Hôm nay,  

Rủ Nhau Làm Nail

09/10/200100:00:00(Xem: 188503)
Bài tham dự số: 02-366-vb61005

Trong mỗi cộng đồng thiểu số trên đất Mỹ người ta có khuynh hướng rủ nhau buôn bán hoặc mở một dịch vụ hay nghề nghiệp nào đó. Cộng đồng Philippinnes rủ nhau làm viện dưỡng lão, làm y tá, cộng đồng Tàu rủ nhau làm tiệm ăn, mở chợ, cộâng đồng Cam Bốt rủ nhau làm Donut, cộng đồng Ả Rập rủ nhau bán thảm, làm motel… Trong cộng đồng người Việt, từ lâu, nổi bật vụ rủ nhau làm Nail.
Đa số theo nghề Nail vì vừa không cần giỏi Anh ngữ, cũng không đòi hỏi học hành lâu lắt, tốn kém. Thông thường, vốn tiếng Anh để học nghề, hành nghề cũng không cần nhiều. Chỉ cần theo một chương trình huấn luyện ngắn hạn,vài ba tháng là có thể ra nghề. Người Việt, nhất là phụ nữ Việt vốn khéo tay, nhẹ nhàng, tính tình lại cần cù chăm chỉ, nhẫn nhịn. Đây là những đức tính rất thích hợp cho người Việt vô nghề làm Nail.
Trong khi đó, số tiền dân Mỹ xài cho việc làm đẹp hàng năm lên tới bạc tỷ. Bởi vậy, nghề Nail đã đem lại cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng cho cộng đồng người Việt. Trên khắp nước Mỹ hiện nay đâu cũng có tiệm Nail, có khi hàng chục tiệm trên một đường phố, hàng hai ba tiệm ở ngã tư đường, hầu hết do người Việt làm chủ. Sức phát triển của người Việt trong ngành nail đã tới mức hiện ai ai cũng biết người gốc Việt đang là "vua" của nghề nail ở Mỹ.
Chủ tiệm Việt tất nhiên không muốn mướn thợ nói tiếng Mễ hay tiếng Ả Rập. Do vậy, nhu cầu nhân công gốc Việt cung ứng cho nghề nail hiện còn cần rất nhiều. Trên một tờ nhật báo trong tháng 9/ 01 đăng 210 tiệm cần thợ, có tiệm bao lương tháng từ $3,000 USD đến $5,000 USD, chủ còn bằng lòng dạy thêm cho những người chưa đủ kinh nghiệm.
Nghề nail đã thu hút mọi trình độ, mọi tuổi tác, nam nữ. Có nhiều người Việt, trước khi sang Mỷ định cư theo bất cứ diện nào, đã chuẩn bị học nail tóc từ bên nhà. Như vậy, nghề nail đã tạo ra công ăn việc làm không chỉ trên đất Mỹ mà còn ngay trên đất Việt Nam.
Dù đã phát triển và phổ cập tới mức ấy, có thể nói còn nhiều điều căn bản mà ngay những người đang hành nghề Nail cũng chưa hiểu đúng mức. Người Việt đa số không hiểu khách hàng Mỹ, cứ nghĩ mình làm bộ móng tay, móng chân đẹp là đủ. Không chú ý đến vấn đề sạch sẽ cá nhân, vệ sinh công cộng. Cho tới nay, trong các tiệm Nail chủ Việt trên đất Mỹ, luật lệ thẩm mỹ vẫn bị coi nhẹ. Vấn đề sát trùng, khử trùng, đa số không chú tâm. Từ chủ tới thợ, cứ nghĩ rằng học ở trường cho có lệ để đi thi lấy mảnh bằng hành nghề, rồi khi mở tiệm hoặc hành nghề thì vẫn xử sự theo thói quen của người Việt mình, bất cần chú ý tới thực tế của khách Mỹ, luật Mỹ.


Hồi tháng bảy vừa qua, nhiều báo chí, truyền thanh, truyền hình đã đồng loạt nói lên những bê bối của các tiệm Nail người Việt. Có nhiều tiệm bị khách hàng thưa vì tay chân họ bị nhiễm trùng trầm trọng. Chúng ta cần biết nhiều người Mỹ thông thường họ không phê bình thẳng đến tư cách của mình, họ âm thầm nhịn rồi lặng lẽ bỏ đi, nhẹ thì một đi không trở lại. Nặng hơn là làm đơn kiện. Đặc biệt, nếu tiệm xảy ra chuyện gì có người tố giác là họ ùa nhau tố giác theo. Một đơn kiện có sức lôi kéo thêm dăm chục đơn kiện khác. Đó là trường hợp một tiệm nail chủ Việt ở Watsonville thuộc California đã bị hơn 100 khách hàng tố giác vì họ bị nhiễm trùng.
Thật thế, nhiều tiệm nail của ta không chịu nghĩ khách hàng nghĩ gì, muốn gì, mình muốn làm gì thì làm miển sao bộ móng tay, móng chân đẹp là được rồi.
Chuyện bình thường trong các tiệm nail là bà con mình tha hồ ăn uống ăn mắm muối buổi trưa rồi vội ra làm cho khách không chịu đánh răng. Bà con đâu cần nhớ là lúc nào người thợ cũng ngồi đối diện với khách hàng khoảng cách rất gần. Khách Mỹ ngửi mùi đồ ăn Việt Nam không quen, họ khó chịu. Đã vậy, có người mở nhạc hay đài phát thanh Việt Nam để mình nghe, không chịu chú ý đến khách hàng nghĩ gì thì nghĩ. Còn cách ăn mặc, tôi có lần thấy trong một tiệm nail có cô chuyên viên mặc đồ ngủ hay đồ bộ Việt Nam, Mỹ thấy như vậy, họ cho rằng mình không tôn trọng họ.
Đã đến lúc bà con Việt Nam làm nail cần thay đổi những khiếm khuyết trong nghề nghiệp để được thăng tiến. Ta cần nhớ khi làm việc ta phải luôn luôn nghĩ đến khách hàng ngoài chuyện chuyên môn, họ muốn gì. Họ đến mình, họ cần thư giãn, ta phải tạo không khí thoải mái cho họ, mở nhạc Mỹ êm dịu, trang trí tiệm cho gọn sạch, màu sắc hài hòa, tiệm mát mẻ hoặc ấm áp nơi xứ lạnh, mời họ ly cà phê, nước trà, nước ngọt….
Giữ gìn vệ sinh cá nhân của người chuyên viên cũng rất cần thiết, lúc nào cũng nên nghĩ mình giữ sạch sẽ là vì khách hàng, Hàng ngày nên tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh răng miệng quần áo tươm tất, nếu có đồng phục thì tốt. Về vệ sinh công cộng cũng vậy, tịêm lúc nào cũng cần sạch sẽ thơm tho, dụng cụ đồ nghề lúc nào cũng phải khử trùng sát trùng. Về chuyện nói năng, cũng cần sự lịch sự, niểm nở, thân mật. Bà con nên đọc cuốn "Đắc Nhân Tâm" bản dịch của dale Carnegie. Các chủ nhân, giám đốc, quản lý, chuyên gia người Mỹ cũng đọc cuốn này. Họ còn theo học lớp đặc biệt ở trường Dale Carnegie mặc dầu họ đã làm việc đến 10 năm, 15 năm.
Sau hơn 25 năm có sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ ta cũng nên học hỏi cách điều hành của người Mỹ vì ta phục vụ khách hàng đa số là người Mỹ.
Mong rằng đã đến lúc chúng ta phải hội nhập hoàn toàn vào xã hội Mỹ để thăng tiến nghề nghiệp của chúng ta. Trong mnột kỳ sau, tôi sẽ viết về những kinh nghiệm mở tiệm Nail. Chúc quý bà con thành công trên đất Mỹ.

Nguyễn Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến