Hôm nay,  

Giấc Mơ Không Trọn Vẹn

07/03/200200:00:00(Xem: 180452)
Người viết: LÊ NGỌC
Bài tham dự số: 2-484-vb30305

Lê Ngọc 26 tuổi, cư trú tại Fountain Valley, CA, hiện là sinh viên năm thứ 2 trường Coastline Community College. Theo bài viết, khi miền Nam xụp đổ năm 1975, ba mẹ lạc nhau lúc mẹ đang mang bầu. Tháng 1-1976, khi ra đời, Ngọc kjhông biết mặt Ba. Phải 18 năm sau, hai cha con mới có dịp gặp nhau, khi Ba mới từ Mỹ về tìm lại và bảo lãnh con gái. Ngọc chỉ mới từ Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ chưa lâu. Bài viết của Ngọc thiếu chi tiết, không thể hiện được những tình huống đặc biệt trong đời sống, nhưng cho thấy với cách nhìn tử tế của cô, dù trong cảnh trái ngang, mọi người thân trong một gia đình nhiều ngang trái đều nhân hậu hiếm có. Mong Lê Ngọc sẽ có
dịp viết thêm về câu chuyện của cô.

Trong cuộc sống, ai cũng có niềm tin, niềm hy vọng dù biết rằng những ước mơ, hy vọng đó có mong manh như hạt sương buổi sớm. Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam như bao nhiêu người khác, nhưng tôi khác họ ở chỗ là tôi chỉ có Mẹ mà không có Ba, chỉ có Ngoại mà không có Nội. Ba tôi trước đây là một sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hòa. Ba Mẹ tôi quen biết nhau vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng, lúc đất nước sắp rơi vào tay Cộng Sản. Rồi đùng một cái, Việt Cộng chiếm miền Nam, thế là nước mất nhà tan, gia đình ly tán. Ba và Mẹ tôi thất lạc nhau không một lời từ giã.
Mẹ tôi về quê Ngoại với bào thai vừa tròn một tháng, trong khi Ba tôi thì lưu lạc đến Mỹ mà vẫn không biết bào thai trong bụng Mẹ tôi là gái hay trai. Mẹ tôi chỉ biết khóc, khóc cho Ba tôi, không biết sống chết ra sao trong chiến tranh loạn lạc. Và khóc cho tôi không biết mặt Ba từ trong bụng Mẹ. Rồi nước mắt cũng khô dần.
Thay vào đó là sự nhọc nhằn, dãi nắng dầm mưa, mua gánh bán bưng để nuôi tôi khôn lớn. Tôi lớn lên trong tình thương bao la của Mẹ và gia đình bên Ngoại nhưng trong lòng lúc nào cũng cảm thấy xốn xang, thiếu thốn. Khi còn đi học ở Việt Nam, tôi khao khát được như những đứa bạn "được có Ba". Mơ thì mơ vậy thôi, ước thì ước vậy thôi chứ cả đến tấm hình của Ba mà tôi cũng không có. Nhiều đêm nằm ngủ, tôi mong được gặp Ba một lần dù là trong mơ, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng vì tôi không thể nào hình dung được gương mặt của Ba. Mấy đứa bạn học cùng lớp lúc nói chuyện với tôi thường khoe "Ba tao thế này, Ba tao thế kia" làm cho tôi cảm thấy tủi thân, tủi phận. Thường những lúc vậy, tôi vờ làm lơ đi chỗ khác để giấu những giọt nước mắt đang chảy dài trên má.
Có lẽ ông Trời thương tôi, thương cho thân phận côi cút của tôi, nên xui khiến cho Ba tôi trở về Việt Nam tìm lại Mẹ và tôi. Trời ơi! Mười tám năm trời lưu lạc, mười tám năm trời tôi sống không có Ba, mười tám năm trời với biết bao khinh khi rẻ rúng chỉ vì cái tội duy nhất là "tôi không có Ba".
Khi Ba tôi hiện ra, tôi như người từ cung trăng rớt xuống, tôi không ngờ và có lẽ cũng không dám nghĩ đến vậy mà hôm nay nó lại đến. Sự thật là đây, sự thật là Ba tôi đang đứng trước mắt tôi. Tôi bỡ ngỡ gọi tiếng "Ba" đầu tiên mà suốt mười tám năm trời tôi chưa có được cái diễm phúc gọi. Ba tôi ôm tôi vào lòng mà nước mắt tôi cứ chảy dài. "Con gái của Ba đó sao" Đứa con gái mà mười tám năm qua Ba chưa có dịp để bồng bế, dạy dỗ." Ba nói .


Thế mà lạ thật, tôi giống Ba như đúc từ gương mặt, từ cái mũi, từ vành môi khóe mắt, từ dáng đi, giọng nói . Đúng là "Mụ Bà" khéo nắn. Tôi sung sướng quá, sự sung sướng quá mức làm cho tôi đứng yên như ngây dại, nhưng trong lòng tôi như muốn la lên thật to cho cả thế giới này biết là "tôi cũng có Ba". Còn Mẹ tôi chỉ biết đứng nhìn, dường như nước mắt Mẹ tôi đã khô cạn, không còn thấy một giọt để mừng ngày Ba tôi trở về.
Trời già đã cay nghiệt, thương tôi mà không thương Mẹ tôi, bởi vì sau 18 năm thất lạc, Ba tôi đã có vợ khác và có hai người con trai hiện đang sống hạnh phúc bên Mỹ. Thế là Mẹ tôi đành phải chấp nhận cuộc sống cô đơn dù chồng của Mẹ tôi có về tìm gặp con mình. Mẹ tôi không hề trách Ba tôi một lời nào vì Mẹ biết rằng lỗi không phải do Ba, cũng càng không phải tại Mẹ, mà tại vì con tạo trớ trêu, đùa giỡn trên sự đau khổ của Mẹ tôi.
Sau khi gặp lại, Ba tôi làm giấy tờ bảo lãnh tôi sang Mỹ. Lúc đầu Mẹ tôi đâu muốn để tôi ra đi, nhưng cuối cùng vì tương lai của tôi nên Mẹ đành lòng để cho tôi ra đi. Ngày tôi rời quê hương đến Mỹ, dù đã được Ba khích lệ "Má bên Mỹ hiền lắm con đừng lo", nhưng trong lòng tôi vẫn có một nỗi sợ vô hình. Từ nhỏ đến giờ có khi nào tôi rời xa Mẹ đâu, thậm chí đã hai mươi tuổi đầu rồi mà vẫn còn ngủ chung với Mẹ. Tôi nhớ đêm cuối cùng ngủ cạnh Mẹ, Mẹ không hề ngủ, chỉ ôm tôi mà khóc.
Thấm thoát tôi đến Mỹ hơn một tháng, thời gian trôi nhanh thật! Vậy mà tôi vẫn còn nhớ nhà dù rằng mọi người trong gia đình tốt lắm, nhất lá má sau của tôi, tuy là mới ở gần chỉ một thời gian ngắn mà tôi cảm thấy rất mến và kính trọng bà . Bà như người mẹ thứ hai của tôi, giúp cho tôi vơi đi nỗi nhớ nhà.
Có lần tôi nằm mơ thấy về lại Việt Nam, thấy lại bà Ngoại và Mẹ tôi. Ngoại tôi chỉ khóc mà không nói gì hết, còn Mẹ tôi thì thật là tội nghiệp, cứ nắm lấy tay tôi xoa bóp, nựng nịu như khi còn bé xíu và căn dặn đủ điều, bảo tôi là phải ngoan, phải biết vâng lời, không được mít ướt (khóc) vì Mẹ không có bên cạnh để mà dỗ dành" Khi thức dậy tôi chỉ biết khóc, chứ biết làm sao hơn.
Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn cho thân phận mình, lúc còn nhỏ sống gần Mẹ thì xa Ba, bây giờ sống gần Ba thì lại xa Mẹ. Số phận đã
định, tôi biết phải làm sao hơn.
Nghĩ đến ngày về lại quê hương, sao thấy xa vời vợi. Mai này, khi tôi về, biết Mẹ tôi ra sao. Mẹ còn như ngày nào hay là đã lưng còng gối mỏi. Nghĩ đến đây, tôi cảm thấy thương Mẹ quá, suốt cuộc đời hy sinh cho chồng cho con không một lời than thân trách phận. Tôi tự nhủ trong lòng là tôi phải học cho thật giỏi, có bằng cấp và tìm được việc làm phù hợp để mau mau về thăm Mẹ. Mẹ ơi con nhớ Mẹ nhiều lắm.
Còn Ngoại tôi nữa. Liệu tôi còn cơ hội gặp lại Ngoại hay không vì hiện Ngoại tôi cũng đã già, mắt mờ tai lãng. Ngoại ơi, liệu Ngoại có chờ nổi con không"
LÊ NGỌC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến