Hôm nay,  

Tôi Chọn Nghề Làm Vườn

24/10/200100:00:00(Xem: 167994)
Bài tham dự số: 02-369-vb61012


Ngày 18 tháng 04 năm 1979, tôi bước chân xuống phi trường Los Angeles lúc nửa đêm. Không rành rõi cho mấy giờ giấc ở đây, tôi theo chân người cán sự Hội USCC sang phòng kế bên làm thủ tục nhập cảnh. Cô cán sự rất trẻ, lại lịch thiệp, duyên dáng vui cười niềm nở chỉ cho tôi những thủ tục và lối sống của người Mỹ ở đây.
Sau đó, với chiếc máy bay chuồn chuồn cất cánh rời khỏi phi trường Los Angeles bay lên cao hơn những tầng mây. Tôi nhìn qua khung cửa sổ hẹp, xa xa những giải mây màu hồng chuyên chở ánh bình minh vươn lên đâu đó từ mặt trơi mộc. Thành phố những cao ốc chọc trời dưới ánh bình minh bao la.
Trên chuyến máy bay này tôi là người Á Châu duy nhất, còn lại mười người toàn là người Mỹ vì chuyến bay này chỉ bay đến thành phố nhỏ ở ngoại ô, thành phố mang tên Santa Ana, nơi tôi đến đó sống.
Máy bay hạ cánh. Đây là phi trường John Way, phi trường lấy tên anh chàng cao bồøi đóng phim mang tên là John Way trong những phim chiếu trước năm 75 mà tôi có dịp xem qua với người tình lỡ. Bây giờ đặt chân xuống phi trường này như một chuyện phim có thật. Tôi hơi lụm khụm... vì tất cả hành khách đã xuống hết...chỉ mình tôi trơ trọi lạc lõng giữa những hàng ghế.
"Mr Nguyen... go down ! Please.” Tiếng người phi công vọng lại tôi từ buồng lái, tôi tá hỏa hốt hác, xách hành lý xuống vội. Ra khỏi buồng cầu thang, đã có anh tôi đón ở cửa phong đợi, anh em gặp nhau bùi ngùi thương cảm qua bao năm xa cách...
*
Sau hơn hai năm quẫy quần trên ghế nhà trường, nào học ESL, nào học Electronic Assembly, rồi tiến xa hơn tôi học được Technician General, vừa đi học vừa đi làm phụ dọn dẹp vườn tượt cho khách hàng của Ông Tấn ở Irvine City. Được ổng trả ba chục đô mõi ngày, cầm trên tay ba chục đô la nước mắt tôi muốn rưng rưng!
Không hiểu lúc ấy tôi mừng hay tôi tủi thân khi cầm chắc trong tay ba chục đô do chính mình làm ra !
Và cũng từ đó tôi biết cách thức làm vườn nơi xứ người là nhờ sự nhẫn nại cố gắng chăm chỉ làm việc của tôi cho nên vợ chồng ông Tấn mến thương, không những cho thêm tiền mà còn cho lại những vườn của khách hàng làm thêm vào ngày thứ bảy chủ nhật. Lúc bấy giờ phải nói nghề làm vườn rất khấm khứa... lái xe ra khỏi Garage cùng với một người Mễ theo phụ xếp xỉ hơn nửa ngày công chiều tàn tàn về nhà kiếm trên dưới năm trăm đô là cái chắc. Cũng trong thời gian vừa đi học vừa đi làm Techician electronic ca tối, sau hơn hai năm vật lộn với cuộc sống mới, hè năm 80 ra trường nắm trên tay cái chứng chỉ Technician General, tôi mừng khúm khụm, so với khả năng hiện có đối với tôi đó là một sự cố gắng vô cùng.
Tính bước thêm lên một cấp nữa cho ra... ta là "sinh viên thứ thiệt" ghi danh học điện toán bốn năm, nước suối chảy nhỏ từng giọt, từng giọt lâu rồi đá phải mòn, sắt kia mài thét cũng hóa thành kim .
Nguyên lý ấy ai chả biết, vả lại nơi đất nước này nền giáo dục họ mở rộng... thênh thang, lúc ấy tôi có một quan niện rất thực thế : "Hãy thử xem đây là cuộc du học không tốn thời gian và không tốn tiền bạc". Cố gắng lên thử thời vận, biết đâu mình sẽ là ông cử, hoặc ông nghè ...bấc đắc dĩ không chừng!
Cái đùng, được tin vợ con qua được bên đảo Phi luật Tân, phải nói tôi mừng quá dõi. Như trời Phật ban cho tôi cái hạnh phúc tuyệt vời!
Tôi ra sức học, cố gắng làm không biết mệt, không biết khổ là gì so với thời gian ở tù tại A/ 30. Ở đây còn sướng gấp trăm lần, khi còn ở trong tù, khổ cực mà không có ăn, không có tiền, không có quần, không có áo để mà mặc kìa, nói chi nhặc những chiếc lá, quyét dọn những đồ phế thải của người Mỹ trong vườn nhất là phân chó phân mèo tè bậy. Có nhằm nhò gì ba cái chuyện cỏn con đối với người tù như tôi dưới chính sách lao động khổ sai kia .


Sự cần mẫn làm việc của tôi làm cho người Mỹ cảm nhận giới thiệu tới bạn bè họ, nhà nầy sang nhà kế bên... có khu tôi làm cả dãy... Thật ra việc làm vườn có gì khó đâu " Biết cách "trim" trỉa, cắt, sao cho cây, hoa trở nên đẹp, có mỹ thuật cao, gọn gàng, sạch sẽ, tơm tất, vườn cỏ xanh mướt quanh năm, khu vườn tư vuông, mình biến chế vài chỗ cong cong, uống lượng ngoằn ngoèo như con suối nhỏ, có đá lởm chởm hai lối đi, có cồm cỏ cao cao, như một trãng đồi rất thơ mộng, hay làm hòn non bộ, dòng sông, chiếc cầu nho nhỏ bắt ngang qua một cái hồ giả tạo, chung quanh những thứ ấy trồng xen vào những hoa hồng, tường vi, cây kiểng Á đông trông như một vườn ngự uyển, tao đàn của một thời vua chúa xa xưa, của Nhật hay Việt Nam. Tôi rất thích nghề làm vườn từ đó.
Đối với chữ "Landscaping Gardening” theo sự hiểu biết nông cạn của tôi, đối với người Mỹ hai danh từ trên rất phong phú đa dạng dịch ra hiểu theo nghĩa của họ là: "Người trang hoàng nghệ thuật, chăm sóc vườn tược", còn đối với người Á đông nhất là "Mít" xem ra là người làm nô bộc.
Theo tôi, nghề gì cũng chỉ là một cái nghề, trước mắt là làm cho có tiền để nuôi thân, trang trải các chi tiêu vì nợ cơm áo bản thân, gia đình... xa hơn nữa là sự đóng góp chung vào sự đời sống xã hội tốt đẹp, thăng hoa. Nghề nào cũng có cái vinh dự của nó.
Đầu năm 82 vợ con tôi qua, gia đình đoàn tụ với số lương Technician hai cộc ba đồng không đủ chi tiêu một vợ sáu con ở xứ Mẽo này. Đến năm 86 tôi đành quyết định nghỉ bấm thẻ, chuyển sang phát truyển làm vườn rộng lớn hơn, và từ đó mức thu vào rất khấm khá so ra chỉ số lương một gã kỷ sư chuyên nghiệp chưa chắc bằng, vợ tôi vui vẻ, thoải mái trong cuộc sống mới hơn khi mới qua. Và có nhà cửa xe hơi mới toanh như một công dân Mỹ ở mức trung bình của xứ sở cờ hoa này.
Phải nói nhờ cái nghề lam lủ, cơ cực này, tôi có thì giờ rảnh rỗi hơn, lo chăm chú vào sự học hành của con cái. Tuy rằng hai vợ chồng làm việc rất cực nhọc nhưng cũng từ đó chúng tôi thấy được hạnh phúc, các con tôi đứa nào cũng ngoan hiền, học hành đàng hoàn tiến bộ, tuy không nói là ưu tú, nhưng chúng nó là những học sinh, sinh viên giỏi, có hạnh kiểm tốt là vợ chồng tôi vui. Ngay cả ba đứa sinh ở Mỹ nhưng chúng nó nói tiếng Việt rất lưu loát, không lai căng, không mất nguồn gốc văn hóa, phong tục của cha ông để lại ngàn xưa.
Làm cái nghề này, hình như tôi tiếp xúc hầu hết các giống dân trên thế giới, hiện cư ngụ lập thân ở vùng Nam Cali này, nhất là người Mễ, tôi học rất nhiều bài học đáng giá, mỗi dân tộc họ có cá tính, bản sắc khác nhau, một lối sống, quan điểm khác nhau, nào bản thân, gia đình, tình yêu, con cái, học đường, xã hội, kinh tế, chính trị, ... tôn giáo... vân . vân...
Họ thể hiện qua cung cách làm đẹp khu vườn trước và sau ngôi nhà, trồng tỉa chăm sóc vườn tược của họ. Nhất là cách giao tế khi gặp nhau trao đổi sở thích với nhau từ người chồng đối với ý thích của vợ, của con, ngay cả người làm công như tôi họ đều trân trọng.
Đã hai mươi mấy năm lưu vong trên đất Mỹ, sống bằng nghề làm vườn, tôi yêu những cụm hoa Impaition trồng ven hai lối đi ra vào vừơn và chung quanh những bồn cây Lemon Bottebrush, Southern Magnolia hay những cây hoa phựơng tím, vàng ỏng ả khi hè đổ lửa. Tôi cũng vẫn đặc biệt yêu thích những lá Ivy đến tuổi ngã màu huyết dụ, trổi mình trong thinh không, lóng lánh vài giọt sương hay vài vạt nắng hanh của ha,ï của thu, soi chiếu lên mặt lá rừng rực se sắc thắm non ngàn.

Mặc Đông
(14/02/2001)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,189,404
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Kiếm Hiệp Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến