử các vị anh thư như hai Bà Trưng, Bà Triệu…. Thế là dù giữa lòng đất Mỹ các anh vẫn được dịp ngắm lại các chị trong tà áo dài Việt Nam bằng đủ loại tơ lụa, xoa nhung in hay thêu hoặc kết cườm khoe màu sắc trong dáng du xuân thướt tha thật đẹp của ngày nào.
Dĩ nhiên đến với nhiều buổi họp mặt vui vẻ thân tình như vậy cũng là lúc chúng tôi tạm quên đi những Pizza, những hot dog hoặc cheese của Mỹ để cùng nhau thưởng thức bao hương vị đậm đà của quê cha đất tổ mà khi bước chân nước Mỹ tôi tưởng như đã mất tất cả…Nào
xôi cúc của chị Tư, giò thủ, chả của chị Ngân, chị Nghĩa, gỏi khô bò, cháo cá, bánh chưng của chị Quý. Bánh bột lọc của chị Hường. Bánh đúc của chị Phước. Gà hấp muối của chị Tùng. Dưa chua của chị Nuôi rồi chả giò, xu xoa, bì cuốn, thịt nướng… nhiều lắm lại thêm vị ngọt ổ bánh kem to của anh chị Hải
mang tới hòa lẫn nhạc Karaoke do cháu Khanh phụ trách tạo không khí sinh động tươi trẻ cho mọi người tạm quên bao cuộc biển dâu thăng trầm của quê nhà.
Mặc dù rất thích bao tiết mục trong chương trình được thay đổi, từng năm, nhưng chưa bao giờ tôi hỏi các Anh về những sáng kiến đó của ai đưa ra để thực hiện. Vì tôi nghĩ của tấùt cả các Anh trong ban chấp hành. Lớn tuổi có Anh Hải, anh Tư, Anh Vĩnh, Anh Dũng. Trung niên có Anh Thắng, Anh Ngọc Anh, Anh Thi, Anh Quang, Anh Ngân, Anh Hường. Trẻ tuổi có Anh Tùng, Anh Phước, Anh Có. Các Anh cùng đoàn kết ngồi lại với nhau mỗi người một ý tạo thành nhiều sáng kiến để có sự đổi mới đề mục giải trí mỗi khi đại gia đình Cựu Thiếu Sinh Quân họp mặt.
Chúng tôi luôn đợi chờ bao hương thơm cỏ lạ chứa đầy mật ngọt được mang đến từ các anh. Tôi nghe tin sắp tới đây các anh ban chấp hành của Hội đã nhận lời Tổng Hội sẽ tổ chức Đại Hội Cựu Thiếu Sinh Quân tại Seattle tiểu bang Washington. Tôi chân thành chúc các anh mã đáo thành công.
Ngọn đuốc Olympic đã làm bầu trời nước Mỹ thật rực rỡ sôi động hẳn lên. Thì nơi đây bên cạnh chúng tôi đang có những ngọn đuốc âm thầm đã, đang và mãi mãi lúc nào cũng luôn sáng chói làm ấm lòng người từ các Anh Ban Chấp Hành Cựu Thiếu Sinh Quân của Việt Nam Cộng Hòa vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Thương Hồng Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến