Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh Đầu Tiên Ơû Mỹ

14/12/200100:00:00(Xem: 183169)
Bài tham dự số: 02-418-vb81209

Hồ Bích Chi 30 tuổi, hiện định cư tại Fremont, Calaifornia; Nghề nghiệp: Kế toán viên hảng Transcal. Bài viết đầu tiên của cô,ø "Hai Thế Hệ", đã được đăng trong tuyển tập "Viết về nước Mỹ năm 2000". Bài viết mới cho mùa giáng sinh năm nay của cô được ghi chú là viết theo tâm sự của một du học sinh gửi cho ba mẹ trong mùa Giáng Sinh năm 2001. Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ mong tiếp tục nhận được thêm bài viết về mùa giáng sinh của chính cô Bích Chi và các bạn khác.

California, tháng 12 năm 2001
Ba mẹ kính thương của con,

Chỉ còn hơn ba tuần lễ nữa là đến lễ Giáng Sinh năm 2001 ba mẹ ạ. Cuối tuần rồi con và các bạn cùng học mới quen rủ nhau đi shopping. Chúng con đến một thương xá đồ sộ, hàng hóa tràn ngập, tuyệt đẹp đến nổi con không biết phải lựa chọn thế nàọ Cuối cùng con mua một thiệp chúc và một chút quà cho em Liên. Ở Mỹ lễ là một dịp bán hạ giá con mới dám mua sắm ba mẹ ạ.
Nhân mùa Giáng Sinh và Tết Dương Lịch sắp đến, con xin thương kính chúc ba mẹ và gia đình được tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa, sức khoẻ dồi dào, buôn bán làm ăn phát đạt. Anh chúc Liên chóng lớn, bớt nhỏng nhẻo và vâng lời ba mẹ.
Ba mẹ kính thương, mới đây mà con xa nhà hơn 5 tháng. Từ lúc đến Mỹ, hàng tuần con đều email về nhà thăm hỏi gia đình và để ba mẹ hiểu về cuộc sống mới của con nơi đất khách quê ngườị Ngày thường thời gian học hành chiếm quá nhiều nên con chỉ email ngắn gọn. Chỉ có mùa Giáng Sinh là sinh viên và học sinh ở Mỹ được nghỉ cả tháng nên con có nhiều thời gian để viết thư cho ba mẹ. Và mùa Giáng Sinh năm nay con sẽ về với gia đình bác Ba để bớt cô đơn nơi xứ ngườị
Như ba mẹ đã biết, con sang đây không ở nội trú, cũng không về nhà các bác, các chú mà nhờ anh Khoa lo cho con một chỗ ăn ở tại nhà một bà Mỹ ở gần trường. Hàng ngày bà chở con đi học và đón con về. Chế độ ăn ở này gọi là home staỵ Những người Mỹ có nhà rộng thường cho sinh viên ở trọ. Nhờ vậy mà con có cơ hội học nói tiếng Anh. Tối tối bà và con thường nói chuyện ở phòng khách. Thấy con buồn bà an ủi con nhưng con chưa hiểu hết những gì bà nóị Con nhớ nhà vô cùng nhất là mùa Giáng Sinh năm nay, mùa Giáng Sinh đầu tiên nơi đất khách quê ngườị
Cũng ngày tháng nầy năm ngoái, bên cạnh con lúc nào cũng có ba mẹ và em. Con sống trong cái không khí rộn ràng và ấm cúng của gia đình thì năm nay con phải chịu cái lạnh lẽo của thời tiết, cái cô đơn của tâm hồn. Con nhớ vào những tháng cuối năm ba thường bận rộn với việc kinh doanh ít khi về nhà sớm nhưng bên cạnh con lúc nào cũng có mẹ và em Liên. Con sống và lớn lên bằng sự ấp ủ của mẹ và tình thương của gia đình. Đến mùa Giáng Sinh ba mẹ con mình thường đi phố mua sắm quần áo mới và những món đồ trang hoàng trong nhà. Một cây thông Giáng Sinh nhân tạo khá lớn mang về nhà. Hôm sau con giúp mẹ dựng lên. Cây thông cao vút chật cả phòng khách, những trái châu ngũ sắc lóng lánh treo lơ lửng chung quanh, những sợi dây kim tuyến, những bóng điện nhỏ xíu khi chớp khi tắt được gắn vào làm cho phòng khách nhà mình lúc thì âm u huyền bí lúc thì có vẻ thiêng liêng. Tối đến mẹ tự tay gói những hộp quà xinh xắn cho từng người trong gia đình và đặt dưới cây thông. Con đã trưởng thành và hiểu những gói quà của mẹ cho hai anh em con là do mẹ chọn vì mẹ biết rõ sở thích của từng đứa con trong nhà. Con không còn ngây thơ để tin rằng đêm Giáng Sinh sẽ có một ông già Noel đi từ ống khói lò sưởi mang những gói quà rồi đặt trong những chiếc vớ lớn treo ở đầu giường. Đó chỉ là thần thoạị Đêm 24 tháng 12, cả gia đình mình đi lễ ở nhà thờ và trở về lúc nửa đêm. Cả nhà bắt đầu ăn reveillon. Mẹ đặt nồi cháo gà lên bếp. Cháo bắt đầu nóng, bốc lên một mùi gà thơm phức làm cho cả nhà đói bụng. Đĩa thịt gà xé phay to tướng đặt ở giữa bàn. Đầu bàn là chiếc bánh bông lan kem mô-ka hình khúc gỗ mà mẹ đặt ở một hiệu bánh nổi tiếng... Đã một năm đi qua nhưng mỗi lần nhớ lại con vẫn thèm... Ăn uống xong là đến giờ mở quà... Hai anh em con hồi hộp chờ xem... Con thật sung sướng vì mẹ đã cho con những chiếc áo quần rất đẹp. Chúng con diện áo mới ngay, không đủ kiên nhẫn chờ cho đến sáng maị Quá khuya, các bạn con đến chung vuị Ba mẹ như hiểu ý, đã cho chúng con đi chơi với các bạn trong đêm Giáng Sinh. Khi đôi chân đã rã rời, con và các bạn dừng lại trước một giáo đường để nghe lời rao giảng của một vị linh mục. Những bản thánh ca bên trong nhà thờ vọng ra, mọi người im lặng. Âm thanh và lời ca đi nhẹ rồi lắng đọng trong tâm hồn con. Con gần như quên hẳn đi cái ồn ào của một cuộc sống đầy tranh chấp mà chỉ nghỉ đến những điều thánh thiện. Tôn giáo đã giải thoát được con người ba mẹ nhỉ!
...Đầu óc con lại quay về với những kỷ niệm cuối cùng ở cạnh gia đình nơi phi trường Tân Sơn Nhất. Mẹ và bà nội nhạt nhòa nước mắt, ôm chặt con vào lòng như giữ con thật lâu cho khỏi mất. Con không dám nhìn vào mắt mẹ và bà. Con chỉ sợ cái yếu đuối của con sẽ làm con chùn bước. Em Liên vẫn hồn nhiên vô tư: Qua Mỹ nhớ mua đồ chơi cho em! Duy chỉ có ba là vui vì ông nghỉ đã gửi con đến một miền đất xa xôi, thoát được cái thế giới nghèo đói và bất công của Cộng Sản. Một miền đất đầy hứa hẹn, có tự do, có bình yên và tương lai cho con. Nhưng mẹ ơi, ở đây muốn thành công thì phải nổ lực nhiềụ Cuộc đời không êm ả và bằng phẳng như mình tiên liệụ
Bước đầu lúc nào cũng khó khăn nhất là nơi xứ người! Hai trở ngại lớn nhất mà con gặp phải là bức tường ngôn ngữ và vấn đề di chuyển cộng thêm với nỗi buồn xa nhà làm cho con nản chí nếu không có lời khuyên răn và giải thích của bạ
Nhưng con cũng còn may mắn hơn một số du học sinh khác là con nhận được sự giúp đỡ của chú bác và các anh chị: người thì thông dịch, người thì chở con đi đây đi đó để con làm quen với đất nước mênh mông xa lạ nơi con hứa hẹn sẽ ở lại nhiều năm. Con vẫn biết sức mình là chính nên con đã cố gắng học Anh ngữ và tìm cách di chuyển bằng xe bus.
Năm tháng qua đi! Khó khăn ban đầu giảm dần nhưng lòng con vẫn ưu tư khắc khoải khi con nghĩ đến sự hy sinh to lớn mà cả gia đình dành cho con. Con phải học hành làm sao cho xứng đáng. Số tiền mà con chi phí trong một tháng ở Mỹ đủ nuôi cả nhà một năm. Hết nghĩ gần con lại nghĩ xạ Rồi đây sau 4 năm Đại Học liệu con có được ở lại Mỹ một cách hợp pháp hay không" Nếu được chính thức ở lại thì vấn đề tìm việc làm để giúp gia đình của một sinh viên tốt nghiệp không có gì khó khăn.


Con sẽ cảm thấy bằng lòng và yên tâm vì con đã đền đáp được một phần nào công ơn lớn lao của ba mẹ. Nhưng nếu một mai mà con phải quay về để phục vụ cho một chế độ mà người dân nào cũng bất mãn vì đầy rẫy tham ô thối nát thì việc du học của con quả là một sự phí phạm. Nhưng con vẫn tin vào câu châm ngôn của người Mỹ "Có ý chí, có con đường" ba mẹ ạ. Con đang nghĩ đến việc trước mắt là con sẽ cố gắng lấy bằng lái xe, mua một chiếc xe cũ, tìm một việc làm chui bán thời gian để đỡ gánh nặng cho ba mẹ.
Và tháng 9 năm nay là mùa nhập học đầu tiên của con ở Mỹ. Tất cả đều mới mẻ và xa lạ từ trường lớp, thầy cô, bạn bè. Hàng ngày con phải bập bẹ một ngôn ngữ thứ hai mà chẳng mấy ai hiểu nổi khổ tâm của con trừ bà chủ trọ già nua khó tánh. Bà ta tỏ ra rất thông cảm bằng cách nói chậm và dùng cả ngôn ngữ thân hình (body language) mà con vẫn không hiểu bà ta muốn nói gì. Và con không thể nào tìm nơi bà ta một nét dịu hiền của mẹ cả.
Một tháng tiền ăn và ở của con là 400 đô gồm một phòng ngủ nhỏ và thức ăn đầy ắp trong tủ lạnh theo chế độ tự phục vụ. Mẹ ơi, thỉnh thoảng con ăn một ổ bánh mì kẹp thịt nguội có bơ, phó mát cùng mấy miếng dưa leo ngâm dấm rất chuạ Con cảm thấy ngon vô cùng như ngày còn ở bên nhà được mẹ dẫn đến tiệm KFC ở Sài Gòn. Nhưng ngày nào cũng thực đơn đầy chất béo đó thì con ngán lắm. Con vẫn thèm cơm gạo nàng hương và cá lóc kho tộ mà mẹ thường nấụ Cơm với cá như má với con mẹ nhỉ! Sang đây con mới thấu hiểu câu nói đó. Cho nên hễ có dịp xuống quận Cam là con mua food to go đem về, con ăn cơm phần cho bỏ "những ngày cơ cực". Nước Mỹ thừa thức ăn mà con lại thiếu ăn! Con nghĩ khi đọc đến đây mẹ sẽ thương nhớ con vì con không còn ở bên mẹ để vòi vĩnh những thức ăn mà mẹ chiều chuộng con để nấụ Con nghĩ mẹ đang khóc vì nhớ con. Ba mẹ ơi, 10 ngày học trôi qua đều đặn... thì sáng thứ ba ngày 11 tháng 9 lúc con đang còn ngủ, bà chủ nhà người Mỹ đã đập cửa phòng và thức con dậy: "Tường, wake up, wake up fast!" Con thật bàng hoàng không hiểu chuyện gì đang xảy rạ Bà bảo con ngồi xuống phòng khách và theo dõi TV. Con thật kinh hoàng khi thấy ...
Khi thấy những cột khói lửa bốc ra từ tòa cao ốc và nhiều người lao xuống đường. Bà chủ nhà kéo ghế ngồi cạnh con và giải thích cho con hay là bọn khủng bố đã dùng máy bay dân sự đâm vào hai tòa nhà thương mãi thế giới và Ngũ Giác Đài làm cho trên dưới 6,000 người dân vô tội phải chết cùng sự thiệt hại vật chất lên đến hàng tỉ đô lạ
Chiến tranh đang xảy ra ở Mỹ, một đất nước may mắn gần như hơn 200 năm không có ngoại xâm từ thời nội chiến. Rồi Tổng Thống Mỹ đọc diễn văn khẩn cấp, Quốc Hội và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia họp... Tất cả chuyến bay đình hoản, nhiều nơi trên nước Mỹ trong tình trạng giới nghiêm... Mười giờ sáng bà chở con đến trường nhưng hôm đó nhà trường được lệnh cho sinh viên nghỉ học. Cả ngày hôm đó và những ngày kế tiếp con sống trong tâm trạng hoang mang lo lắng và giao động. Cầm đến sách vở là con không thể nào tập trung được. Con lo và gọi điện thoại về cho ba mẹ và các chú các bác và các anh. Ai cũng trấn an con: "Con nít thì học đi, không có gì phải lọ Cali cách xa New York hơn 6 giờ bay". Sau đó con thật tình không dám xem TV và đọc báo vì con không muốn đầu óc mình bị chi phối bởi những hình ảnh đau thương ảnh hưởng đến việc học. Bà chủ nhà lại hiểu lầm tưởng con đã quen với chiến tranh đổ máu ở Việt Nam nên xem thường mọi việc. Chứ bà đâu có hiểu con sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Bà ta có vẻ lo lắng hốt hoảng vì bà chưa bao giờ chứng kiến những cảnh chết chóc như vậỵ Thiên tai như động đất, bão tố, gió xoáy cũng không tàn khốc đến thế... Khủng bố bằng máy bay chưa tìm bắt được thủ phạm thì nay lại thêm một kiểu khác là khủng bố bằng vi trùng than (Anthrax). Kẻ chủ mưu rất ít tốn kém mà gây tổn thất thật trầm trọng. Nước Mỹ đang đánh trả nhưng chưa kết quả.
Con mới đến Mỹ được có 5 tháng! Mặc dầu đất nước nầy chưa chấp nhận con như một di dân hay tị nạn, nơi đây chưa phải là quê hương thứ hai của con, nhưng cái từ tâm mà tôn giáo và mẹ đã dạy cho con ngày còn bé đã thôi thúc con xếp hàng chờ để hiến máụ Bài vở chưa thuộc con vẫn bỏ thời gian xung phong vào một số việc xã hội từ thiện ở trường, con cũng đã đóng góp một chút tiền nhỏ nhoi vào cái tang chung của nước Mỹ và có lẻ của cả thế giớị Con mua một phù hiệu có lá cờ Mỹ gắn vào túi áo sơ mị Các bạn Mỹ và thầy cô nhìn con với ánh mắt thiện cảm.
Ngày còn ở bên nhà mẹ đã từng dạy con tôn giáo nào cũng tốt vì cũng dạy loài người thương yêu nhau nhưng mỗi người có một tôn giáo riêng vì các nước tôn trọng tự do tín ngưỡng. Con nghĩ Hồi Giáo cũng vậy thôị Chỉ có bọn lợi dụng tôn giáo, quá khích mới hiểu sai làm bậỵ Con hiểu luật nhân quả ở đời chẳng khác gì bài ngữ pháp "cause and effect" mà con học ở trường. Theo lẽ công bằng thì ai đã hại mình thì mình tìm ngay kẻ đó mà trừng trị. Tại sao bọn Hồi giáo quá khích lại giết hàng ngàn thường dân vô tộỉ Con tự hỏi: Tại sao loài người không chịu chung sống hòa bình" Trên thế giới không thiếu gì những nhà lãnh đạo tài ba lỗi lạc, có lương tâm, thông hiểu luật pháp quốc tế tại sao họ không cùng nhau thảo luận để giải quyết mâu thuẩn trong ôn hòa, tránh đổ máủ"" Mà một con chim, con chó bị thương hay chết thì họ lại tỏ ra xót xa và đau đớn!!! Phải chăng cái trật tự hòa bình và an ninh của nhân loại trên toàn cầu chỉ là những ảo vọng mà tuổi trẻ như chúng con thường mơ ước"
Ba mẹ ơi, thời gian không dài thêm để cho con học, cũng không thừa để cho con tìm hiểu thêm trận chiến chống khủng bố giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh cùng bọn Hồi giáo cực đoan. Con tự hứa sẽ tập trung vào việc học thế mà con cứ suy nghĩ gần xạ Giá mà trong hoàn cảnh hiện nay con được sống với gia đình chắc chắn con sẽ yên tâm để học hơn nhiềụ Và mỗi lần thầy cô, bạn bè cũng như bà chủ trọ nhìn nét mặt ưu tư, không nói không cười của con, họ tỏ ra thông cảm: I understand. Therés no place like home (Tôi thông cảm. Không nơi nào bằng quê hương). Con đồng tình bằng cách yên lặng.
Và hôm nay, con đang ở trong mùa Giáng Sinh thứ 20 của cuộc đờị Con xin nguyện cầu:
Sáng danh Đức Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm!
Những người thiện tâm sẽ được bình an trong đó có gia đình mình và tất cả những người có tấm lòng trên thế giới. Con của ba mẹ: Tường

Bích Chi
Tháng 12/2001
(Viết theo tâm sự của một đứa em họ du học sinh)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,208,736
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.