Hôm nay,  

Nhập Gia Tùy Tục

06/01/200200:00:00(Xem: 222380)
Bài tham dự số: 2-434-vb40102

Tác giả tên thật Phạm Ngọc Nhiễm, 70 tuổi. Cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp. Hội Viên Hội Các Nhà Thơ Quốc Tế. Đi "cải tạo" trên 12 năm. Định cư tại Mỹ năm 1992. Ông đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết đặc biệt, sau đây là bài viết mới nhất.

Xưa nay Ông Bà ta vẫn nói "Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc" đại ý là: Đến nhà ai thì liệu coi tình hình, nơi ăn chốn ở, cách sống quen thuộc của người ta ra sao để liệu mà nói năng, ứng xử thế nào cho thích hợp, vui vẻ, đừng làm buồn lòng, phật ý người ta. Muốn qua khúc sông nào thì cũng xem xét tình hình sông nước, sóng gió vv... để liệu mà qua sông cho được bình an, khỏi bị nước cuốn trôi, đò lật, xuống Thủy Cung đầu quân cho Hà Bá.
Mấy Ông Bà già Mỹ cũng nói "When you are in Rome, do as the Romans do" chớ có phải không đâu.
Vậy mà mới đây, báo chí ở Mỹ đăng tùm lum: Công Nương Bunia al - Saud, 41 tuổi, cái cỡ tuổi khôn ngoan để dư sức hiểu biết sự sống ở đời, con gái của Quốc Vương xứ Saudi Arabia, đang học Anh Ngữ tại Trường Đại Học Central Florida, Hoa Kỳ, đã bị cảnh sát bắt và đưa ra Tòa về tội đánh đập, xô người phụ nữ hầu cận 36 tuổi, té xuống cầu thang. Bà con hàng xóm biết chuyện liền kêu điện thoại cấp cứu 911, sau khi thiếu phụ Ismiyati, từ trong căn hộ ở chung với Công Nương al-Saud, chạy ra, la khóc om xòm.
Người nữ tì (female servant) này khai với cảnh sát rằng: Cô ta bi Chủ đánh đập, dộng đầu vào tường, bị xô té xuống cầu thang, bị trặc xương chân không đi được. Cảnh sát cho Công Nương biết là nàng đã phạm tội tiểu hình, không được tại ngoại và có thể bị kết án tới mức tối đa là 15 năm tù... Tòa Đại Sứ Saudi Arabia nói : Công Nương al-Saud được hưởng quyền "Đặc miễn ngoại giao - Diplomatic immunity" nên không thể bị truy tố theo Luật Pháp Hoa Kỳ trong trường hợp này. Sở Di Trú Hoa Kỳ lại nói rằng: Công Nương không tuân giữ thủ tục thông báo sự di chuyển nên không được hưởng quyền đặc miễn đó.
Câu chuyện về sau thế nào là do quyết định của Tòa Án, các cơ quan liên hệ có thẩm quyền. Ở đây chúng ta chỉ xét sự việc theo cái nhìn thông thường của những người dân bình thường đang sống hợp pháp trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
* Vi phạm tội hình sụ trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tất nhiên phải bị chi phối bởi Luật Pháp Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền (Sovereignty) không ai chối cãi được.
- Người nữ tì cũng là con người. Chủ không có quyền đối xử tàn nhẫn, ác độc như đối với súc vật như thế. Mà ở Hoa Kỳ này, súc vật cũng có giá trị của nó trong đời sống xã hội, được con người, được Chủ đối xử rất tử tế, nhân đạo, khiến cho lắm người còn phải "ghen tị" với cách đối xử đó.
• Công Nương al-Saud không được phép ỷ thế là con gái của một Quốc Vương rồi muốn đánh đập ai thì đánh ở trên đất My,õ giống như mình đã quen làm vậy ở đất nước, xứ sở của chính mình, một quốc gia có nếp sống hoàn toàn khác hẳn với Hoa Kỳ.
- Công Nương al- Saud không có quyền lập lại chế độ nô lệ đã hoàn toàn bị tiêu diệt từ lâu trên đất nước Hoa Kỳ này.
- Trước khi đến cư trú tại Hoa Kỳ để theo học tại một trường Đại Học, bắt buộc Công Nương phải có những hiểu biết sơ đẳng về nếp sống, Luật Pháp của xứ sở này. Một người rất tầm thường cũng biết điều đó, huống chi Công Nương lại là một nhân vật thuộc Hoàng tộc của quốc gia Saudi Arabia.


- Giả dụ như Công Nương al-Saud có được hưởng quyền " Đặc miễn ngoại giao " đi nữa cũng không thể đem cái thứ quyền đó ra để hành xử một cách thô bạo, tàn nhẫn (nếu không muốn nói là man rợ) đối với người phụ nữ hầu cận, là người phụ nữ luôn sống gần gũi, thân cận với mình, như thế ở trên đất nước Hoa Kỳ này, một đất nước ở đó người phụ nữ có quyền được hưởng nhiều ưu đãi, quý trọng. Điều đó không phải chỉ dành riêng cho những người như Công Nương mà cho mọi phụ nữ khác như người nữ tì bị hành hạ ở trên chẳng hạn. Ngay cái thứ " Hành lý ngoại giao - Diplomatic bag " mà người Pháp kêu là " Valise diplomatique " một khi đã để xuất hiện ra ngoài cho công chúng biết là hành lý đó chứa cần sa, ma túy, thuốc phiện lậu hay vũ khí tấn công khủng bố vv... thì lúc này chắc chắn nước Mỹ cũng dẹp luôn cái quyền " đặc miễn " đó đi cho được việc.
•Có bị tống giam vào nhà đá hay không, hạ hồi mới biết, nhưng vự việc đáng tiếc này quả thực là một sự ô nhục cho Công Nương "Lá Ngọc Cành Vàng" , gây ảnh hưởng rất xấu cho Hoàng Gia cũng như quốc gia Saudi Arabia không phải là ít. Rồi những người chung quanh, các sinh viên cùng trường sẽ nhìn Công Nương al-Saud hung bạo, tàn nhẫn đó bằng con mắt như thế nào" Việc làm tốt thì mau chóng đi vào quên lãng, nhưng hành vi xấu xa, vết bẩn trong đời sống, tư cách con người thì dễ bị người đời trong xã hội ngày nay nhớ lâu, khó mà rửa sạch.
- Hồi còn nhỏ, ở bậc Tiểu Học tại Việt Nam, thế hệ chúng tôi học các môn đều bằng Pháp ngữ, nhưng cũng có giờ dành cho môn học vừa là Việt Ngữ (Langue Vietnamienne) mà cũng là Việt Văn (Littérature Vietnamienne), chúng tôi có dịp được học một bài trong sách Giáo Khoa (Livre de Classe - Class Book) với mẩu chuyện như sau : Buổi sáng, một vị Quan cấp cao (High- ranking Mandarin) nọ, mũ áo chỉnh tề để chuẩn bị đăng đường làm việc thì cô nữ tì (cũng nữ tì) mang lên cho vị Quan một tô cháo nóng, đặt trên một chiếc đĩa sứ, để vị Quan này dùng điểm tâm. Chẳng biết lóng ngóng làm sao mà cô nừ tì làm đổ hết cả tô cháo lên chiếc áo quý của vị Quan. Cô sợ quá, vội lấy tay vét cho cháo rơi vào trong cái đĩa kẻo cháo nóng làm hư chiếc áo của vị Quan. Mà áo của các Quan cấp cao ngày xưa đâu có đơn giản, may bằng vải gấm đặc biệt, thêu rất nhiều thứ trên đó. Cô nữ tì sợ hãi, hoảng hốt, chỉ sợ bị vị Quan đó nổi giận rồi trừng phạt nặng nề. Cô càng thêm lúng túng, nhưng vị Quan này không như Công Nương al-Saud, không la hét, đánh đập, xô đẩy chi cả mà Ông chỉ dịu dàng nói với cô gái hầu cận "Cháo nóng như vậy mà con lấy tay vét cháo, tay con có bị bỏng, bị đau không" Thôi, con đừng lo, ta sẽ thay áo khác, không sao cả. Tội nghiệp con! Con đâu có muốn như vậy. "
Đó! Cũng là thái độ đối xử của người trên đối với kẻ dưới, từng hầu hạ, phục dịch mình trong cuộc sống hàng ngày, nhưng hành động đối xử của Công Nương al-Saud và vị Quan nói trên là hai thái độ, hình ảnh khác nhau : một bên thì hung bạo, tàn nhẫn đối với kẻ hầu cận, thật đáng sợ, đáng ghét, nếu không muốn nói nặng hơn là đáng khinh bỉ. Còn một bên thì thật là khoan dung, độ lượng đối với người hầu cận của mình, một thái độ cao thượng, thật đáng kính trọng.
Thế mới hay: ở đời dễ có mấy người biết và làm được những hành động xuất phát từ lòng yêu thương, tha thứ, nhất là yêu thương, tha thứ đối với những người nghèo khổ, cô thế, yếu kém trong xã hội, làm điều lỗi không vì cố tâm, cố ý.
Mong rằng trong xã hội, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, ngày càng có nhiều thêm những người như vị Quan nhân từ, khoan dung, độ lượng đã nói ở trên, đồng thời cũng mong xã hội ngày càng giảm bớt đi những kẻ như vị Công Nương " Lá Ngọc Cành Vàng " nhưng hung ác, tàn nhẫn , vô nhân đạo, từ Hoàng Tộc xứ Saudi Arabia tới sống tại đất nước Hoa Kỳ nhưng lại chẳng biết tí gì về nếp sống cũng như Luật Pháp của đất nước hùng cường và vĩ đại nhất hoàn vũ ngày nay.

Phan Đức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,153
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.