Hôm nay,  

“phốp”, Chuyện 1/4 Thế Kỷ

25/02/200200:00:00(Xem: 452122)
Trương Ngọc Bảo Xuân & Trương Kim Hoàng Thư
Bài tham dự số: 2-470-vb50214

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là giám khảo ngành Thẩm Mỹ tại State Board của California, người đã được trao tăng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm 2000-2001 với bài “32 Năm Người Mỹ và Tôi”. Bài mới lần này, bà Xuân cùng viết với người em, bà Trương Kim Hoàng Thư, 37 tuổi, kỹ sư điện, làm việc cho City of Los Angeles, Cư ngụ tại Duarte, California. Đề tài được tỷ muội họ Trương hợp sức kể lại là câu chuyện hơn một góc thế kỷ của những thuyền nhân Việt Nam, bắt đầu từ một hãng gà Mỹ.


"Ê Hoàng, còn nhớ chuyện Phốp hông" Viết ra gởi vô dự thi Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo đi."
"Xời ơi, chuyện gần 1/4 thế kỷ mà hỏi em còn nhớ hông, chị Xuân làm như em rảnh rỗi lắm vậy. Em qua Mỹ hồi 10 tuổi, chính tả văn phạm chấm phết hỏi ngã gì em đâu còn nhớ bao nhiêu."
"Thì nhớ tới đâu viết tới đó. Chử nào khó dở tự điển ra dò. Tin tao đi. Mầy ngồi viết một hơi là lần lần nhớ lại hà. Viết theo sự thật, chổ nào hổng nhớ rõ thì hỏi lại. Mầy viết phần mầy, tao viết về thời gian tao làm rồi ráp lại là đầy đũ chớ gì."
" Ừa, vậy chị Xuân viết trước đi rồi em dựa theo đó em viết thử."

Hồi mới qua Mỹ đi chợ lựa gà nguyên con hay cầm mấy vỉ gà chặt sẵn tôi thường tự hỏi họ làm sao mà con nào con nấy sạch sẽ đều đặn lành lặn như vầy" Nhờ một dịp may, tôi có biết qua về một hãng gà, để tôi kể lại quí vị nghe.
Năm 1978 chúng tôi dọn xuống thành phố Monroe tiểu bang North Carolina để mở một chi nhánh cho hãng may đồ làm bếp.
Charlotte là một thành phố lớn còn Monroe cách khoảng 25 miles thì nhỏ tí tẹo. Dưới phố chỉ có một cái Monroe Mall với hai dãy phố trệt. Ai chạy xe ngang qua nếu lỡ nháy mắt hơi lâu là kể như... hụt.
Vào năm 1979 hãng làm gà tên Central Soya đã bảo trợ một số thuyền nhân Việt Nam qua làm việc cho họ.
Cùng ra phi trường Charlotte đón nhóm thuyền nhân đầu tiên có tôi và David, chồng tôi.
Hãng gà nhờ tôi theo để thông dịch. Tôi chỉ là một thông dịch viên dịch đại vì lúc đó tại thị trấn nhỏ tí xíu nầy hãng gà mới quen với gia đình tôi mà thôi.
Sau khi chọn nơi ăn chốn ở xong rồi, con nít vô trường người lớn bắt đầu vô hãng gà làm việc.
Hãng có ba ca. Ca sáng từ 7 giờ tới 4 giờ chuyên làm gà trắng và gà tây, ca chiều từ 4 giờ tới 11 giờ chỉ làm gà trắng, ca đêm từ 11 giờ tới 7 giờ sáng thì bốn tiếng làm gà 4 tiếng dọn dẹp.
Gà sống đựng trong những giỏ nhựa có lổ từ trại nuôi gà vùng phụ cận Monroe khoảng 100 miles trở lại được chở tới bằng xe hàng.
Vì là thông dịch viên cho nên khi ông xếp huấn luyện người nào làm việc gì thì ổng phải giải thích cho tôi trước để tôi hiểu rỏ rồi mới dịch lại nên tự nhiên tôi cũng biết nghề, từ bước một.!
Gà từ xe hàng treo ngược giò lên một đường rầy như dây chuyền. Đầu gà thòng xuống chạy ngang qua bộ phận tự động dẫn điện với nước muối gọi là Electrified Salt Water Solution. (Tôi không rành về điện lực, nói theo trí nhớ) .
Gà bị điện dựt tê, xỉu, cần cổ thẳng đơ, từ con chạy ngang qua cây dao quay tròn trảm thủ khứa cái rẹt - đầu lìa khỏi xác- máu tuôn ra chảy vô đường rãnh xuống cống. Con nào quay trật ra ngoài lưỡi dao tự động thì đã có một nhân viên đứng sẵn cầm cây dao bén như dao bào cắt xoạt một cái ngọt. Đôi khi cắt xong máu phun ra tưới ngay vô mặt gớm lắm. Ai làm việc nầy cũng khó giử được lâu.
Tôi còn nhớ tôi đã nằm ác mộng thấy mình kẹt trong cái phòng đầy máu. Máu nhuộm đỏ trên tường, dưới sàn ẩm ướt máu. Tôi đi trên máu, máu nhểu trên đầu máu văng vô mặt máu dính lên môi ối chu choa là kinh khủng. Quí vị hảy tưởng tượng mà cảm thông cho những người phải làm công việc nầy!
Gà mất đầu xuội lơ nhưng đôi khi thân còn cà giựt cà giựt... theo dây chuyền vô thùng nước nóng rồi qua máy tự động rạch bụng nhổ lông sạch trơn. Con nào còn sót lông sót lớp da vàng vàng mõng mõng bên ngoài thì cũng có người đón sẳn vặt lại những lông, da bị sót bằng tay.
Gà trần truồng chạy ngang qua phòng khác có nhân viên đón sẵn hai hàng mỗi bên 10 người cầm dao cắt phao câu thò tay moi chùm ruột ra. Đây là ngả rẽ tâm tình!. Thân một nơi đồ lòng một nẽo. Bộ đồ lòng chạy qua khu khác còn thân gà sẽ được xịt vòi nước rửa thật sạch trong lòng rồi chạy qua khu chặt giò. Đồ lòng gà Tây vô bao cần cổ gan tim mề và phao câu rồi nhét trở vô bụng từng con. Gà nguyên con qua "nhà xác" tức là phòng lạnh để đông lạnh trước khi gởi bán. Gà Tây còn thêm cái mục ràng phần giò trở vô ...hạ bộ. Đồ lòng gà trắng được thẻo riêng tim, mề còn ruột thì (nếu tôi nhớ không lầm) chạy qua thùng nước sôi, luột trước khi gởi bán cho trại nuôi heo có lẻ để chế ra thức ăn nuôi heo.
Đầu và giò hình như cũng gởi bán cho hãng nuôi heo. Lông gà có lẽ bán cho hãng làm nệm làm gối. Ông xếp nói nguyên con gà xài được hết.
Gà nào bị cắt phạm được thải qua khu "thương phế binh" để xả ra từng phần vô vỉ bán chợ địa phương và nhân viên. Món gà "thương phế binh" nầy bán rẽ lắm. Gà nguyên con gởi bán khắp các tiểu bang. Có nơi mua gà về họ mới xả ra vô nhản hiệu riêng của họ.
Mề và tim gà cũng có phần bị cắt phạm hãng bán cho nhân viên với giá rẽ mạt. Đây là lúc chúng tôi ăn mề, tim, gà tươi. Luột chấm nước mắm tỏi ớt hay nhiều quá thì làm phá lấu là món ăn khoái khẩu. Vì còn mắc cở nên không ai hỏi về phần giò gà. Về sau tôi xúi mấy người làm ở đó họ hỏi xin chủ hãng cho họ giò, đầu gà đem về luột ăn. Không ai dám xin ruột vì họ làm thức ăn cho heo. Chẵng lẻ mình cũng dành luôn"
Nhân viên đa số là người da đen và Việt tị nạn. Xếp người Mỹ trắng. Đa số làm lương tối thiểu cho nên khi xếp hỏi ai muốn làm giờ phụ trội là người Việt mình nhận liền.
Đó là đại khái nói về con gà từ lúc sống cho tới lúc vô phòng đông lạnh. Bây giờ để tôi kể từ chi tiết từng giai đoạn.
Việc treo gà
Người làm việc treo gà sống lên là việc lảnh lương cao nhứt. Y phải đeo mặt nạ, bịt mủi miệng, phải mặc áo choàng che kín thân thể. Đeo bao tay dầy. Chổ nầy thúi tàn bạo vì cức gà phẹt tùm lum tá la, bụi lông tung mù mịt, gà kêu en ét. Khi còn trên xe hàng thì gà nằm im rơ nhưng khi bị treo ngược giò lên không biết gà nó có sợ có hiểu đây là giờ tử của nó không mà nó kêu, nó dẩy dử lắm, dẩy vãi cức ra, mổ lia mổ lịa. Nhân viên phải có sức, phải khỏe để móc từng con gà nặng ít nhứt cũng 6,7 cân mổi con, làm triền miên suốt ngày suốt đêm. Gà Tây còn nặng hơn nhiều.
Chàng thanh niên làm ở chổ nầy tên Bạc. Y nói có khi về nhà em vẫn còn nghe mùi gà; nghe tiếng gà kêu, em nuốt cơm hổng vô. Em phải ráng có tiền mau mau, dành dụm một số vốn rồi đi học thêm. Hồi ở Việt Nam y đã có bằng tú tài đôi!
Phòng cắt cổ.
Cái phòng bề ngang 12 dài 12 nầy ai cũng ớn. Nó đỏ màu máu. Không ai giữ việc nầy lâu. Cậu Long chịu trận được một tháng. Sau khi cậu đổi qua khu khác chỉ thấy hãng thay thế bằng đàn ông da đen. Có lần vào giờ nghỉ giaỉ lao cậu ta hổng rửa tay vô phòng ăn dơ hai bàn tay đầy máu nhát mấy cô nhát gan la hét có cô sợ quá ra nước mắt khỏi ăn bánh luôn (nhỏng nhẻo ấy mà!). Còn Long thì từ đó về sau không bao giờ dám đụng vô đĩa tiết canh.
Chổ vặt lông.
Những người nhổ lông sót nầy mặt mày và hai bàn tay có khi bị phỏng vì hơi nước nóng, cũng đàn ông làm.
Người moi đồ lòng.
Đeo bao tay. Cầm kéo cầm dao bén. Đứng trên bụt gổ chân mang giày boot bằng cao su, hai hàng đâu mặt ở giữa là đường rầy có gà chạy ngang. Vì đường rầy làm theo chiều cao trung bình của người Mỹ nên đám tị nạn mình lúc nào hai cánh tay cũng vói cao, về nhà là mỏi rụng rời, mỏi tàn xác. Mấy người nầy ngày nào cũng quất vô hai viên Tylenol chịu trận.
Phòng nầy cũng lạnh gớm ghê. Bận quần áo lạnh, chân mang vớ dầy, đôi boot cao su chồng bên ngoài đôi giày đi trên sàn nhà lúc nào cũng lẹp nhẹp nước. Lạnh nên ai cũng bị chứng sổ mũi trường canh. Người thì tay cầm dao cắt phao câu tay moi chùm ruột ra lòng thòng tòn ten. Người thì cắt, lộn mề gà. Mùi đồ lòng thum thủm bay ra khó chịu lắm. Mỡ gà nhầy nhụa thấm sâu qua lần bao tay dày, rửa rồi cũng còn nhớp còn hôi.
Khi nào cần hàng sản xuất gấp thì ông xếp cho máy chạy mau, gà đi phăng phăng qua hai tay làm mau theo máy chóng cả mặt mày, có khi xỉu, bạn bè đè ra cạo gió!
Làm khu nầy có hai chị em cô Thừa, cậu Dư. ( Thừa có người anh kế tên Út, sau cậu Dư còn ba đứa em tên Nữa, Sót và Mót rồi bà Má mới chịu ngưng. Tụi tui cứ cười hoài về mấy cái tên chấp nhận ngộ nghỉnh); có cậu Phú, Lực, vợ chồng chị Ngà, Long, Đức, Trường và Lương. Về sau có thêm hai anh em Tiến và Lợi, Láng, Phương, Kiếu, Lệ và Thu..
Mấy người làm khu nầy hay nói: " Việc gì mà khổ cực trần ai"
Moi mề móc tim.
Tim thì bóp nặn bỏ cục máu. Mề thì phải xịt nước cho sạch đồ ăn rồi lột lớp màng bọc, Có khi dao cắt trúng vô tay mình. Hai bàn tay lúc nào cũng ướt nước. Cũng trong phòng lạnh.
Nhà xác.
Phòng nầy lạnh kinh khủng. Lạnh thở ra khói. Lạnh teo thịt tóp da. Lạnh cứng mình cứng mẩy. Lạnh tê hai tay lên tới vai. Lạnh buốt hai chân tới đầu gối. Lạnh tới độ lông tóc không mọc nỗi. Lạnh tới nỗi tủi thân muốn khóc mà nước mắt chỉ ứa ra rồi đông cứng lại ngoài vành mi! Lạnh tới ngày nghỉ vừa hơi ấm ấm là lại trở vô làm nửa nên cái lạnh triền miên. Hai tay thì sắp từng con gà vô thùng. Phải có đầy đủ sức khoẻ mới làm nổi chổ nầy không thôi cũng bịnh thương hàn mà đi theo đám gà!
Ngoài các phần vụ trên, việc dọn dẹp trong hãng nầy chỉ có vài người da đen làm ca 3. Họ dùng vòi xịt nước thật mạnh đẩy đi tất cả chất dư thừa máu me xuống hết cống rảnh.
Tôi chỉ giúp hãng buổi đầu thôi vì tôi phải làm việc bên hãng may. Em tôi vô làm thế, sau đây là phần kể của nó.

Khoảng giữa năm 1979. Dạo đó em nhớ TiVi đang chiếu phim Roots. Đó là cuốn phim về người nô lệ da đen thời xưa.
Viết văn khó quá. Hồi rời khỏi Việt Nam em mới 10 tuổi, chưa được bận áo dài đi học mà. Chử Việt em cũng hổng biết nhiều. Em nghỉ thấy mấy người viết văn viết sách... sao hay quá, sao nhiều chuyện quá! Đủ chuyện để nói! Nói "tàn gia đại hải", đủ thứ... Em viết được một trang là phải tốn rất nhiều thì giờ vì em không đủ chử. Thôi kệ, em sẽ ráng nhớ lại...
Lúc nầy, mổi lần nhớ lại những chuyện xưa... hãng gà là nơi làm em 'feel depress' nhứt! nhưng cũng là nơi có nhiều kỹ niệm đáng nhớ nhứt! Có thể vì lúc đó không có nhiều Việt Nam, trong phố Monroe có bao nhiêu người Việt thì quen nhau hết. Có thể ai cũng đang bị một cái gọi là 'cultural shock' (em hổng biết dịch là sao). Đa sốø vượt biên qua. Tốn bao nhiêu cây vàng.. ai bị gạt, gạt mấy lần... có người xui gặp những cảnh không ai muốn nhớ tới, nghỉ tới! Đến khi Mỹ nhận tưỡng mình được qua thiên đàng. Tiền thì trên trời bay xuống. Rồi lúc vô làm trong hãng gà mới thấy ' thiên đàng' là đó!.Tiếng Anh thì không biết. Muốn có một lối thoát, một tương lai hoặc một cái gì đó thay đổi đời sống nhưng không có đường đi, không có ai dìu dắt hay giúp đở.
Một số người nầy đã ở qua những tiểu bang lạnh khác như Minnesota, Chicago... và đã làm qua hãng bò, làm nông trại... những nghề mà hồi ở Việt Nam chắc không bao giờ ngờ là mình sẽ qua bên Mỹ một xứ văn minh, giàu có... để đi làm trong những hãng nuôi và giết bò.
Đang ở Việt Nam, xứ nóng 100 độ sang ở bên nầy vào mùa đông, xứ Minnesota lạnh 20 độ dưới số không. Gia đình chị Kiếu, chị Phương hồi đó hình như làm trong hãng bò ở Minnesota. Sợ lạnh quá nên lúc hãng gà bảo lãnh xuống Monroe họ đi liền. Ở Monroe cũng lạnh nhưng không đến đổi tệ như ở Minnesota. Chị Phương chị Kiếu có nhắc tới thời gian làm ở hãng bò trên Minnesota, 'khiếp lắm'! nếu so sánh với hãng bò thì hãng gà nhàn hạ, sạch sẽ hơn nhiều. Còn so sánh khí hậu thì Monroe ấm hơn Minnesota.
Chiều bửa đó đi học về khoãng 3:30. Lúc đó em đang học lớp 11. Má nói chị Xuân hỏi có muốn đi làm thêm sau giờ học không, thế chổ cho chỉ, 3 tiếng mổi ngày, 3 ngày một tuần. Hình như là 5 đô một giờ. Má nói muốn làm thì gọi cho David hay.
David chở em tới hãng gà " Central Soya". Nó chiếm một khu đất rất là rộng ở Monroe. Khi tới gần hãng thì cái mùi lông gà phân gà rất nặng và khó chịu. Có thể so sánh với khoãng Freeway 605 trước kia là chổ nuôi vịt sống trên đường Garvey nhưng cái mùi hôi thì nhơn lên gấp 70% vì diện tích to hơn.
Lúc đó em mới 16 tuổi đang lúc mơ mộng, tuổi bực bội ... Em còn đang mơ lá vàng rơi thì David lại đưa em vô làm trong hãng... gà!
Cảm giác lúc vừa mới vô trong sân hãng thì buồn lắm ai ơi bởi vì từ nhỏ tới lớn sống ở thành phố chưa bao giờ bước chân vô những chổ như vầy. Cộng với cái mùi gà sống, nó ám ảnh em rất lâu. Gặp ông John, một trong hai ông xếp ca đêm, ông kia ít thấy mặt. David giới thiệu đây là em vợ đang học lớp 11. Ông John nói đại khái về việc làm: Cô thư ký đang có bầu khoãng 5,6 tháng gì đó. Em vô phụ việc lặt vặt trong văn phòng, việc chính là Thông Dịch! Trời! Nghe mất hồn vì tiếng Việt em dịch không được suông lắm. Ông John nói không phải gì khó hết. Ổng nói mấy người nầy không biết một tiếng Anh. Ổng cần thông dịch về những việc thông thường trong hãng, hoặc là những gì người ta cần em cho ổng biết. Người Việt không biết một chút gì về người Mỹ và người Mỹ không biết một chút gì về người Việt. Ổng chỉ biết là hãng ông đang cần nhân công, người Việt tị nạn cần việc làm, em sẽ giúp ích cho người đồng hương. Nghe vậy khoái quá em nhận việc liền.
Em làm từ 6 giờ chiều tới 9 giờ tối, thứ 2,4,6. Có khi làm thêm buổi sáng cuối tuần, những lúc ông John hẹn tới nhà mấy người Việt hỏi coi họ có cần gì thêm không.
Đi học về 3:30 kiếm gì đó ăn, lái xe tới hãng, mất khoãng 10 phút. Vô văn phòng chánh, gặp ông John để biết hôm đó cần hoặc làm những gì xong đi bộ xuống chổ làm việc. Chổ nầy là một cái building khác. Hãng gà lớn lắm. Có nhiều building kế cận nhau. Mới vô là văn phòng chánh chổ nầy có bà thư ký chánh lo việc buôn bán và những chuyện quan trọng khác. Mấy ông xếp lớn hầu hết làm việc ban ngày. Ban đêm không có ai. Chỉ mình ông John trong đó.
Khu #1, chứa gà sống. Khu nầy nằm khuất phía sau, có đường để xe hàng chở gà sống tới.
Khu # 2, "loading live chickens" (treo gà sống)
Khu # 3, điện giựt cho gà xỉu trước khi cắt đầu.
Khu # 4 , cắt đầu gà.
Khu # 5, nhổ lông, rạch bụng.
Khu # 6, moi ruột, cắt phao câu.
Khu # 7, chặt gà ra từng phần.
Khu # 8, đông lạnh.
Khu em làm là khu moi ruột cắt phao câu, chỗ người Việt làm đông nhứt. Em sẽ gọi là khu số 6 cho nghe vẻ thanh lịch một chút. Đây là chỗ sau khi những con gà đã qua khỏi 5 chặng đường.
Xuống gặp cô thư ký. Thấy bụng cổ cũng hơi bự bự. Cô thư ký nầy da trắng là dân "local" ở đây. Chưa bao giờ bước chân ra phố lớn. Đây là đứa con đầu lòng của hai vợ chồng. Nó mới 23 tuổi mà sao lúc đó em thấy nó già quá. Nó chỉ em cách xài điện thoại 3 dây. Khi một dây gọi thì một cái đèn chớp chớp, nhấc lên và bấm cái đèn đó, trả lời. Khi nhấc lên thì nói tên mình cho người gọi biết ai trả lời. Những người gọi vô 3 đường dây nầy toàn là những người trong hãng, hay là thân nhân của nhân công gọi kiếm, nên khỏi phãi nói tên hãng ra.. Khi nào cô thư ký nghỉ hoặc đi đâu đó thì trả lời điện thoại. Nó còn chỉ em cách xài máy "pager" để gọi tên những người ở đâu đó... trong hãng, nhưng em không dám xài vì sợ quá.
Một trong những việc khác em làm là lấy orders mua gà của nhân công Việt Nam. Hãng có bán giá đặc biệt cho tất cả nhân công: mỗi thứ $ 1.00 chẵng hạn 1 bịt đùi gà, 1 bịt đồ lòng gồm có mề, tim, gan, một bịt gà nguyên con... tất cả về gà... mỗi bịt là 10 pounds. Mỗi người chỉ được mua một bịt cho mỗi loại trong một tuần.
Lúc mới vô ông John có dắt đi giới thiệu với mấy người Việt đang làm trong hãng. Đây là nhân công làm ca nhì, từ 3:30 chiều tới 11:00 tối.
Tên mấy người chị Xuân có kể bên trên. Về sau có thêm anh em Tiến, Lợi, người SaiGòn. Tiến lúc đó đang học lớp 11, ở Monroe High. Chị em Lệ, Thu ( người Mống Cái, Hải Phòng) và chị Láng chị Phương chị Kiếu người Triều Châu.
Lúc em vô làm thì mấy chị mừng lắm, nhứt là chị Láng, Phương, Kiếu, Lệ, Thu vì họ nói với em là không biết tiếng Anh đi làm có nhiều uất ức mà không nói được, có cần gì cũng không biết nói cho ông John hoặc mấy người xếp biết nên họ tức lắm. Chuyện quan trọng nhứt lúc đó của mấy chỉ mà em thấy là chuyện mua gà. Em nhớ họ hỏi vụ mua gà trong hãng vì họ thấy mấy người nhân công đem gà về nhà nhiều lắm. Trong hãng nầy đa số là da đen. Vài người da trắng và Việt Nam từ những vùng phụ cận bắt đầu vô đông. Những người Việt nầy không phải do hãng bảo trợ.
Mỗi lần tới ngày mua gà thì ai cũng vui lắm. Đứng sắp hàng ngay cửa sổ, chỗ đó ngăn cách khu số 6 với phòng cô thư ký (cũng là phòng chứa đồ lặt vặt). Phía ngoài cửa sổ là phòng nhỏ cho nhân công vô để bấm thẻ lúc vô làm và lúc về. Có để vài cái ghế. Tuần nào ai cũng mua tối đa. Còn hỏi mua thêm nhưng ông John nói là hãng không cho. Sau nầy có những người độc thân không mua hết phần của họ thì người khác nhờ họ mua dùm thêm những phần còn lại. Dạo đó em bán hàng đắc quá trời. Những lúc đó em thích nhứt vì ai cũng cười nói rất là vui vẻ. Không hiểu sao lúc mới qua, Việt Nam mình ai cũng mê ăn gà quá trời. Có lẻ tại trong hãng bán rẻ quá.
Cô thư ký dạy cho em vụ bán gà cho những nhân công "non-Vietnamese" luôn. Cô ấy nói là cái bụng nó bắt đầu lớn hơn, mỗi lần đứng dậy, nó mệt lắm. Nó chỉ thích ngồi yên trên ghế và trả lời điện thoại thôi. Nó thấy em chịu bán gà nên giao nguyên vụ cho em. Em khoái lắm vì được giử nguyên cuốn sổ order. Mỗi lần ai tới đặt mua gà thì được nói dóc vài câu chuyện.

Thứ sáu là ngày vui nhộn nhứt trong hãng vì đó là ngày phát gà. Ai cũng đứng sắp hàng ngoài cửa sổ để em giao những bịch gà. Mỗi người phải đưa cho em một tờ copy của những gì họ mua. Nhân công đen/trắng thì em phải coi lại tờ copy để giao cho đúng phần. Việt Nam thì dễ ợt vì ai cũng mua giống nhau và mua hết phần của mình. Lúc người Việt tới nhận hàng thì chỉ việc đưa cho mỗi người một bịch, bao nhiêu loại thì cứ việc đưa hết. Ai nấy đều vui vẻ, khệ nệ khiêng ra xe Van đặng hết ca làm đem về nhà. Nấu món gà 7 món... ăn không hết thì đem biếu bạn bè, những người làm việc ở hãng mền, hãng vớ... Những người nầy được khen rối rít là "ối giời ơi 'xao' gia đình chị có phước quá! Làm trong hãng gà được ăn gà mệt nghỉ! Mua gà rẻ quá!. Chả hồ gì ở Việt Nam chỉ được ăn gà vào dịp giổ mà thôi. Ở đây tha hồ mà ăn. 'Xướng' ơi là 'xướng'
Về sau khi có cúng kiến mấy bà còn đòi mua gà sống. Mới đầu ông chủ không chịu bán, họ bắt em năn nỉ giải thích tập quán của người Á Đông khi cúng phải cúng với con gà sống có đũ đầu cùng giò ông chủ mới xiêu lòng bán gà sống mổi con cũng $1.
Có hôm ông John nói em xuống khu 6 để coi người ta làm, hoặc hỏi thăm nầy nọ. Chổ nầy mỗi lần vô thì phải mang giày 'boot' (giày cao ống) và đội nón cối. Nhân công phải mang giày boot cao su cao lên tới đầu gối, tóc phải buộc lên và bao lưới (hair net). Tất cả đều do hãng cung cấp.
Lần đầu tiên vô phòng nầy em sợ té mất hồn. Dưới sàn nhà lúc nào cũng ướt nước vì đây là chỗ moi lòng gà. Tiếng máy chạy liên tục ầm ầm cả ngày. Nói chuyện khỏi được vì sẽ không nghe gì hết. Mới nhìn vào thì tưởng là những cái tượng hay đúng hơn là những người máy vì ai cũng giống nhau hết. Trong phòng nầy hơn 90% là đàn bà con gaí. Có vài thanh niên, đa số là Việt Nam.
Có khoãng 40 người làm, mỗi bên 10 người, đối diện nhau. Đây là kiểu làm theo dây chuyền (assembly line đó). Người đứng đầu hàng thẻo phao câu, thọc tay vô bụng gà (bụng đã được mổ xong trên đường từ khu 5 tới khu 6) và moi bộ đồ lòng để ra ngoài nhưng không được lôi mạnh quá vì bộ đồ lòng phải còn dính trên con gà. Người thứ nhì cũng làm y chang vậy nhưng làm con gà kế. Người thứ ba làm con sau cùng. Cái nhóm kế làm cực hơn. Nhóm nầy cũng ba người. Bỗn phận là rạch cái mề, lật ngữa nó ra ngoài để máy nước xịt mấy chất đồ ăn trong mề ra bỏ. Hôm đó chị Lệ, Thu, Kiếu, Phương và Láng làm ở hàng nầy. Làm việc phải lanh tay vì nếu mình hụt một con thì người kế tiếp sẽ không vui, cự nự vì họ phải chụp làm luôn hai con... Ông xếp cứ đảo vòng vòng canh chừng... Cứ như vậy, khi mấy con gà đi hết một vòng biểu diễn trong khu 6 (giống như thi hoa hậu!) thì tất cả sẽ giống như mấy con gà mình mua ngoài chợ vậy. Em mắc cở lắm khi nhìn mấy con gà đi vòng vòng đưa phao câu ra...


Một hôm mới vô làm thì ông John bảo lại nói chuyện với chị Kiếu chị Phương. Vừa vô phòng thì hai chị đã đứng đợi sẵn ngoài cửa sổ rồi. Chưa kịp hỏi thì cả hai vừa mở bao tay vừa khóc:
" Chị Thư thấy không" Tay em bị lở hết thế nầy. Cho em bao tay khác đi."
Em nhìn thì thấy ở kẻ mấy ngón tay máu đang rỉ ra. Cả hai bàn đều bị lở. Em hỏi tay hai chị bị gì vậy, vừa khóc chị Phương vừa nói:
" Ối giời ơi, thì cứ cầm cái kéo cắt mề, cắt không khéo thì nó phạm vào bao tay, bao tay rách, mỡ gà lâu ngày thì nó ăn vào đấy"
Em xoay qua hỏi cô thư ký có thuốc gì xức không" Cô thư ký bảo hai chị vô văn phòng, lấy thứ gì đó xức vô và kêu em cho bao tay mới. Cả hai chị trở lại chổ làm tiếp. Lúc giờ nghỉ hai chị lại nói với em là xin ông John coi có việc gì khác nhẹ nhẹ, việc nầy cực quá. Lúc nói lại với ông John thì ổng nói trong hãng này chỉ có những việc đó là nhẹ thôi, đâu có việc nào nhẹ hơn nữa.
Nói về hai chị em nhà nầy em nhớ thêm chuyện nữa.
Một sáng thứ bảy ông John hẹn em xuống nhà chị Kiếu. Khoãng tháng 11 Monroe đã lạnh nhưng chưa có tuyết, chỉ có một lớp nước đá đóng trên đường, lái xe sợ mất hồn. Em nghỉ chắc qua để thông dịch giấy tờ cho ông John.
Lúc vô nhà thì ông John đã tới từ sớm, đang xì xồ chỉ cho chị Kiếu, chị Phương cách xài máy giặt máy xấy quần áo. Cảnh nầy nhìn mắc cười lắm vì mặc kệ ông John nói gì thì nói còn chị Kiếu chị Phương thì đang nói chuyện với nhau (nói xấu ông John thì đúng hơn)
Thấy em ông John mừng quá nói là phải dạy cho chị Phương chị Kiếu giặt đồ xấy đồ bằng máy. Hai máy nầy của hội cho từ lâu rồi mà không thấy họ xài. Trời mùa đông không thể phơi ngoài sân nên họ phơi đầy trong bếp, trong nhà tắm cả tuần rồi chưa khô. Ông John hỏi :
" Sao không xài bằng máy mà giặt bằng tay"" Chị Kiếu chị Phương nói là:
'Ối giời ơi ở Việt Nam giặt bằng tay thì có chết ai đâu. Giặt máy không biết xài, mất công quá, tốn điện!'
Ông John nói :
" Tụi bây đâu có phải trả tiền điện đâu mà lo."
Chi Phương nói ông John "lắm chuyện"!!!
Xong phần giặt đồ, tới phiên đồ ăn. Lúc vô nhà thì em ngửi mùi đồ ăn, ngon lắm, nhứt là mùi gà xào gừng, mùi thơm lắm. Lúc đó vào khoãng 9 giờ sáng mà đồ ăn thì đủ mùi không đói cũng muốn ăn. Tội ông John, không quen mùi nước mắm!. Ông hỏi em là tại sao họ nấu đồ ăn xong, không ăn, lại cất vô trong tủ 'cabinet'. Em nhìn trong bếp thì không thấy dĩa đồ ăn nào hết, chỉ thấy mấy chồng chén dĩa sạch đang sắp hàng kế bên cái bồn rửa chén. Chị Kiếu lúc đó mới mở cái tủ đựng chén (cabinet) trong bếp ra. Wao! Đồ ăn trong dĩa, còn bốc khói nghi ngút! Dạo đó trời lạnh đồ ăn thì nóng mà lại để trong tủ đóng kín nên khói rất nhiều. Cũng may, chưa có vụ 'smoke alarm' chớ hông thôi chắc alarm kêu dữ dội lắm. Gà 7 món... nào là một dĩa gà luộc, nguyên con có đầu ( dạo nầy hãng bán gà sống cho nhân viên $1 một con) nào là dĩa lòng gà luột, dĩa gà xào gừng (món nầy em khoái lắm) dĩa miến gà xào với đồ lòng có hànhlá rau ngò trên mặt; tô canh đồ lòng nấu với nấm rơm... còn hai dĩa nữa em không nhận được là món gì, cũng gà... chỉ biết là gà 7 món. Chị Kiếu mời ông John ăn nhưng ông từ chối. Ông John hỏi lại không hiểu tại sao họ để đồ ăn nóng hổi đóng kín mít trong tủ đựng chén, sao không để trong tủ lạnh" Chị Phương nói là tủ nầy kín "nắm", rất tốt, vì ở Việt Nam mình xài tủ 'rạp măng giê' đâu có kín như tủ nầy. 'Nắm núc' chuột nó khỉnh đồ ăn đi mất đấy. Ông John nói tụi bây đâu còn ở Hải Phòng nữa, nên để đồ ăn trong tủ lạnh, không thì đồ ăn nó hư, ăn vô bị 'food poison' tốn tiền bác sỉ (ông John phải lo luôn phần sức khỏe cho những người mà hãng bảo lãnh) Chị Kiếu trả lời là ông John này nhiều chuyện quá, 'nắm mồm!'
Ông John đi về còn em thì bị chị Phương bắt ở lại ăn cơm... 9 giờ sáng!
Tối hôm đó, khi vô hãng gà làm, ông John kêu xuống gặp anh Lực, hỏi coi tại sao hôm qua không đi làm. Em mang giày boot vô, tóc quấn lại trùm bằng cái bao lưới rồi đội nón cối lên. Em tà tà đi xuống chổ gà sống. Em ghét xuống đây lắm vì nó thúi rùm, cộng thêm mấy tiếng gà kêu, hay than thở... trước khi lên máy chém. Chổ nầy rợn người lắm, với lại ban đêm đi một mình em sợ ma.
Lúc tới nơi thì đã có mấy chiếc xe truck đang đậu sẵn, đám gà thì ngồi lê lết trong mấy cái thùng, đợi tới phiên lên máy chém. Em tới thẳng chổ anh Lực, đó là ngay cổng xe hàng ra vô. Nơi đó có một chiếc xe truck đang đậu. Em thấy hai người đang cầm từng con gà từ trong cái rổ vuông, móc con gà lên cái móc. Con gà bị móc ngược, đầu gà thì phía dưới cho nên con gà ráng ngóc đầu dậy, vừa ngóc vừa la làng. Từng con gà đã bị móc, cái máy theo dây chuyền chạy vô trong một cái phòng khác. Phòng đó là chổ điện dựt cho con gà hơi 'tê tê' chứ chưa chết đâu nha, chỉ là chuyện chuẩn bị để qua phòng kế bên là có máy chém đầu gà. Ghê chưa"
Chổ nầy lạnh lắm vì làm ở ngoài sân. Dạo nầy gần Noel nên thời tiết lạnh lắm. Em tới gần phải bịt mủi vì mùi hôi chịu không nổi. Lúc thấy em cà rà lại vừa đi vừa tránh... bãi... anh Lực la um sùm đuổi em:
"Đi chổ khác chơi, chổ nầy dơ lắm." Em nói:
" Ông John biểu em xuống điều tra coi tại sao anh Lực không đi làm hôm qua""
Anh Lực nói:
"Để làm hết chuyến xe nầy rồi sẽ lên phòng mua gà vì ở đây nói chuyện cũng hông nghe gì được đâu."
Lúc trở về, trên đường đi em nghỉ không ra tại sao mà có nghề gi ø ghê gớm quá. Suốt đêm đứng ngoài đường để móc mấy con gà lên. Ngày nầy qua ngày khác, bảy tiếng một ngày. Em buồn quá trở lên văn phòng làm chuyện khác.
Khoãng một tiếng sau, anh Lực lên kiếm em. Lực có cái hay là lúc nào cũng vui, lúc nào cũng cười, không bao giờ than, không bao giờ trách bất cứ chuyện gì. Có thể vì vậy mà em nói chuyện nhiều với anh Lực nhứt. Lực nói với em là:
" Mới mua căn nhà mobil home, $750 của hội nhà thờ USC. Mới ở khoãng một tháng thì hôm qua, cái máy nước nóng bị nứt bể. Vì trời lạnh quá nó đóng đá, lúc vặn nước nóng bị sức ép nhiều quá nó nổ, phải tốn $500 để thay ống mới."
Thời đó $500 lớn lắm. Em hỏi:
" Anh Lực có thay hông"" ảnh nói:
" Thì phải thay chớ hổng lẽ hổng tắm" mượn tiền của hội USC, trả góp lại. Còn việc không gọi ông John vì không có điện thọai."
Lực phải ở nhà lo sửa nhà vì Lực còn ba đứa em nhỏ ở chung. Đến lúc gần xong thì xe Van (xe tới rước nhân viên cũa hãng gà) đã đi mất rồi nên Lực ở nhà. Ông John dặn kỳ tới có nghỉ thì cho ai đó biết để nhắn lại vì chổ Lực làm chỉ có hai người thôi.
Ông John cho em biết Lực làm được hai tuần rồi, ảnh mới đổi từ khu 6 xuống. Lực làm việc rất giỏi. Lực tự động xin đổi vì chổ nầy làm lương cao nhứt trong hãng. Anh Lực cần tiền vì mới mua nhà, còn nuôi ba đứa em, còn bà mẹ và đứa em út ở Việt Nam lo thăm nuôi cha đang ở tù cải tạo.
Chổ Lực làm dơ nhứt. Trong hãng gọi anh là 'Doctor Lực' vì được mặc cái áo choàng trắng giống như áo bác sỉ mặc. Nhưng áo Lực mặc thì có nhiều màu khác pha vô. Màu cức gà đó! Lúc em gặp Lực thì em chỉ thấy hai con mắt đen thôi. Caí áo choàng trắng thì đầy cức gà, cái nón cối cũng dính cức gà, cái mặt anh Lực thì cũng trắng luôn vì lông gà màu trắng. Em chỉ thấy hai con mắt đen. Hai tay mang bao tay dài lên tới cùi chỏ. Chân mang giày boot cao. Lúc làm thì phải mang " face mask". Làm liền tay vì ngoài nầy chỉ có hai người móc gà máy thì chạy liên tục. Gà mổi con cân nặng khoãng 6, 7 pound. Đó là gà thường, gà lôi nặng hơn nhiều. Con gà thì mập ù, anh Lực thì ốm nhách. Em hỏi Lực:
" Làm sao mà móc gà lên được""
Lực nói:
" Mấy con gà đã bị trói hai chân lại rồi để lúc di chuyễn không sợ nó bay. Vậy mà nhiều lúc chưa kịp mang bao tay cũng bị nó đá chảy máu tay đó. Còn vụ dựt điện trước khi chém đầu là vì Mỹ nó nhân đạo không muốn con gà bị đau nhiều trước khi chết nên chỉ cho điện dựt hơi nhẹ, cho con gà hơi tê tê thôi để cho mấy ảnh nằm thẳng cẳng, còn cái đầu thì ngã xuống nếu không nó cứ ngóc đầu lên làm sao máy chém trúng, với lại họ không muốn gà nó thấy con dao, muốn nó bị điện dựt gây tê mê, bớt sợ. Khi qua máy chém, chỉ một đường - cái đầu qua một bên, cái mình qua hướng khác. Lúc đó chắc con gà cũng chưa biết mình chết vì còn đang tê mê mà."
Hôm khác vô gặp ông John. Vừa vô thì mất hồn vì văn phòng chứa một phòng đồ cũ. Ông John nói là -của hội nhà thờ cho mấy người Việt Nam, kêu em đem máng trong phòng ăn, ai lấy cũng được. Lúc đang máng thì có nhiều người Mỹ lại lấy còn dặn em là nhớ để dành cái nào size mấy... cho họ. Lúc đầu em để dành, nhưng sau ông John rầy không được làm như vậy vì sợ phiền và sẽ có người giận. Việt Nam mình lúc đó kỵ bận quần áo củ nên ít ai lấy. Chỉ có chị Láng lựa mấy cái quần jean vì chị Láng rất to con. Rốt cuộc đống quần áo cũ cũng về phần mấy người da đen.
Một hôm vô làm gặp ông John trong văn phòng. Ông nói là -có chuyện cần phải giải quyết liền. Ổng nói -có mấy người than phiền người Việt không có tắm. Ngồi gần rất là thúi.!!! Mới đầu nghe chưa hiểu lắm. Em hỏi lại -có phải là mùi thuốc lá hông vì thanh niên Việt hút thuốc nhiều, người không hút ngồi gần thấy khó chịu. Ổng nói -mấy người da đen nói là "Vietnamese don't take bath, they smell bad, body odor, not cigarette smoke!" (người Việt không chịu tắm, nó thúi lắm, mùi thân thể chớ không phải mùi thuốc lá).
Em nghe giận run. Em bảo là chuyện nầy khó nói lắm. Ổng nhứt định bắt em phải nói vì mấy người kia không chịu làm gần người Việt. Cỡ nửa tiếng sau ông gọi tất cả Việt Nam vô phòng ăn họp. Đây là lần đầu tiên em gặp nhiều người Việt cùng một lúc. Ông John nói tiếng Anh, kế tiếp là em dịch. Em thấy ngượng miệng, kỳ quá, nên nói tránh qua là có mấy người xài dầu người Mỹ họ chịu không quen nên ông John không cho xài dầu trong hãng. Nhưng có vài người hiểu tiếng Anh họ nói là em phải dịch đúng nghĩa cho tất cả biết. Lúc đó em mới phải nói thẳng là có vài người trong hãng nói Việt Nam mình không tắm họ không chịu làm gần. Ông John nói là tất cả phải giử vệ sinh chung.
Lúc đó anh Đức nổi nóng lớn tiếng liền:
" Đứa nào nói câu đó tui biết được tui đụt vô mặt."
Ông John nghe thấy lớn tiếng hỏi em mấy người đó nói gì, em dịch nguyên văn. Em còn nói là ai nghe cũng giận ông vì đây là kỳ thị. Tại sao lại nói chung là người Việt hôi, không tắm"
Mấy chị mắc cở đỏ mặt còn thanh niên thì giận xanh mặt và có vài người lớn tiếng, đứng dậy quơ tay quơ chân. Ông John có vẻ mất hồn. Ông đở lại vắn tắt là có thể vài người nào đó chớ ông không có nói chung hết thảy.
Từ lúc nầy về sau không khí trong hãng không còn như trước. Nhiều người đòi đi kiếm việc làm khác. Họ hỏi mấy người làm ở hãng may, hãng làm vớ hãng làm mền... nhờ xin việc dùm. Vài người tự động dọn xuống New Orleans, trở lại nghề củ ở Việt Nam là nghề đánh cá. Cũng từ lúc nầy em cảm thấy người ta không còn thích em như trước nữa. Bây giờ nhớ lại em nghĩ có lẽ quần áo giặt bằng tay phơi trong nhà mùa đông còn y ỷ bận vô mình có mùi thum thủm...
Lại có một hôm ông John gọi Việt Nam lại họp. Ổng kêu người Việt mình đừng nên vô "unions" (nghiệp đoàn công nhân). Nếu có ai tới kêu gọi vô hội thì trả lời là mình không muốn vô. Lúc đó em cũng không hiểu gì về nghiệp đoàn nên không giải thích được. Có người hỏi tại sao không cho vô nghiệp đoàn, ổng nói " unions are for black people, unions only take your money so don't join. They are bad" tạm dịch (nghiệp đoàn là của người da đen, nó chỉ lấy tiền của mình cho nên đừng nên vô. Tụi nó không tốt.)
Rồi cũng chẵng ai màng tới vụ nghiệp đoàn vì ai cũng không thích làm ở hãng gà nữa. Tinh thần nhân viên trong hãng lúc nầy xuống nhiều lắm. Thấy ai cũng chán nản. Giờ ăn không còn nói chuyện ồn ào như xưa. Tất cả ăn vội vàng, hút thuốc... rồi trở lại chỗ mình làm như cái máy. Mấy người Việt không còn vui vẻ với em như xưa. Em thấy buồn, tự nhiên họa lây.
Một đêm, đi làm về buồn buồn suy nghĩ lang mang em chạy lạc vô nghĩa địa. Chừng giựt mình thấy xung quanh mả mồ không em sợ mất hồn. Em nghỉ chắc em bị ma gà nó khiến.
Vài tuần sau em xin nghỉ, qua hãng may làm mùa hè trước khi vô đại học.


Chuyện buồn thì nhớ chuyện vui cũng không quên. Tôi còn nhớ một chuyện chứng tỏ tánh xuề xòa tự nhiên tính gọn của dân tộc Việt.
Một hôm đang ngồi soạn hồ sơ trong phòng, ông xếp hớt hải chạy vô kêu tôi ra thông dịch. Ổng nói:
" Tự dưng trong hãng có một người đàn bà lạ mặt. Bà hãy đi coi cô ta là ai""
Vô khu mổ bụng gà thì thấy cô Tư vợ cậu Lương đang đứng trên bụt, tay cầm dao cắt phao câu y như nhà nghề. Ngạc nhiên hỏi, Tư trả lời tỉnh bơ:
" Ảnh nhức đầu 'dìa' nhà nằm nghỉ chút, em qua làm thế."
Ông chủ vò đầu:
" Oh my God! Bộ cổ không biết là hãng phải đóng bảo hiểm cho từng nhân viên sao" Cổ không phải là nhân viên đâu có được ngang xương vô làm như vầy". Lở cổ bị đứt tay trợt té thì sao""
Tôi dịch lại thì Tư trả lời tỉnh bơ:
" Đâu có sao. Đứt tay thì em 'dìa' lấy thuốc lá đắp 'dô' là cầm máu liền. Té hổng biết ngồi dậy à" Làm thế ảnh một chút, bớt nhức đầu là ảnh 'chở' qua chớ gì đâu" em hổng thế ảnh, ảnh bị 'chừ' lương uổng"
Thôi. Ông xếp cũng chịu thua cái thuyết tự nhiên của cô nàng. Nhưng ổng biểu Tư phải ngưng, muốn làm thì ổng sẽ ký hồ sơ nhận vô đàng hoàng. Tư trả lời tỉnh bơ:
" Hai vợ chồng làm hết thì ai coi con" Thôi cám ơn"
Đả chưa"
Lại có một lần, nữa đêm điện thoại reo. Cậu Dư em cô Thừa kêu qua gấp có chuyện cần chị Thừa bị tai nạn. Hồn vía lên mây vợ chồng tôi choàng áo nhảy lên xe phóng qua nhà y.
Cô Thừa đợi ở cửa tay thì gói trong cái khăn. Dở ra thì không thấy rỏ, chỉ thấy một đống gì nâu nâu nằm trên bàn tay mặt. Tôi hỏi chuyện gì thì y trả lời tỉnh bơ:
" Thì em thọc tay vô rửa cái ly. Quậy mạnh quá ly bể nó ghim vô tay."
Tôi hỏi nữa:
" Rồi đắp cái gì lên vậy""
Thừa trả lời như chẵng có chuyện gì lạ:
" Nguyên bao thuốc lá của thằng Dư. Cầm máu số dách."
Ạ... hèn gì. Nhưng nhìn kỷ tôi thấy dù xài nguyên bao thuốc lá, máu từ từ rịn ra, muốn trôi thuốc lá đi. Tôi hối:
" Thôi thôi đi lẹ lẹ. Đi nhà thương."
Tôi lo lắng. Máu còn chảy vậy chắc là bị đứt sâu lắm.
Vô nhà thương. Bác sỉ là một người trẻ măng. Dở bàn tay ra y nhăn nhó khó chịu tỏ vẽ ghê tởm la um sùm:
" What is this shit""
Làm chồng tôi nổi nóng la lại:
" Đó là cách cấp cứu của người Việt. Thuốc lá chứ gì mà làm như là cức vậy. Có gì mà khó chịu thế""
Lúc đó "cậu Bác Sĩ" - từ nhỏ tới lớn con nhà giàu học giỏi chưa từng rời khỏi xứ Monroe yên tịnh - mới im miệng, kêu y tá chùi rửa để y ta may lại. Xong rồi còn ráng dặn vói:
" Lần sau bị gì cứ đem thẳng vô đây đừng tự chửa trước chúng tôi sẽ không nhận đâu!"
Một lần khác, đang ngồi trong văn phòng giải thích cho cô thư ký cách phân biệt rỏ vụ tên họ của người Việt, họ trước, chử lót rồi mới tới tên, ngày sinh tháng đẽ, ngày đi trước, tháng đi sau để cô ta làm sổ lương thì ông John hớt hải bước vô:
" You làm ơn xuống coi sao họ đang tra tấn lẩn nhau"
Tôi cũng hết hồn chạy theo. Vô phòng ăn thấy cô Thừa đang đưa cái lưng trần ra cho cậu Lực ... cạo gió. Cái lưng con gái trắng nỏn, hiện lên những đường cạo gió hình dạng y như xương cá đỏ bầm. Người Mỹ mới thấy lần đầu chắc khủng khiếp lắm. Cậu cạo một đường là cô Thừa rên lên một tiếng. Mấy người bạn thì ngồi xung quanh ăn cơm vừa trầm trồ:
"Cha, bầm đen. Chắc lậm gió mấy bửa rồi..."
Tôi lại phải một phen cố gắng giải thích ba trật ba vuột. Ông John lắt đầu than thở:
" Thế nầy đâu có được. Các người làm tôi điên cái đầu. Bịnh thì để tôi đưa đi bác sĩ..." Tôi dịch lại thì cả nhóm trả lời nhao nhao:
" Ối làm chi cho mất công tốn tiền của hãng. Trúng gió cạo gió về nhà trùm mền ăn tô cháo cảm là khỏi chớ gì. Nè về kiếm lá xả lá chanh xông lên vài lần là bịnh gì cũng tiêu"
Bàn xong ai nấy tỉnh bơ ăn tiếp, cạo gió tiếp, rên rĩ tiếp. Ông John chịu thua trở lên văn phòng, hết ý kiến!
Ông xếp nầy tử tế. Năm đó vào dịp lễ Tạ Ơn ổng phát cho mỗi nhân viên một phiếu đem ra chợ đổi lấy cục thịt heo ăn lễ. Có lẻ ổng biết tụi nầy hà tiện ăn gà... 20 món mỗi ngày chắc ngán, cho ăn thịt đổi bữa!
Có lúc thấy họ cực quá tôi đề nghị họ xin thôi, qua hãng may làm thì ai cũng nói người ta có lòng bảo trợ mình qua mình phải làm một lúc trả ơn. Sau chuyện vụng về của ông
John làm mất lòng và gây ra ngăn cách, tuy buồn trong lòng nhưng đa số nhân công Việt Nam do hãng gà bảo trợ cũng ở lại làm việc để "trả ơn" hơn ba năm.
Mổi lần có ngày lể lớn họ trổ tài nấu nướng đãi những người bảo trợ. Ai cũng thích món chả giò cơm chiên Việt Nam.
Vào ngày nghỉ mọi người hay tụ lại nhà tôi. Má tôi quết thịt gà với thịt heo làm chả lụa. Kim Loan em tôi xài hai cái nồi đựng đầy nước bịt miệng nồi bằng vải mõng ràng bằng dây đợi nước sôi lên đổ bột gạo pha bột năng tráng bánh ướt. Thiếu đủ thứ mà ai nấy xúm lại ăn thèm thuồng ăn ngon lành ngon còn hơn cao lương mĩ vị của ... vua! Tráng miệng đã có cậu Trường dạy tụi nầy làm bánh Bía nhưn đậu xanh. Cái nào của y làm thì đều đặn nguyên vẹn. Cái nào của chị em tui làm thì cứ lòi phèo ( bánh bị bể nhưn lòi ra ) Vậy mà ai nấy vừa ăn vừa khen nức nở.
Ăn xong là đờn ca nhạc vàng. Ai nhớ gì ca nấy không cần hay. Ca xong thì khóc, mạnh ai nấy khóc vì ...nhớ gia đình... nhớ vợ con... nhớ nổi mất nước...
Một hôm, nói chuyện về thuyền nhân bà thư ký của chồng tôi hỏi:
'Tại sao họ lại đưa con mình vào chỗ nguy hiểm" Họ qua đây vô làm hãng gà có gì là sung sướng đâu"”
Chồng tôi nén cơn giận, trả lời:
“À. Hãy lập lại câu hỏi của bà bằng một ý nghĩa ngược lại. Tại sao một người mẹ tay bồng tay dắt bầy con dám bước xuống chiếc thuyền mong manh mặc cho sóng đẩy ra khơi không biết sẽù trôi dạt về bến bờ nào. Chắc chắn phải có một động lực nào -đáng sợ hơn cái chết - tàn bạo hơn cái sợ chìm trong lòng biển - làm mồi cho cá - khiến cho người ta thà đem con vô chỗ chết tức khắc, còn hơn là chứng kiến đám con sống khoắc khoải chết dần chết mòn trong chế độ ngục tù tàn bạo. Không phải người ta qua đây rồi mãi mãi như thế nầy đâu. Rồi bà sẽ thấy sức chiến đấu của những người có tinh thần mạnh mẽ hơn bão tố nầy'
Từ đó về sau bà thư ký không hó hé một lời.
Nhóm thuyền nhân tiên phuông nầy về sau mỗi người đi mỗi ngả. Vợ chồng chị Ngà hùn với cậu Bạc mở nhà hàng bán thức ăn Tàu lai Việt. Chị em cô Thừa cậu Dư xuống Louisiana mua tàu làm nghề chài lưới nghe nói trúng thời giàu lắm. Có lẻ họ cũng vẫn còn xài thuốc lá để cầm máu... Mấy cậu thanh niên trở vô trường học, có người ra kỹ sư, người trở thành ca sĩ, dược sĩ. Mấy cô thiếu nữ sử dụng hai bàn tay nhanh nhẹn kia vô nghề làm Nails và thành công giàu có.


PHỐP - F.O.B.- Fresh Off the Boat - từ thuyền mới bước lên bờ. Đó là tiếng các học trò trung học Mỹ dùng để gọi thuyền nhân Việt Nam. Thời gian đó tôi rất giận tụi nó. Bây giờ nghĩ lại, giận làm gì" Tên gọi đánh dấu khoảng thời gian chân ướt chân ráo trên xứ người đó cũng đáng ghi vô lịch sử di dân của chúng ta.
Bây giờ, đã hơn hai mươi lăm năm. Bao nhiêu vật đổi sao dời. Charlotte đã có mấy chục ngàn người Việt tới lập nghiệp. Monroe hẻo lánh cũng có nhiều tiệm Nails của người Việt. Hãng gà còn đó. Làm gà có khác đi đôi chút. Đã có đầu gà cùng ruột và giò bày bán trong những chợ của người Á Đông.
Không có dịp gặp lại nhưng cái tình hãng gà, tình thân thương đó làm êm dịu lòng mình. Tôi không bao giờ quên những khuôn mặt chơn chất hiền hậu biết ơn nghĩa đó.
Những người bạn PHỐP của gia đình tôi, nhóm thuyền nhân tiền phong đã giúp tạo dựng một thế hệ người Việt lưu vong. Họ can đảm vượt biên có khi tới được bến bờ chỉ còn cái quần xà lỏn, hy vọng cho thế hệ con cháu sống trong thế giới tự do và độc lập chân chính. Lưu vong nhưng rất thành công trên xứ người bằng sự cố gắng phi thường của hơn 1/4 thế kỷ.
Cuối năm 2001
Trương Ngọc Bảo Xuân
Trương Kim Hoàng Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến