Hôm nay,  

Về Nguồn

24/10/200100:00:00(Xem: 173219)
Bài tham dự số: 02-365-vb51004


(Trần Quốc Sỹ chuyển ngữ)

John choàng tỉnh sau giấc ngủ vùi. Chiếc giường dã chiến trên chiếc xe van tuy chật nhưng cũng tạm thoải mái. Ngoài trời những hạt mưa phùn rơi nhè nhẹ. Đốt một điếu thuốc, John trèo ra khỏi chiếc van. Con chó ve vẫy đuôi đằng sau anh. John đã lái xe suốt đêm để bây giờ, anh đang đứng trên một thành phố nhỏ với cái tên gọi là Patterson, một thành phố yên lặng, che khuất bởi cái xa lộ rộng lớn. John tưởng chừng như mình đã đi qua cái thành phố yên lặng, nhỏ xíu này rất nhiều lần.
John chậm rãi đi về phía ngọn đồi được bao phủ với đám cỏ khô vàng úa, đầu óc trống rỗng. Những cụm mây trắng lãng đãng đã dần dần tan biến. Aùnh nắng ban mai tràn lan mọi nơi, mọi phía, chói chan rực rỡ trên những cánh hoa lê, hoa đào đang rung rinh trước gió.
John chợt dừng bước, suy nghĩ một vài giây, rồi quay lưng bước trở về chiếc xe van của mình. Anh đun một ít nước sôi để pha ly cà phê cho buổi sáng rồi móc túi lấy mảnh giấy nhỏ, hí hoáy ghi lại những cảm nghĩ chợt đến trong anh.
John đã lái xe trong nhiều ngày qua. Trong cuộc hành trình không định hướng này, John hy vọng anh sẽ tìm được câu trả lời cho những dày vò mà anh đang phải đương đầu. Anh đã cố gắng giải quyết chúng trong những ngày sống với sự ồn ào của thành phố, nhưng John thấy chẳng có ý nghĩa gì cả.
John quyết định làm một chuyến đi ra nơi hoang dã, nơi đồng không mông quạnh này. Sự tĩnh mịch của những trang trại rộng lớn, sự hùng vĩ, cô độc của những ngọn núi đá, và ngay cả sự lẻ loi của con đường tráng nhựa thẳng tắp, dường như cũng đã mang lại cho John những sự nâng đỡ về tinh thần mà anh đang cần.
Con chó trở lại bên John sau những phút rong chơi với thiên nhiên. John ra dấu cho nó nhẩy lên xe rồi anh cũng trèo lên ghế tài xế. John từ từ lái chiếc van cũ kỹ, rời ngôi làng tĩnh mịch, rẽ vào cái xa lộ rộng với tường bê tông ngăn lối. Những ngọn đồi bao phủ bởi cỏ khô vàng úa hầu như trải dài đến tận chân trời. Aùnh nắng chiếu xuyên qua khung cửa của chiếc van mang lại cho John sự ấm áp. Con chó nhỏ thu mình trên chiếc ghế cạnh anh. Một vài chiếc xe vận tải cùng xe du lịch vụt qua mặt John. Những người trên xe quay đầu nhìn anh với sự khinh bỉ. John chẳng thèm để ý đến họ. Anh đang bận tâm suy nghĩ. John miên man nghĩ đến cuộc đời mình, cuộc đời của một người thanh niên Việt Nam tị nạn trên mảnh đất được gọi là Mỹ quốc.
John đến nơi này khi anh còn là một cậu bé. Cũng như hằng triệu người tị nạn khác, John ra đi để lại sau lưng quê hương yêu dấu, nơi anh đã được sinh ra nhưng đang bị thống trị bởi một chế độ đầy bất công và tham nhũng. Trong nhiều năm, nước Việt Nam thân yêu của John -một quốc gia tuy nghèo nàn về vật chất nhưng rất giàu về văn hoá và lịch sử- đã phải hứng chịu sự nghèo nàn và sự cai trị bởi nhóm người độc tài đảng trị. Đối với John, những sự đau khổ này một phần do những người ngoại bang gây ra, một phần do chính những người trong nước. John không nhớ nhiều lắm về đất nước của anh nhưng trong những ngày còn bé, John cũng đã có nhiều kỷ niệm êm đềm.
Tại Hoa Kỳ, John được vào trường trung học và là người Á châu duy nhất tốt nghiệp tại đây. John từng là một học sinh khá. Anh gia nhập đội banh của trường và được nhiều giải thưởng về hội hoạ. Anh cùng bạn bè đi parties, tụ tập tại McDonald và tham dự những trận banh hào hứng. Anh không có nhiều cơ hội để biết về quê hương của mình. Mặc dù vậy, John cũng đã giữ được tiếng Việt thân yêu, tất cả đều do công lao và sự hướng dẫn của mẹ anh.
Khi vào đại học, John chợt khám phá ra chính con người thật của anh. John bắt đầu nhìn sâu vào con người của mình. Tự cảm vẫn là thói quen của anh, nhưng không biết từ lúc nào, John đã đánh mất nó, có lẽ vì anh nghĩ việc đó là vô dụng.
Sống trên đất Mỹ, nơi của sự thừa thãi, nơi của sự tranh đua, ngoại cảnh luôn luôn là việc được ưu tiên. John cũng bị xã hội lôi cuốn.


Nhưng bây giời mọi sự đổi khác. John suy nghĩ về chính mình nhiều hơn. Anh từ từ nhận ra con người thật của mình. John cảm thấy mình bị lẫn lộn. Bề ngoài con người của anh xung khắc với những suy nghĩ thầm kín trong lòng anh. Sự xung khắc đã làm anh bồn chồn, bất an.
Trong những năm ở Đại học, John sống trong sự đơn lẻ. Anh chỉ có vài người bạn và dần dần John đã xa lánh những sinh hoạt trong trường. Hạng điểm của anh tụt dần. Càng ngày, John càng trở nên thụ động. Anh thay đổi chương trình học nhiều lần. Nhưng rồi John cũng đã tốt nghiệp Đại học với mảnh bằng Cử nhân Thương mại.
John tìm được việc làm tương đối đúng ngành nhưng anh lại không cảm thấy thích thú. Anh bỏ việc và nhận làm những công việc bất thường chỉ để nuôi sống bản thân. Tuy chật vật nhưng John lại tìm được sự an bình trong sách vở và nhất là với thiên nhiên.
Chiếc xe van cũ kỹ của John lại muốn dở chứng. Nó lại phát ra những tiếng kêu bất thường. John ngừng xe bên vệ đường, cạnh một dòng suối. Một người đàn ông đi qua, liếc nhìn anh, nhìn con chó rồi tiếp tục bước đi.
John đi vòng ra đằng sau chiếc xe, mở nắp xe và nhìn vào trong. John quan sát một hồi. À , sợi dây kéo hơi bị lỏng. John với tay lấy cái mỏ lết, tháo lỏng con ốc chính, điều chỉnh sợi dây kéo và xiết chặt con ốc. John đóng nắp xe, đề máy. Tiếng động cơ nổ ròn rã đem lại cho John một niềm hãnh diện.
Hình như thiên nhiên vẫn có cách để làm quân bình mọi sự. Khi hạn hán, trời sẽ đổ mưa. Khi mưa nhiều trong mùa Thu, trời sẽ làm mùa Đông khô ráo. Những tư tưởng lẫn lộn trong đời rồi cũng tan biến như những giọt sương mai dưới ánh nắng mặt trời. Sự bình an trong tâm hồn rồi sẽ được phục hồi. Ngọn gió thoảng của núi đồi cùng sự yên tĩnh của thiên nhiên đã đem lại cho John sự an bình dễ chịu.
John yêu những ngọn núi này. John thường nói với bạn bè rằng chính những ngọn núi này mới thật là nhà của anh. Anh muốn trở lại đây nhiều lần. Anh sẽ câu cá và sẽ băng qua những cánh rừng già. Khi nào rảnh, John sẽ tới đây. Anh gọi chúng là nơi giải thoát của tâm hồn. Anh sẽ để hồn mình phiêu lưu tận hưởng tất cả nét đẹp thiên nhiên. Từ những bãi cát dài của bờ biển Oregon, sự hùng viõ của rặng Sierra Nevada chùng điệp, cho đến sự hoang dã của sa mạc miền Texas với những bụi cây trơ trọi cùng những cây xương rồng đầy gai góc.
Những hình ảnh thiên nhiên đã làm tâm hồn anh dịu lại như vừa mới trải qua một buổi thiền nơi hoang vắng.
John đã từng được học thiền từ những vị chân tu người Việt. Trước khi tầm sư, John nghĩ rằng học thiền để được tự do không bị ràng buộc bởi những người khác. Nhưng bây giờ John mới hiểu, thiền là để được tự do không bị ràng buộc bởi con người của chính mình. Anh biết rằng, hạnh phúc thật sự chỉ có thể tìm thấy trong chính con người của anh mà không thể tìm thấy từ ngoại cảnh.
Những kỹ thuật về thiền sẽ giúp cho người học thiền tìm thấy sự an bình trong chính tâm khảm của mình. Hằng ngày, John đã thực tập và ghi nhớ những kỹ thuật về thiền.
Hiện tại, John luôn nhắc nhở chính mình về triết lý này, nó đã chiếm một vị thế tại Hoa kỳ, nhất là tại vùng biển miền Tây. John thấy lòng phấn khởi khi biết rằng rất nhiều người có cùng suy nghĩ, triết lý như anh.
Dần dần, John cảm thấy sự lẫn lộn trong tư tưởng của anh từ từ tan biến. Sự giằng co giữa hai nền văn hoá bớt xung khắc. Anh cũng tìm được nguồn gốc của mình với sự trợ giúp của đấng tối cao. Anh cảm thấy niềm tin của anh nơi Thượng đế gia tăng mãnh liệt.
John lái xe trở về San Jose. Anh dừng chiếc van cũ kỹ của anh tại một bãi đậu xe rộng của một thương xá với những bức tường sơn màu hồng nhạt, chỉ lèo tèo vài người khách. John xuống xe và hít một hơi dài. Anh chậm rãi bách bộ qua những con đường đầy xe và dừng lại tại một công viên nhỏ với nhiều cây cổ thụ. Mặt trời đã khuất sau những rặng núi xa tít. Cảnh vật trở nên tĩnh mịch và yên lặng. Không một tiếng động ngoại trừ tiếng róc rách của dòng nước chảy qua những phiến đá rêu xanh.
Dù gì đi nữa, dòng nước cũng sẽ chảy về nguồn.

JAMES BÙI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến