Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Về Lễ Giáng Sinh

12/12/200100:00:00(Xem: 166241)
Bài tham dự số: 02-417-vb71208

Bà Xuân Nguyễn, cư trú tại Long Beach, California, đã góp cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Bài "Cám ơn không phải dễ" với những kinh nghiệm tế nhị, sâu sắc đã được phổ biến trong mùa Lễ Tạ Ơn năm 2000 và được vinh danh trong Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất. Ước mong bài viết mới của bà sẽ gợi ý cho nhiều bài viết khác về những kỷ niệm, cảm nghĩ cho mùa Giáng Sinh đang tới.

Hằng năm từ mùa Tạ Ơn trở đi cho đến tháng 2 của năm mới là lễ Mỹ và lễ Việt luôn liên tiếp đến: Nào là lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán rồi lễ Tình Yêu. Lễ thường chỉ có một ngày nhưng những nhà sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu thụ thích kéo dài thành ra mùa: Mùa Tạ Ơn, Mùa Giáng Sinh, Mùa Tết, Mùa Tình Yêu để đôi bên có dịp buôn bán và mua sắm. Lễ nào cũng có những nét đặc trưng của nó và hầu hết chúng ta ai cũng muốn mừng lễ. Thường mừng lễ lớn hay nhỏ tùy theo ngân sách và hoàn cảnh gia đình.
Cũng vì ngày lễ đã biến thành mùa lễ cho nên hàng triệu tấm thiệp Thanksgiving vừa gửi vừa nhận, nhà nhà ăn gà Tây đút lò kiểu Mỹ, kiểu Tàu mà dư vị beo béo, ngây ngấy còn đọng lại hơn cả tuần lễ, leftovers còn đầy ắp trong tủ lạnh thì nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị gắn đèn giáng sinh. Bên trong các thương xá trưng bày la liệt hàng hóa, quà tặng, thiệp chúc, mẫu trang hoàng cho mùa giáng sinh gần kề.
Khủng bố đã qua gần 3 tháng rồi. Chúng ta nên trở lại cuộc sống bình thường. Phải viết thư và gởi thiệp chúc giáng sinh cùng Tết Dương Lịch, mua quà tặng quà cùng trang hoàng cây thông Giáng Sinh đi chứ!
Giáng Sinh là một ngày lễ Thiên Chúa Giáo nhưng đã được quốc tế hóa nên nhà nào không ăn mừng lễ nghĩa là không có cây thông Giáng Sinh ở phòng khách, không có những hộp quà dưới gốc cây, trước nhà tối thui thật là không bình thường, chẳng giống ai. Vì vậy, mà nhiều gia đình ngoại đạo vẫn có cây thông giáng sinh, Chúa Hài Đồng nằm trên máng cỏ bên cạnh bàn thờ đức Phật.
Sống nhiều năm ở Mỹ, tôi vẫn giữ thói quen cổ điển là lễ giáng sinh và Tết Nguyên Đán tôi phải gởi thiệp chúc bà con cùng bạn bè thân xa gần. Các con tôi cho rằng tôi cứ bận rộn với việc làm không mấy cần thiết, chúng đưa ý kiến xây dựng mẹï:
- Mẹ đúng là thành viên của đảng bảo thủ. Mẹ qua Mỹ cả chục năm mà năm nào con cũng thấy mẹ mất hết thì giờ viết thư bằng tay rồi mua thiệp, mua tem để gởi thư. Tụi con có computer và địa chỉ email của những người thân của mẹ. Mẹ chỉ cần ngồi vào bàn đánh vào máy những lời chúc ngắn gọn là người thân nhận được ngay. Việc chỉ cần làm trong vòng một vài giờ mà mẹ chuẩn bị cả tuần. Tôi cười thú nhận:
- Mẹ đúng là người mắc bịnh sợ kỹ thuật (techno phobia) các con ạ. Mẹ biết đánh máy nhưng mẹ nghĩ computer chỉ nên dùng để đánh thư từ, văn bản chứ viết thư bằng computer nhất là thư chúc mừng sao có vẻ khô khan, lạnh lùng quá. Mặc dầu mẹ cũng biết là thư in từ computer đã được format, nét chữ nghiêng nghiêng rất đẹp.
Các con còn thắc mắc, tôi lại cố gắng "triển khai" tư tưởng cổ lỗ sĩ của mình:
- Các con nghĩ xem, mỗi năm mẹ chỉ có một đôi lần gởi thư và thiệp mà cứ đánh máy như đơn hoặc chỉ thêm tên người nhận và ký tên người gởi vì trong thiệp đã có sẵn lời chúc như người Mỹ thường làm, mẹ thấy nó máy móc không đi vào lòng người nhận. Cho nên mẹ chỉ chúc "kiểu Mỹ" cho những người bản xứ làm chung. Còn bạn bè và thân nhân ở Việt Nam mẹ muốn viết thư bằng tay cùng lời chúc bằng tiếng Việt cho có vẻ thân tình. Các con tôi hình như hiểu ý tôi:
- Tùy ý mẹ thôi. Tụi con thấy cái gì nhanh chóng, tiện lợi và rẻ tiền thì làm. Thế mẹ có muốn tụi con design cho mẹ mấy kiểu thiệp từ computer ra không" đẹp lắm mẹ ạ.
- Thôi được để mẹ tự chọn. Các con trưởng thành ở Mỹ nên đứa nào cũng có đầu óc thực dụng. Các con biết không những người thân và bạn bè của mẹ bên Việt Nam mẹ gởi thiệp cho họ cả 10 năm nay mà họ còn giữ và cứ đến lễ Giáng Sinh họ lại đem gắn vào cây thông, hết lễ cất vào như kỷ niệm vậy.
- Mẹ nói đúng. Bên nhà mấy ai có thư từ gì đâu. Bên Mỹ ngày nào hộp thư cũng đầy dù mẹ không gởi thư. Cất giữ kiểu đó đến khi dọn nhà tha hồ đổ rác. Tụi con thì qua lễ chừng một tuần, thư thiệp gì con cũng cho vào thùng recycle. Dĩ nhiên cũng có những kỷ niệm con giữ cả đời.
Cuộc "hội thoại" khá dài, tôi ngắt lời các con:
- Các con nghĩ xem nếu ai cũng chúc lễ bằng điện thoại, in thiệp bằng computer, chúc bằng email thì những nhà sản xuất thiệp, các họa sĩ vẽ kiểu, công nhân bưu điện sẽ mất việc, kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Vả lại người Mỹ họ cũng dạy mình là thiệp cám ơn, xin lỗi, chia buồn dù có lời sẵn nhưng cũng nên viết thêm những câu bày tỏ tình cảm, sự xúc động bằng viết tay các con ạ. Mẹ con mình có những suy nghĩ khác nhau nhưng không đến nổi mâu thuẫn nên vẫn sống trong một mái ấm gia đình đó.


Thấy hai đứa trẻ im lặng, tôi nghĩ một phần nào chúng chấp nhận các ngụy biện của tôi. Tôi không bỏ lỡ cơ hội:
- Hôm nay cuối tuần gần Giáng Sinh. Mẹ muốn chiều nay ba mẹ con mình đi shopping và ăn tiệm.
- Hoan hô mẹ. Chúng con sẽ đưa mẹ đến Hallmark. Sau đó ba mẹ con mình ăn nhà hàng Mỹ một bữa.
Ở Mỹ hầu như cửa hàng nào cũng có quầy bán thiệp kể như siêu thị. Nhưng phải nói cửa hàng chuyên bán thiệp đẹp và nổi tiếng ở Mỹ cũng như cả thế giới là Hallmark. Thiệp Hallmark có nét vẽ độc đáo, kiểu nào cũng đẹp có thể gọi là "thiệp hiệu" dù đã onsale nhưng giá vẫn còn rất cao. Tôi hẹn các con sau 2 giờ ở bãi đậu xe.
Đã vào tiệm Hallmark không mấy ai mua liền. Phải windowshop trước. Những tấm thiệp chúc mà bên ngoài là những hình vẽ kiểu chuyên nghiệp trên những tấm thiệp làm bằng bìa vải, lụa hay trên những món đồ sứ bên trong có những lời chúc hoặc các bài thơ… Tấm nào, kiểu nào cũng đẹp khó cho mình chọn lựa. Số tiền khiêm tốn chỉ cho phép tôi đứng trước quầy thiệp onsale. Tôi xem giá phải hợp lý, hình vẽ phải đơn giản, lời chúc có ý nghĩa phù hợp với mọi người… cho cả giáng sinh và Tết dương lịch.
Tôi cũng nhận thấy mình cũng khó tính vì tôi không thích lời chúc cổ điển có hơn cả thế kỷ: Wishing you a Mery Christmas and Happy New Year. Tôi cũng không chọn lời chúc đầy tình cảm nhưng hạn chế thời gian: Christmas is a time of love… bộ chỉ có Giáng Sinh mới là mùa tình yêu sao" Còn những mùa khác thì không hợp"
Cuối cùng tôi mua một hộp thiệp giá phải chăng, hình vẽ trang nhã có hai màu: màu nâu là hình vẽ một chú thỏ nhỏ xíu ngơ ngác ngước nhìn những cây thông Giáng Sinh trắng in nổi trên giấy bìa trắng kèm lời chúc ngắn gọn: May the wonder of christmas be with you through a wonderful New Year (chúc bạn một mùa giáng sinh huyền diệu đi suốt cả năm mới tuyệt vời).
Mùa Giáng Sinh là một mùa buồn hay vui" Tôi nghĩ là ngày vui nhất là lễ giáng sinh cho tuổi trẻ và những người có tiền mua sắm nếu ở bên nhà có những người nghèo không biết Tết" thì ở Mỹ Giáng Sinh là một mùa buồn cho những người nghèo. Thật vậy, không thiếu gì những mẩu chuyện buồn đã được các nhà văn nổi tiếng kể lại trong mùa Giáng Sinh:
- Chuyện cô bé bán diêm đi suốt trong đêm giá lạnh để bán diêm cho những nhà cần thắp nến nhưng nhà nào nến cũng đã được đốt. Cuối cùng cô ta kiệt sức chết trong đêm giá lạnh.
- Một cô giáo da màu biết học sinh góp tiền mua quà Giáng Sinh cho mình nhưng không đủ. Còn bao nhiêu tiền trong ví cô lấy hết cho các em. Cô đã nhận món quà tình nghĩa nhưng phải ngồi lại vì không có tiền để mua vé xe bus. Cũng may cho cô là ông hiệu trưởng đi qua hỏi cô và cuối cùng tặng cô tiền để mua vé xe bus về nhà.
- Lại một gã gác dan vô gia đình làm việc trong cao ốc dành cho cao niên. Ngày Giáng Sinh ông ta được "những tấm lòng hào hiệp trong một ngày" tặng quà và thức ăn. Ông ta mang về chất đầy phòng trọ. Quá hạnh phúc nên quên nhiệm vụ, ông ta bị đuổi việc sau ngày Giáng Sinh. Ông ta một mình mang hết tặng phẩm và thức ăn cho những gia đình nghèo khác.
- Một cặp vợ chồng yêu nhau rất mực nhưng quá nghèo. Họ không có tiền mua quà tặng nhau trong mùa Giáng Sinh. Cả hai phải bán tài sản quý giá nhất: người chồng bán chiếc đồng hồ mua cho vợ một bộ lược để chải suối tóc. Cô vợ trẻ bán suối tóc dài của mình để mua cho chồng sợi dây đồng hồ. Khi cả hai tặng quà cho nhau thì than ôi các món quà không còn dùng được vì chiếc đồng hồ đã bán đi rồi. Tóc nàng ngắn quá không cần đến bộ lược. Họ đã mất tất cả nhưng tình yêu tuyệt vời đã gắn bó họ với nhau.
Riêng tôi ở độ tuổi xế chiều, ngày lễ chẳng khác gì ngày thường mấy. Những cái nô nức, rộn ràng của một ngày lễ, ngày xuân tan dần theo năm tháng. Có chăng niềm vui của tôi hòa lẫn niềm vui của tuổi trẻ, nhìn các con mỗi ngày mỗi lớn và thành đạt ở xứ người.
Đang miên man với những ý nghĩa buồn bã trong mùa Giáng Sinh thì các con tôi đã đến cắt dòng tư tưởng. Tôi quay về thực tế và hỏi chúng:
- Trong hai giờ shopping các con mua được cái gì "for her" chưa"
Hai đứa nhìn hộp thiệp trên tay tôi và nói:
- Tụi con cũng như mẹ chỉ mua có thiệp. Quần áo, mỹ phẩm, giá còn cao quá, tụi con chờ thêm 1 tuần nữa có off 50% không.
Tôi cười:
- Trong ba người cùng đi có người làm thầy. Đó là mẹ vì mẹ đã dạy các con:
- Một đồng xu tiết kiệm là một đồng xu kiếm được (one penny saved, one penny carned).
- Tiêu xài ít nhưng sống giàu (spend less but live rich).
Tôi nghĩ chúng tôi tiêu xài rất ít nhưng sống giàu không phải tiền bạc mà là tình cảm ít nhất là trong mùa giáng sinh này.
Xuân Nguyễn
12/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến