Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Sấm Trạng Trình

24/10/200100:00:00(Xem: 204607)
Bài tham dự số: 02-385-vb81028


Người Việt chúng ta ít ai không nghe hai câu Sấm ký bất hủ của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Mã đề Dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Từ trước đến nay, không biết bao nhiêu học giả đã nghiên cứu và bàn luận về hai câu Sấm ký. Không hiểu nếu tin sấm ký là đúng thì xảy ra vào thời kỳ nào,"
Hẻ hèn nầy từ nhỏ đến lớn đã có dịp nghe các cụ bàn rất nhiều, tình trạng chiến tranh tại Việt nam vào thời kỳ Pháp thuộc, rồi hơn hai mươi năm nội chiến. Sống trong thời chiến tranh, thanh bình là niềm mơ ước của mọi người, nên cứ mỗi lần Ngọ Mùi đến, chiến tranh đang chờ, Thân Dậu lại thì nghĩ chắc thái bình không xa. Nhưng cứ qua 12 năm một lần, hết Ngọ lại Thân, mà bóng Thái bình vẫn mờ mịt.
Những năm 1942-1945 (Nhâm Ngọ-Ất Dậu), thời kỳ đệ nhị thế chiến bùng nổ và kết thúc, nhiều người đã cho rằng ứng nghiệm với hai câu Sấm. Rồi 1954-1957 (Giáp Ngọ-Đinh Dậu) Việt nam chia đôi đất nước, 1966-1969 (Bính Ngọ-Kỷ Dậu), 1978-1981 (Mậu Ngọ-Tân Dậu), 1990-1993 (Canh Ngọ-Quý Dậu), xem ra cũng không thấy ứng nghiệm mấy.
Theo Vạn niên lịch của Trung Hoa thì năm 2001 mới bắt đầu cho Thiên niên kỷ mới, trong lúc tại Mỹ và Thế giới Tây Âu dùng đầu năm 2000 mà họ gọi là Millenium làm mốc điểm. Nếu chúng ta để ý chữ niên lai trong câu sấm, thì không lẽ ý cụ Trạng Trình cho nó trở lại trong niên kỷ mới (2000, 3000...).
Thiên niên kỷ mới bắt đầu bằng năm Tân Tỵ (2001) sau đó Nhâm Ngọ (2002) Quý Mùi (2003) Giáp Thân (2004) và Ất Dậu (2005), với chu kỳ 60 năm trong Vạn niên lịch thì những năm nầy trùng hợp với thời kỳ Thế chiến đệ Nhị (1942-1945), người Việt ai cũng nhớ nạn đói năm Ất Dậu (1945), tuy những nước như Mỹ sau thế chiến đã hồi phục nhưng những nước nghèo như Việt nam vào thời đó đã không biết bao nhiêu người đã chết vì đói khát, vậy thì hai câu sấm ứng nghiệm với tình hình thế giới hay biến chuyển tại Việt nam" Có thể nào trở lại với chu kỳ 60 năm" Hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên" hoặc giả Mã đề dương cước bắt đầu từ Nhâm ngọ (1942) mà mãi đến 60 năm sau, trở lại Nhâm ngọ (2002) mới ứng nghiệm chăng"
Mã đề Dương cước nói môm na là từ đầu năm Ngọ đến cuối năm Mùi, còn chữ Anh hùng tận thì sao" Những kẻ chúng ta gọi là khủng bố (còn sống hay đã chết), với người Hồi Giáo cuồng tín, thì là anh hùng hay martyr, như vậy chữ anh hùng ở đây không hẳn là người tốt, nó tùy kẻ đối diện, người Mỹ và đa số quốc gia trên thế giới sẽ đi tìm và tận diệt những loại anh hùng nầy.
Có lẽ chúng ta cũng không ngạc nhiên nếu chiến dịch bài trừ khủng bố sẽ gia tăng vào đầu năm Nhâm Ngọ. Đầu năm Nhâm Ngọ là ngày 12 tháng 2 năm 2002, cuối năm Qúy Mùi là ngày 21 tháng 1 năm 2004, như vậy nếu Sấm của cụ Trạng Trình nhắm về Thế giới nói chung, hay Mỹ nói riêng, trong đó dĩ nhiên Việt nam sẽ bị ảnh hưởng, người Mỹ sẽ chống lại bọn khủng bố từ khoảng 12 tháng 2 năm 2001 cho đến 21 tháng giêng 2004. Họ sẽ tránh làm rùm beng vào dịp lễ Tạ ơn và Giáng sinh sắp đến, lễ Ramadan của Hồi giáo vào tháng 11, cũng là mùa Đông trên xứ A phú hãn, thì không lạ gì họ bắt đầu cuộc chiến tranh vào khoảng mùa Xuân.
Chúng ta cũng nên nhớ khoảng tháng 11/2003 thì người dân Mỹ lại đi bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2004-2008, dĩ nhiên Tổng thống đương nhiệm cũng là một ứng cử viên, như vậy ông ta muốn tái đắc cử cho nhiệm kỳ tới, cuộc chiến với khủng bố phải có kết quả trước khi người dân Mỹ đến thùng phiếu. Nếu ông thành công trong việc chống khủng bố, chắc người dân Mỹ không tín nhiệm cho ai khác hơn.


Trở lại với câu Sấm, chữ Anh hùng tận, nếu phân tích về ngữ học, thì nó cũng cùng vần với chữ A phú hãn hay Afghanistan, ai cũng biết Thiên cơ bất khả lậu, lúc cụ Trạng Trình để lại hai câu Sấm, tin thì lúc xẩy ra rồi mới biết và nói rất dễ, chứ đoán mò trước sự việc như kẻ hèn nầy nếu hên thì trúng, lỡ đoán trật cũng chẳng hại aiï. Ở đây chỉ bàn xem hai câu sấm ứng nghiệm với nước Mỹ và thế giới hay với Việt nam, nếu có.
Câu sau, Thân dậu niên lai kiến thái bình, nôm na là hai năm Thân Dậu của niên kỷ mới chăng" Niên lai, cũng như chữ mã đề, ngoài nghĩa đen và bóng của nó, đọc có âm hưởng như chữ millenium. Chúng ta cũng không lạ gì về lối chơi chữ của cụ Trạng Trình. Toàn quyền Pasquier thời Pháp thuộc rớt máy bay cháy thì cụ dùng chữ Bát Kê, ai mà diễn dịch Hán việt trước sự kiện là tám con gà (bát=tám;kê=gà) bị nướng cháy thì chỉ có nước cười ngất sau đó.
Giáp Thân và Ất Dậu sắp đến (2004-2005), chúng ta phải chờ mới kiểm chứng lại được, vì cứ theo chu kỳ 12 năm, hai chữ Thân Dậu trong Sấm ký không cho biết hai năm đó cùng trong chu kỳ với Ngọ Mùi, hay phải chờ 60 năm sau (niên lai). Với nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ là 4 năm, chúng ta biết chiến tranh loại thế kỷ 21 (kỹ thuật hay sinh học), khó kéo dài như vậy, vừa tốn kém lại không có lợi về phương diện tuyên truyền và chính trị. Với người Hồi giáo, kéo dài chiến tranh càng làm họ tôn thờ những kẻ khủng bố mà họ gọi là anh hùng. Trong quá khứ, người Mỹ cũng đã tưởng chiến tranh Việt nam chỉ kéo dài vài năm, cuối cùng nó phải trải qua đến 4 vị Tổng thống của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.
Tôi có dịp tiếp xúc với một số người Mỹ thuộc nhiều thành phần, nhất là những người trong giới thương mãi, họ đang bắt đầu tin và nghiên cứu nhiều về kinh dịch, tử vi, phong thủy, và khi tin thì tin còn nhiều hơn cả người Á đông. Vốn dĩ đã quen thuộc vấn đề nầy, nhiều người Việt lẫn Mỹ, cho rằng tin nhảm, hay mê tín dị đoan, nhưng gần đây, đã có nhiều người bàn cãi sở dĩ Ngũ giác đài bị bom cũng vì nằm kế bên khu nghĩa trang Arlington, ảnh hưởng nhiều âm khí, nước Mỹ bị nhiều tai ương vì khi làm hệ thống xe điện ngầm (metro), họ đã cắt nhằm long mạch tại Thủ đô, hay vì nằm trên miếng đất tốt về phong thủy nên tòa Bạch cung và Quốc hội đã không bị hư hại, bằng chứng chiếc máy bay số 93 đã không đến được mục đích của nó, mà rớt trên một khu rừng tại Pennsylvania vân vân và vân vân... Hai tòa nhà chọc trời thì sao" vì cao hơn cả nên lãnh trọn tai ương" Còn tùy thuộc ai tin hay không. Một ngày đẹp trời hy vọng anh Thiên Đức sẽ viết bài khảo cứu về chuyện nầy cho mọi người cùng xem.
Đã trải qua nhiều với chiến tranh, nhưng tại một xứ Tự do nhất thế giới, chúng ta đang đối diện với những hiểm họa, tai ương có thể xẩy ra bất cứ lúc nào và tại đâu, chắc ai cũng mong mỏi anh hùng cao bồi Mỹ sẽ tận diệt đám khủng bố kia, và nếu như Sấm của cụ Trạng Trình ứng nghiệm với nước Mỹ, sáng sớm mai thức dậy, sau hai năm dài chống khủng bố (2002-2003), thanh bình sẽ trở về với quê hương chúng ta vào năm 2004, 2005, chứ không phải chờ đợi thêm những năm Thân Dậu kế tiếp nữa.
Quê hương thứ hai của tôi vì dân tộc và an ninh quốc gia, họ sẽ làm được, nhưng quê hương thứ nhất yêu dấu của tôi thì sao" bao giờ "kiến thái bình".

Xuân Phượng

Ý kiến bạn đọc
21/02/201316:45:44
Khách
Ta không cần lãnh đạo mà chĩ lên công luận vẻ đưng chĩ lối thôi. Đánh bại Trung Quấc củng ta, đánh bại khũng bố cũng ta, đãng cộng sản Việt Nan tự buông quyền lực cũng ta, mà Hoa kỳ hay toàn tiế giới bỉ quy phục củng từ văn bút cuã (Nguyển Kỳ Lưu Bắc Tiến Cẫm Bình Cẩm Xuyên Hà Tĩnh ta không bao giờ thay tên đổi họ.

Bạn đọc hãy Vào mục (Nguyển Ngọc Ngạn nguỵ biễn về shows 30 tháng 4 năm 20!2 đọc hết tất cả nhửng gì Nguyển Kỳ Lưu viết phản hồi sẻ nắm được vận nước Việt Nam ngàn năm sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến