Hôm nay,  

Người Mỹ Da Vàng

06/12/200100:00:00(Xem: 186476)
Người viết: Nguyễn Văn Hương
Bài tham dự số: 02-411-vb71201


Tác giả Nguyễn Văn Hương, 52 tuổi, định cư tại Springfield, IL. Chi tiết tiểu si73 được ông ghi “Education: MA in Math/Statistics. Hiện đang làm việc cho chính phủ Mỹ (US Federal Government). Trước 1975, ông từng là sĩ quan Không Quân QLVNCH. Và viết thêm “Cách đây một tuần tình cờ tôi vào Viet Bao website và thấy có mục viết về VN. Tôi nghĩ tôi cũng nên viết một bài về kinh nghiệm sống ở xứ người để chia xẻ với người đồng hương. Trong tương lai, hy vọng co dịp tôi sẽ có dịp viết thêm.” Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông Hương kể lại nhiều kinh nghiệm sống chân thực và hữu ích. Rất mong sẽ nhận thêm những bài mới của ông.

Hôm nay trên đường đi làm, tôi cảm thấy buồn buồn, một nổi buồn nhẹ nhàng phảng phất trong tâm tư. Không hiểu vì nghe bản nhạc "Riêngá Một Góc Trời" của Ngô Thụy Miên do lời ca của Tuấn Ngọc hay nhìn những cành cây lá úa rơi rụng bên đường của mùa thu ở miền trung Mỹ. Khung cảnh này, bản nhạc này và khôngá khí lành lạnh đã mang tôi lại dĩ vãng của 26 năm về trước...
Năm ấy tôi mới 26 tuổi đầu, rời đất nước thân yêu tan nát bởi chiến tranh, tôi trèo lên con tàu Trường Xuân, để lại gia đình cha mẹ, anh em, đi vào chân trời vô định để tìm tư do. Khi bước chân lên con tàu này tôi không biết là mình sẽ đi đâu, nhưng không sao, tôi tự nhủ, đi đâu cũng được miễn là một nơi nào được tư do và không bị kiềm kẹp tù đầy.
Lần đầu tiên tôi đặt chân trên tiểu bang Arkansas lúc đó cũng vào tháng 11, khung cảnh ảm đạm của mùa thu với những hàng cây bên đường đều trụi lá, ngoài trời khá lạnh, bầu trời bao phủ bằng một màu xám tro tang tóc, buồn ơi là buồn. Phần thì nhớ nhà phần thì bở ngở trước khung cảnh lạ, tôi cảm thấy mình lạc loài, đơn độc và nghỉ rằng có lẻ suốt đời tôi sẽ không bao giờ gặp lại gia đình hoặc trở về Việt Nam nửa. Chúng tôi được đưa vào trại Fort Chaffee, vào những căn nhà củ bỏ hoang của quân đội Mỹ. Nhờ chút vốn liếng sinh ngữ tôi học khi còn ở trung học, và trường Sinh Ngữ Quân Đội để đi du học Mỹ năm 71, tôi xin được công việc làm đầu tiên là thông dịch viên cho người tỵ nạn ở trại. Một tháng sau tôi đã được nhà thờ bảo trợ và bắt đầu du nhập vào cuộc sống Mỹ.

Tháng 11 năm 1975, tôi đặt chân đến Springfield, thủ phủ của tiểu bang Illinois, nơi này một nhà thờ tin lành đã nhận tôi, giúp đở vài tháng đầu rồi sau đó tôi tự lập tự cường. Tôi và một vài người nửa là những người Việt đầu tiên đến tỵ nạn ở tỉnh này. Đối với dân Mỹ, họ thấy lạ và nhìn với vẻ thích thú. Khi chúng tôi mới đến họ mời chúng tôi ra toà đô chính và ông tỉnh trưởng đã tới bắt tay, viết hồ sơ đón mừng chính thức để đón chào chúng tôi. Đài truyền hình của tỉnh cũng đến để phỏng vấn tôi và đưa lên tin tức buổi chiều.
Lúc đầu tôi cũng đi tìm những công việc tầm thường như làm ở cafeteria, hãng mua bán xe hơi. Sau này tôi được giới thiệu qua làm cho hảng commercial mailing. Hảng này rất nhỏ, và mới được thành lập do một cựu quân nhân Mỹ lúc trước ông ta có qua VN tham dự chiến tranh một thời gian. Hảng chỉ có hai người, tôi và một thằng Mỹ cũng khoảng tuổi tôi. Vài năm sau hảng phát triển, mướn thêm người và mua thêm máy móc. Vì làm đó cũng lâu và có công trong việc phát triển hảng này, ông chủ tăng chức cho tôi làm manager.
Tôi nghĩ mình đã lở sang xứ này rồi thì phải chịu khó học hỏi thêm ngôn ngữ và phong tục để sống cho đàng hoàng và dung hoà với người Mỹ. Toi rủ thằng Mỹ làm chung với tôi thuê một cái trailer ở chung để học hỏi thêm sinh ngữ và lối sống của họ. Sống chung thì cũng được nhưng tôi không hiểu sao thằng Mỹ này đôi lúc nó giận dử và đập nhà rầm rầm, tôi hỏi nó thì nó chi mỉm cười và trả lời không có gì. Sau này tôi mới biết ở Mỹ có nhiều người tính rất nóng (short fuse) và thiếu kiên nhẩn nhiều lúc bực mình chỉ làm những tiếng động lớn như đập tường, quăng đồ đạc.
Tiếng Anh của tôi mang tiếng là có học và đi du học Mỹ này nọ nhưng cũng chẳng vào đâu, nghe radio hoặc xem TV thì cũng chử được chử không. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng ngày ngày xem TV, đọc báo chí Mỹ, nếu chử nào không hiểu thì coi tự điển. Nhiều đứa Mỹ nó hỏi tôi xem nói khó hơn nghe hoặc nghe khó hơn nói. Lúc đó tôi thấy cái gì cũng khó cả, nói cũng khó mà nghe cũng khó nên chỉ trả lời đại là nói khó hơn nghe, mà thực vậy, sau này tôi mới biết.
Vài năm sau tự nhiên một hôm ngồi xem TV tôi nghe được gần hết những câu chuyện trên đài TV, tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng vì thấy trình độ sinh ngữ mình khá hẳn lên sau những tháng ngày học hỏi. Nhưng sau này tôi mới biết đó chỉ là bước đầu. Nghe được trên TV, chưa chắc là đã nghe và hiểu được khi đàm thoại hàng ngày với người Mỹ, vì họ sẽ xài tiếng lóng (slang) hoặc nói không rỏ ràng và chững chạc như trên TV.

Người Mỹ rất thích khôi hài, người Việt mình thì trung thực cứ tưởng thiệt. Họ gặp nhau thi cứ nói giởn và ưa cười, lúc đầu nói chuyên với họ cái gì tôi cũng tưởng thiệt. Sau này họ cười và bảo rằng tao chỉ nói giởn thôi. Những câu chuyện khôi hài khi ngồi tụm năm tụm ba kể chuyện tiếu lâm nhiều lúc họ cười nhưng tôi không hiểu tại sao họ cười" Cái lối khôi hài của họ khó hiểu quá!ù Nhưng có đi sâu vào đời sống hàng ngay của người Mỹ các bạn mới thấy được cái lối khôi hài của họ.
Lúc Johnny Carson còn là vua cười ban đêm của hảng NBC tôi thường coi show ông ta để học hỏi thêm lối khôi hài của người Mỹ, lúc đó trên TV chỉ có mỗi show của ông ta, bây giờ thì comedy show mọc lên như nấùm, nhiều quá tôi cũng chẳng coi show nào, hơn nửa muốn coi thì cũng coi không được vì nhằm giờ đi làm. Lối khôi hài của người Mỹ nhiều lúc đâm ra méo mó và đụng chạm tới những người khác. Tôi nhớ cách đây không lâu, trên David Letterman show, anh ta có nói tài (talent) của hoa hậu Columbia là nuốt vài chục quả bong bóng có bạch phiến! Các bạn cũng biết là nước Columbia nổi tiếng về sản xuất bạch phiến và buôn bán lậu nửa, những người buôn bán lậu này thường bỏ bạch phiến vào bong bóng và nuốt vào bụng. Letterman nói giởn như vậy thì đụng chạm thể diện của nước này nên hoa hậu Columbia có than phiền, sau này Letterman phải xin lổi trên đài truyền hình.
Nhiều lúc họ dùng những lời khôi hài này để chế diểu những người nước khác, nào là Viets jokes, Chinese jokes, Polock jokes, Mexican jokes, Black jokes, Frence jokes v.v... Những người nào không phải da trắng và nói tiếng Anh rành đều bị chọc. Cả đến những người đàn bà Mỹ có tóc màu vàng (blonde jokes) cũng bị chọc, vì họ cho rằng những người đàn bà nào có tóc vàng thì không được thông minh lắm. Trên internet hàng ngày tôi nhậïn được ít nhất là 4, 5 emails khôi hài, rồi người này gởi cho người nọ cứ thế mà luân chuyển. Tên người Việt hoặc người Tàu cũng là một trong những đề tài để họ cuời. Một hôm thằng Mỹ làm chung với tôi hỏi tôi:


- Hey, do you know how the Chinese name their kids"
- No, tôi trả lời.
- They throw a pan on the wall and name the kid after that!
Bạn có thể hiểu hoặc cười được với sự khôi hài này chưa" Họ có ý nói là tên của người Tàu nghe như xong chảo đụng trên tường... Tên tôi cũng từng bị đưa ra trong đám đông để làm trò cười. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao khi mới qua tôi đi làm nhà hàng Mỹ, ông manager của nhà hàng này là người Nhật hỏi tôi tên gì, tôi nói tên tôi là Hương Văn Nguyễn, ổng nói tao gọi mày là Van đi nhé" Tôi nói OK, tuy nhiên tôi cũng hơi thắc mắc là tại sao ổng không goi tôi bằng Hương mà gọi bằng tên giửa" Từ đó dến nay tôi dính chết với cái tên này. Tên Hương người Mỹ đọc không được, đâm ra họ đọc giống như Hung. Nếu các bạn ở Mỹ lâu, chắc các bạn cũng biết "well hung" là gì" Khi người Mỹ nói đến chử "hung", họ thường nghỉ đến "well hung", một tiếng lóng của Mỹ, tạm dịch theo tiếng Việt là "của quý lớn quá'" - nói về bộ phận sinh dục của đàn ông. Nếu người Việt nào có tên Hưng, Hương hoặc Hùng thì coi chừng đấy nhé! Sau đây là vài tên Việt mà khi đọc ra người Mỹ ưa cười, vì thế khi sinh con các bà các ông cẩn thận khi đặc tên con. Những tên như Tiết, Nhứt, Nhực, Khanh, Khánh, tôi sẽ nói qua cái lối phát âm và sự tưởng tượng của người Mỹ.
Tên Tiết, nếu đọc lạng quạng thì họ sẽ nghĩ đến "tit", tiếng lóng của Mỹ có nghĩa là núm vú đàn ba!
Tên Nhứt, Nhựt, đọc không rỏ nó tưởng là "nut", các bạn cũng đã biết nó nghĩa là gì rồi, "nut" có nghĩa là khùng, điên.
Tên Khanh, Khánh, tên này rất nguy hiểm vì đọc không đúng nó tưởng là "cunt", tiếng lóng và tục, ám chỉ bộ phận sinh dục đàn bà, xin lổi các bà nhé! Đó chỉ là một vài tên tượng trưng.
Không những tên người bị chọc mà tên đồ ăn cũng bị cười nửa. Khi tôi nói chuyện về đồ ăn VN với một thằng Mỹ, tôi nói thường thường cuối tuần tôi qua nhà một bà người Việt để bả nấu phở bán cho chúng tôi ăn, vì ở đây không có tiệm ăn VN, nó lại cười và hỏi tôi:
- Do you eat "fur"" rồi nó tiếp tục nói.
- Did you ask her to see if you can eat some of her "fur""
Chử "fur" có nghĩa là "lông" đọc hơi tương tự như "phở", và "eat her fur"ù có nghĩa là ăn lông gì của đàn bà thì các bạn đoán đi" Đầu óc người Mỹ nhiều khi hơi thô tục.

Lúc mới qua tôi có cặp với một em Việt Nam, ở với nhau được một năm rồi đường ai nấy đi, tôi cũng buồn nhưng biết làm sao. Sau này em và gia đình dọn đi St. Louis, Springfield bây giờ lại trống vắng hơn nửa. Hết gái VN thì đi tán gái Mỹ vậy, lúc đó mấy đứa bạn tôi đứa nào cũng cặp một em Mỹ. Hôm đó di party ở nhà thằng bạn, con bồ Mỹ của nó giới thiệu con bạn nó cho tôi. Thấy cô bé xinh xinh tôi cũng thích nên chịu liền, năm đó nàng mới 17 tuổi, còn học ở trung học địa phương. Party đêm đó vui quá lại rượu ngà ngà nên tôi ngủ lại nhà bạn tôi. Tôi đâu biết rằng em Mỹ này nói dối mẹ để được ở lại. Hôm đó tôi ngũ dưới sàn nhà, cô bé ngũ trên sofa, bạn tôi thì nó ngủ trong phòng riêng với bồ nó. Nằm không lâu lắm, chưa nhắm mắt thì cô bé đòi xuống sàn nhà ngủ chung với tôi. Hơi ngạc nhiên nhưng tôi chịu liền. Đâu ngờ duyên trời đã định, sau 5 năm bồ bịch với nhau chúng tôi có được một cháu trai và năm sau đó chúng tôi làm đám cưới.
Tôi không bao giờ nghỉ là mình sẽ cưới một cô vợ Mỹ, nhưng cũng vì con, hơn nửa gia đình nàng cũng nói tới nói lui nên đám cưới là giải pháp cuối cùng. Tôi sống với nàng được đúng 10 năm, thêm được hai đứa con nửa sau đó chúng tôi ly dị. Tôi nghỉ ngay đến hậu quả của sự ly dị này, nghỉ đến phụ cấp gia đình (child support), tiền luật sư v.v... Những gì tôi tạo dựng bao nhiêu năm nay đều phải chia đôi cho bà xả. Cả đến tiền hồi hưu trong sở tôi làm cũng phải chia đôi! Nhưng tôi coi như pha, không thương nhau nửa thì đường ai nấy đi chứ sống với nhau làm gì cho khổ. Ở Mỹ ly dị là chuyện thường, tuy đau khổ thật, nhiều người đã tìm cách trốn tránh trả tiền child support. Có người làm những việc động trời như tìm cách giết con để không phải trả tiền phụ cấp.
Tôi còn nhó một thảm cảnh xãy ra ở Saint Louis cách đây vài năm, cặp vợ chồng này đang ly dị, ông chồng thì làm nghề y tá, ông ta không muốn trả tiền phụ cấp cho con nên một hôm anh ta lấy mũi kim chích vi trùng bệnh HIV cho đứùa con để nó chết dần chết mòn. Sau này cảnh sát khám phá ra, đưa anh đi toà và bị kết án chung thân.
Đối với tôi, tôi nghĩ mình tạo dựng ra con cái thì cũng phải có trách nhiệm nuôi nấng và chia xe gánh nặng với mẹ nó nên tôi không quãng ngại vấn đề này. Còn 5 năm nửa đứa con út tôi mới được 18 tuổi, tôi mới trả xong nợ đời!
*
Chúng ta là ai trên đất nước này" Chúng ta là người Việt, người Việt-Mỹ hay người Mỹ" Câu trả lời có thể khác biệt từng người với lập trường của từng cá nhân.
Đối với tôi sau khi tuyên thuệ trở thành công dân Mỹ, chúng ta đã chấp nhận và hứa trung thành với đất nươc này, chúng ta là người Mỹ, "người Mỹ da vàng" gốc Việt, nói thế không có nghĩa là ta quên tổ quốc ta. Càng đi xa tôi càng yêu nước tôi và mới định nghĩa được lòng ái quốc. Đây là Hợp Chũng Quốc, " The melting pot", danh từ này sao đúng quá, nó diễn tả được nguồn gốc của dân tộc Mỹ. Bạn đừng để người Mỹ nào chỉ trích về tình trạng di dân của bạn, vì người Mỹ cũng di cư đến đây như bạn, hoặc tổ tiên họ cũng di dân đến đây qua bao thế kỷ trướcá từ những nước như nước Anh, Ái Nhĩ Lan, Đức, Pháp, Ý, v.v...
Ý thì nhiều nhưng tôi không thể viết lên hết những kinh nghiệm về đời sống ở nước Mỹ một lần. Sau bao nhiêu năm sống biệt lập với người đồng hương, bây giờ tôi mới tìm lại được sự liên kết với cộng đồng Việt qua computer, báo chí, tôi bắc đầu nghe lại nhạc Việt, viết tiếng Việt. Nơi tôi ở coi như "khỉ ho cò gáy", cộng đồng người Viêt nhỏ bé, vỏn vẹn chưa tới một trăm người, nhiều khi cả tháng tôi không gặp người nào.
Hơn hai chục năm qua tôi không nghe nhạc VN, không nghe không phải không thích nhưng mỗi lần nghe tâm hồn tôi xáo trộn và đau khổ, hình ảnh và kỹ niệm ngày xưa hiện về ám ảnh tôi. Lúc trước khi muốn viết hoặc nói tiếng Mỹ tôi thường phải dịch ra từ tiếng Việt, bây giờ viết tiếng Việt đôi khi tôi phải dịch từ tiếng Mỹ ngược lại. Khôi hài thật, nhưng đó là sự thật! Tôi cảm thấy tôi còn nhiều may mắn hơn những người VN khác trên đoạn đường tìm tự do. Bao nhiêu người đã bỏ xác trên biển cả, hoặc bị hãi tặc hãm hiếp cướp bóc. Mỗi lần coi video tape hoặc đọc những câu chuyện này tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi khóc cho đất nước tôi, cho người Việt thân yêu, chúng ta đã bỏ tất cả tài sản, gia đình, bạn bè, ra đi để tìm tự do và chúng ta đã trả một giá rất đắc cho sự tự do này.
Nguyễn Văn Hương
November, 2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến