Hôm nay,  

Giấc Mơ Không Trọn Vẹn

07/03/200200:00:00(Xem: 180356)
Người viết: LÊ NGỌC
Bài tham dự số: 2-484-vb30305

Lê Ngọc 26 tuổi, cư trú tại Fountain Valley, CA, hiện là sinh viên năm thứ 2 trường Coastline Community College. Theo bài viết, khi miền Nam xụp đổ năm 1975, ba mẹ lạc nhau lúc mẹ đang mang bầu. Tháng 1-1976, khi ra đời, Ngọc kjhông biết mặt Ba. Phải 18 năm sau, hai cha con mới có dịp gặp nhau, khi Ba mới từ Mỹ về tìm lại và bảo lãnh con gái. Ngọc chỉ mới từ Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ chưa lâu. Bài viết của Ngọc thiếu chi tiết, không thể hiện được những tình huống đặc biệt trong đời sống, nhưng cho thấy với cách nhìn tử tế của cô, dù trong cảnh trái ngang, mọi người thân trong một gia đình nhiều ngang trái đều nhân hậu hiếm có. Mong Lê Ngọc sẽ có
dịp viết thêm về câu chuyện của cô.

Trong cuộc sống, ai cũng có niềm tin, niềm hy vọng dù biết rằng những ước mơ, hy vọng đó có mong manh như hạt sương buổi sớm. Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam như bao nhiêu người khác, nhưng tôi khác họ ở chỗ là tôi chỉ có Mẹ mà không có Ba, chỉ có Ngoại mà không có Nội. Ba tôi trước đây là một sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hòa. Ba Mẹ tôi quen biết nhau vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng, lúc đất nước sắp rơi vào tay Cộng Sản. Rồi đùng một cái, Việt Cộng chiếm miền Nam, thế là nước mất nhà tan, gia đình ly tán. Ba và Mẹ tôi thất lạc nhau không một lời từ giã.
Mẹ tôi về quê Ngoại với bào thai vừa tròn một tháng, trong khi Ba tôi thì lưu lạc đến Mỹ mà vẫn không biết bào thai trong bụng Mẹ tôi là gái hay trai. Mẹ tôi chỉ biết khóc, khóc cho Ba tôi, không biết sống chết ra sao trong chiến tranh loạn lạc. Và khóc cho tôi không biết mặt Ba từ trong bụng Mẹ. Rồi nước mắt cũng khô dần.
Thay vào đó là sự nhọc nhằn, dãi nắng dầm mưa, mua gánh bán bưng để nuôi tôi khôn lớn. Tôi lớn lên trong tình thương bao la của Mẹ và gia đình bên Ngoại nhưng trong lòng lúc nào cũng cảm thấy xốn xang, thiếu thốn. Khi còn đi học ở Việt Nam, tôi khao khát được như những đứa bạn "được có Ba". Mơ thì mơ vậy thôi, ước thì ước vậy thôi chứ cả đến tấm hình của Ba mà tôi cũng không có. Nhiều đêm nằm ngủ, tôi mong được gặp Ba một lần dù là trong mơ, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng vì tôi không thể nào hình dung được gương mặt của Ba. Mấy đứa bạn học cùng lớp lúc nói chuyện với tôi thường khoe "Ba tao thế này, Ba tao thế kia" làm cho tôi cảm thấy tủi thân, tủi phận. Thường những lúc vậy, tôi vờ làm lơ đi chỗ khác để giấu những giọt nước mắt đang chảy dài trên má.
Có lẽ ông Trời thương tôi, thương cho thân phận côi cút của tôi, nên xui khiến cho Ba tôi trở về Việt Nam tìm lại Mẹ và tôi. Trời ơi! Mười tám năm trời lưu lạc, mười tám năm trời tôi sống không có Ba, mười tám năm trời với biết bao khinh khi rẻ rúng chỉ vì cái tội duy nhất là "tôi không có Ba".
Khi Ba tôi hiện ra, tôi như người từ cung trăng rớt xuống, tôi không ngờ và có lẽ cũng không dám nghĩ đến vậy mà hôm nay nó lại đến. Sự thật là đây, sự thật là Ba tôi đang đứng trước mắt tôi. Tôi bỡ ngỡ gọi tiếng "Ba" đầu tiên mà suốt mười tám năm trời tôi chưa có được cái diễm phúc gọi. Ba tôi ôm tôi vào lòng mà nước mắt tôi cứ chảy dài. "Con gái của Ba đó sao" Đứa con gái mà mười tám năm qua Ba chưa có dịp để bồng bế, dạy dỗ." Ba nói .


Thế mà lạ thật, tôi giống Ba như đúc từ gương mặt, từ cái mũi, từ vành môi khóe mắt, từ dáng đi, giọng nói . Đúng là "Mụ Bà" khéo nắn. Tôi sung sướng quá, sự sung sướng quá mức làm cho tôi đứng yên như ngây dại, nhưng trong lòng tôi như muốn la lên thật to cho cả thế giới này biết là "tôi cũng có Ba". Còn Mẹ tôi chỉ biết đứng nhìn, dường như nước mắt Mẹ tôi đã khô cạn, không còn thấy một giọt để mừng ngày Ba tôi trở về.
Trời già đã cay nghiệt, thương tôi mà không thương Mẹ tôi, bởi vì sau 18 năm thất lạc, Ba tôi đã có vợ khác và có hai người con trai hiện đang sống hạnh phúc bên Mỹ. Thế là Mẹ tôi đành phải chấp nhận cuộc sống cô đơn dù chồng của Mẹ tôi có về tìm gặp con mình. Mẹ tôi không hề trách Ba tôi một lời nào vì Mẹ biết rằng lỗi không phải do Ba, cũng càng không phải tại Mẹ, mà tại vì con tạo trớ trêu, đùa giỡn trên sự đau khổ của Mẹ tôi.
Sau khi gặp lại, Ba tôi làm giấy tờ bảo lãnh tôi sang Mỹ. Lúc đầu Mẹ tôi đâu muốn để tôi ra đi, nhưng cuối cùng vì tương lai của tôi nên Mẹ đành lòng để cho tôi ra đi. Ngày tôi rời quê hương đến Mỹ, dù đã được Ba khích lệ "Má bên Mỹ hiền lắm con đừng lo", nhưng trong lòng tôi vẫn có một nỗi sợ vô hình. Từ nhỏ đến giờ có khi nào tôi rời xa Mẹ đâu, thậm chí đã hai mươi tuổi đầu rồi mà vẫn còn ngủ chung với Mẹ. Tôi nhớ đêm cuối cùng ngủ cạnh Mẹ, Mẹ không hề ngủ, chỉ ôm tôi mà khóc.
Thấm thoát tôi đến Mỹ hơn một tháng, thời gian trôi nhanh thật! Vậy mà tôi vẫn còn nhớ nhà dù rằng mọi người trong gia đình tốt lắm, nhất lá má sau của tôi, tuy là mới ở gần chỉ một thời gian ngắn mà tôi cảm thấy rất mến và kính trọng bà . Bà như người mẹ thứ hai của tôi, giúp cho tôi vơi đi nỗi nhớ nhà.
Có lần tôi nằm mơ thấy về lại Việt Nam, thấy lại bà Ngoại và Mẹ tôi. Ngoại tôi chỉ khóc mà không nói gì hết, còn Mẹ tôi thì thật là tội nghiệp, cứ nắm lấy tay tôi xoa bóp, nựng nịu như khi còn bé xíu và căn dặn đủ điều, bảo tôi là phải ngoan, phải biết vâng lời, không được mít ướt (khóc) vì Mẹ không có bên cạnh để mà dỗ dành" Khi thức dậy tôi chỉ biết khóc, chứ biết làm sao hơn.
Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn cho thân phận mình, lúc còn nhỏ sống gần Mẹ thì xa Ba, bây giờ sống gần Ba thì lại xa Mẹ. Số phận đã
định, tôi biết phải làm sao hơn.
Nghĩ đến ngày về lại quê hương, sao thấy xa vời vợi. Mai này, khi tôi về, biết Mẹ tôi ra sao. Mẹ còn như ngày nào hay là đã lưng còng gối mỏi. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy thương Mẹ quá, suốt cuộc đời hy sinh cho chồng cho con không một lời than thân trách phận. Tôi tự nhủ trong lòng là tôi phải học cho thật giỏi, có bằng cấp và tìm được việc làm phù hợp để mau mau về thăm Mẹ. Mẹ ơi con nhớ Mẹ nhiều lắm.
Còn Ngoại tôi nữa. Liệu tôi còn cơ hội gặp lại Ngoại hay không vì hiện Ngoại tôi cũng đã già, mắt mờ tai lãng. Ngoại ơi, liệu Ngoại có chờ nổi con không"
LÊ NGỌC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến