Hôm nay,  

Cali Bên Lề Thời Đại

24/10/200100:00:00(Xem: 163222)
Bài tham dự số: 02-381-vb41024


Tình hình hãng xưởng ở San Jose cũng như vài tiểu bang khác đi xuống, lôi kéo dây chuyền các dạng làm ăn khác. Sáng chủ nhật đẹp trời, tôi với vài người bạn đang ngồi uống cà phê ở quán Dạ Thảo bàn tán chuyện ngẫu…Tuấn nói:
"Tuần trước ông chủ tao họp, báo cuối tháng layoff 90% do đóng hãng. Một số khác move qua tiểu bang khác. Có bố già nọ làm hơn 10 năm, hay tin bị layoff, tối hôm đó bị heart attack, thế là die soon và nghỉ khỏe dài hạn luôn, thiệt không ngờ!
Tên bạn kề bên tiếp:
"Thế là bạn partner của bố già làm bài thơ độc đáo để tiễn đưa về nơi an nghỉ nghìn thu. Ông này trước làm y tá trưởng ở bệnh viện dân tộc Saigon, y sĩ kiêm thi sĩ đột xuất:
Được tin layoff tháng sau.
Mà sao bác vội đi vào tối nay."
Tôi biết ông thi sĩ này cũng tội nghiệp, mới qua Mỹ được 8 tháng, vào hãng làm còn ngơ ngớ. Chú Tư này thường hay mang dụng cụ đo tim, vào giờ lunch, hay breatime, chú thường lấy ra đo cho mấy người Trung Đông, Ấn Đo, A Phú Hãn, Phi….Đo xong, chả người nào boa tip chi cả, mà chỉ say thank thôi. Chú Tư luôn cười hi hi hi….làm ai cũng mến!
Vài tên Trung Đông hơi có máu lạnh, vui đó cộc đó, nên tụi tui không dám thân cận nhiều với bọn họ. Vụ 9-11 xảy ra chấn động cả toàn cầu, cô bạn tôi ở Washington DC, nói ngày đó thật gần như có điềm xấu (9-11) không ai ngờ tới được. Tv báo chí đăng tải hà rầm. Các Hội Từ Thiện hăng say kêu gọi mọi người hiến máu, góp của ủng hộ…
Cộng đồng người Việt đóng góp thật đáng kể, khiến Mỹ, Mễ và các sắc tộc khác phải nể nang. Những đêm thắp nến nguyện cầu, các buổi họp mặt tinh thần rất đông, từ các tụ điểm như trường trung học, high school, khu trung tâm thương mại Century mall và vô số những nơi khác…
Đặc biết buổi trưa chủ nhật có một ấn tượng làm tôi ghi nhớ mãi, là lúc chào cờ và tưởng niệm ở hội trường lớn, một trường high school, mọi người -kể cả những vị đại diện chính quyền địa phương, các dân biểu- đang im phăng phắc thì bất chợt alarm kêu réo rầm trời, đèn chớp báo nguy liên tục. Thế mà tất cả vẫn bình thản tiến hành lễ nghiêm trang đứng cũng hơn 5 phút nữa, chả ngại sự nguy hiểm gì sẽ xảy ra…
Sau đó, mới biết là alarm ré lên chỉ là do khói từ các ngọn đuốc bốc lên.
Nói chung hầu hết các buổi thắp nến đươc tổ chức khá công phu, với biển người hòa hợp, các đại diện bản xứ tham dự đầy đủ, ngỏ lời khâm phục sự hưởng ứng đồng lòng của dân Việt.
Vô hình chung, các Đảng phái trước đây xôn xao tranh luận, cãi nhau ì xèo, bỗng dưng nay lắng động trước thảm kịch chung. Họ đoàn kết, gần gũi nhau hơn, ít ra cũng là trong một thời gian ngắn này.
Tưởng như Thánh Chiến toàn cầu sẽ xảy ra, đủ lời bàn tán dự đoán qua các kênh đài truyền thông CNN, BBC… Vài anh em bà con tôi cũng đôi lúc có lời đàm luận linh tinh, kẻ nói nếu có lệnh động viên, thì tình nguyện ngay, người thì sẵn sàng sang New York để tham gia clean up…
Hùng, cousin của tôi, tướng tá to con nói:


"Nếu cho tôi vào quốc tịch thì Ok, tôi tham chiến liền" Dũng (anh của Hùng) chêm vào: "hay lo bảo lãnh bà xã qua, rồi ấp không đó". Vài đứa bạn, cũng như anh em tôi, kẻ 10 năm chưa vào quốc tịch, người 5 năm chưa có thẻ xanh, đủ thứ diện phức tạp…. PIP, anh chị em bảo lãnh thì đợi dài dài cứ xin work permit đều đều. HO thì gia đình 7 người thì chỉ có 1, 2 người được INS cho vào trước, còn không hiểu lý do gì, mấy người kia ngóng hoài chả thấy. Trai về VN cưới vợ, thì bị kẹt hồ sơ lâu lo giải quyết do chồng chất, nên Hòn Vọng Phu ngóng chồng mòn mỏi luôn.
Câu chuyện đổi đề tài. Hùng có lời tâm sự "Mày, dạo này nhờ thông tin tiến bộ, email với bà xã cũng đở, chớ gọi phone hoài chịu sao nổi ….hi hi hi.”
Anh Dũng nói vào"Mày không nghe bác Tám mình nói sao, trai khôn chọn vợ Đức Viên (chùa) về VN chi cho xa, để chim đa đa đợi mỏi cánh luôn hahaha…"
Hùng nói "Trai về cưới vợ nói gì, gái ở đây về bển lấy chồng mới lạ chứ! Như cô bạn em làm office một hãng lớn ở Oregon, mà về Saigon rước chàng qua nuôi cho ăn học đó. She vừa đẹp vừa giỏi còn vậy, có ai ngờ... vài tay Mẽo ở chỗ làm đòi đu cánh máy bay theo cản đó!"
Chú tôi ngồi nghe cũng gật gù, rồi phán câu: "chuyện đời nhiều lúc trái ngược, ai biết đâu chừng"…
Đang lúc đó -khoảng 3Pm- có chương trình nói về chứng khoán trên đài Radio vang lên. Thế là cả bọn bàn qua đề tài này.
"Stock, giờ cũng bất thường thật! Mấy năm trước còn quơ vào kha khá… Ah, thằng Tuấn lucky thật, vừa rút hết cổ phiếu để mua nhà trên núi Evergreen hơn triệu đô và tậu chiếc xe Acura quá đã ha…”
"Vậy chứ có vài tay lụm bại thất vọng nhảy cầu San Framcisco thì sao, chuyện đời 3 chìm 7 nổi là thường…."
Nãy giờ Dũng mới lên tiếng: "Thôi giờ hãy lo chiến tranh kìa, chả biết bao giờ mới chấm dứt đây, bị khủng bố hăm he hoài cũng oãi lắm… FBI warning mấy lần đó.."
Hùng nói: "Có thằng bạn về VN mới qua lại, ngay ngày Mỹ thả bom tuyên chiến, vợ con nó bị kẹt ở phi trường San Francisco hơn 8h đồng hồ, về đến nhà ở San Jose, nó mở tiệc ăn mừng tưng bừng …Thắng (bạn Hùng) nói rằng ở Saigon giờ trong ban nhậu, thường chia 2 phe, 1 bên là đệ tử của Bin Laden, 1 bên ủng hộ tổng thống Bush, thế là cãi nhau ì xèo một hồi rồi đi đến đánh lộn luôn. Thật là hết ý kiến…"
Dũng chợt nhớ đến chuyện gì đó bèn nói: “Bà cô Mỹ ở trường College bảo ban từng sinh viên khi nghe vài người lo ngại điều là bọn khủng bố sẽ đặt bom vào chỗ đông người… cô bạn tôi mới khuyên teacher "You're better stay home" she cười bảo: "Is this school a target of terrorist" thế là cả lớp cười rầm…Teacher có vẻ bình thản và vững lòng đi dạy, she collets những news trên internet và những mẩu chuyện bên lề trên báo, làm bài học cho mọi người bàn luận, phân tích luôn…”
Lớp học tôi đang dự giống như một hợp chủng quốc thu nhỏ, hầu như đủ các sắc tộc trên thế giới, nhưng rất hòa đồng và hiểu nhau, từng group làm việc thân ái, không kỳ thị và tị hiềm…
Nhớ lớp học hợp chủng, tôi bất chợt hiểu ra là thế giới mình đang sống cũng vậy. Có biết bao sắc tộc, tín ngưỡng, dị biệt, nghi kỵ, ngại ngùng... Làm thế nào tất cả có thể hiểu biết hơn về nhau, sáp lại gần gũi hơn với nhau" Ước mong những tiến bộ kỹ thuật ngày càng cao hơn sẽ giúp cho lòng người hòa hợp mau hơn. Có vậy, mới mong có hoà bình, an vui. Mong thay!

Lê Đình Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến