Hôm nay,  

Đồng Tiền Mỹ

26/09/200100:00:00(Xem: 212905)
Bài tham dự số: 02-359-vb80926


Ngày đầu tiên được nhận vào làm việc trong công ty, người "manager" dẫn tôi đến gặp Joe, một người Mỹ trung niên, đang sử dụng một trong những chiếc máy được thiết kế tại "department" này. Sau khi giới thiệu chúng tôi với nhau, người "manager" giao cho Joe trách nhiệm huấn luyện công việc cho tôi.
Khi người "manager" đi rồi, tôi đưa mắt nhìn khắp một lượt những chiếc máy có vẻ xa lạ đối với mình, được vận hành hoàn toàn bởi những chiếc "computer" gắn liền với chúng. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi có biết "computer" là cái gì, thế mà bây giờ coi mòi phải biết sử dụng nó thì mới làm cho máy chạy được. Như hiểu được nỗi băn khoăn của tôi, Joe vỗ vai tôi như ngầm nói với tôi "Don't worry". Liền đó, bằng một động tác nhanh nhẹn, Joe đưa tay móc chiếc bóp ở túi quần sau, mở bóp lấy ra tờ 1 đô la. Anh thả đồng tiền xuống sàn nhà rồi cúi xuống nhặt lên, miệng tươi cười bảo tôi đừng có lo lắng gì cả, công việc ở đây dễ dàng như "pick the money from the floor".
Câu nói đùa của Joe làm tôi nghĩ đến cái ý nghĩ chung của nhiều người ở Việt Nam về đồng tiền Mỹ. Người ta cứ nghĩ kiếm tiền ở Mỹ giống như gom lá rụng về mùa thu. Do cái tâm lý đó mà nhiều người đã có cái nhìn sai lệch về cuộc sống, về sinh hoạt ở Mỹ và đôi khi ngay cả ûvề lòng tốt của người Việt ở Mỹ đối với thân nhân và bạn hữu của họ.
Khi gia đình tôi đến Mỹ chưa đầy 2 năm tôi đã nhận được những lá thư từ Việt Nam gửi sang hỏi mượn tiền. Có người khiêm tốn chỉ xin mượn 500 đô la, có người muốn mượn vài ngàn, có người hỏi mượn đến 5,000 đô la. Đọc xong những lá thư đó, tôi chỉ cười. Qủy thần ơi tiền ở đâu ra mà nhiều dữ vậy. Dĩ nhiên là tôi không thể thỏa mãn lời yêu cầu của chủ nhân những lá thư đó. Cho dù có khả năng thỏa mãn được cho vài người xin mượn số tiền nhỏ, tôi cũng không dám. Cho người này mượn thì còn người khác, làm sao mà thỏa mãn hết cho được. Không khéo còn gây chuyện bất bình chứ chẳng chơi.
Tôi đã từng nghe những câu chuyện dở khóc dở cười do từ đồng tiền Mỹ mà nhiều người Việt ở Mỹ đã gặp phải. Nghe nói có người từ Mỹ đem tiền, vàng về cho thân nhân ở Việt Nam đã bị quăng trả lại vì bị chê ít. Có những gia đình từ Việt Nam viết thư cho thân nhân ở Mỹ kể lể đang gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đến khi người nhà về Việt Nam mới vỡ lẽ ra là tình trạng hoàn toàn không giống với những gì đã được mô tả. Lại có người gửi "tối hậu thư" cho thân nhân yêu cầu khẩn cấp gửi tiền về trong vòng hai tuần lễ để trả nợ cho ngân hàng, nếu không nhà cửa sẽ bị tịch thu và người trong gia đình sẽ bị trục xuất. Nhưng rồi sau thời hạn đo,ù tiền chưa kịp gửi mà vẫn chẳng có chết thằng Tây nào.
Nói chi đâu xa, chính người bạn của tôi cũng đã từng "khốn đốn" vì đồng tiền Mỹ. Anh bạn của tôi sống ở khác tiểu bang nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gọi điện thoại thăm nhau. Lần đó anh gọi cho tôi và sau khi nhận ra tiếng nói của tôi, từ đầu dây phía bên kia, anh bạn tôi cười như nắc nẻ. Tôi nghĩ có lẽ anh đang cười nghiêng ngả, cười đến chảy nước mắt không chừng. Cười đã một hồi anh mới giải thích rằng anh cười vì chuyện đời oái oăm, rằng "làm ơn mắc oán". Tôi hỏi anh câu chuyện như thế nào. Anh nói vừa nhận được tiền từ Việt Nam gửi qua. Trời đất ơi! Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe nói người ở Mỹ gửi tiền cho thân nhân hay bạn bè ở Việt Nam chứ có nghe ai nói người ở Việt Nam gửi tiền cho người ở Mỹ bao giờ.
-Vậy là "bảnh" qúa rồi còn muốn gì nữa" - tôi chọc anh và hối thúc anh nói rõ ràng hơn.
Anh bạn tôi tằng hắng cho thông cổ rồi mới từ từ kể đầu đuôi câu chuyện cho tôi nghe. Anh nói anh về thăm Việt Nam và mới trở lại Mỹ được vài tuần lễ. Trước khi lên đường anh đã chuẩn bị sẵn một số tiền làm qùa cho họ hàng. Anh còn cẩn thận lên một danh sách ghi tên những người anh dự định sẽ cho qùa và số tiền làm qùa cho mỗi người. Đại khái anh phân loại như sau: anh em ruột mỗi người 500 đô la, chú bác ruột 300 , anh em họ 100, cháu ruột 50 và cháu họ mỗi người 20 đô la. Khi đến thăm người nào mà không gặp thì anh gửi tiền nhờ chuyển lại. Trở về Mỹ anh còn đang mãn nguyện vì đã làm được công việc giúp đỡ họ hàng đôi chút thì đùng một cái, anh nhận được thư của một người cháu ruột cùng với tờ 50 đô la. Lời lẽ trong thư chỉ ngắn gọn "Ở Mỹ về mà cho 50 đồng thì thà đừng cho". Thì ra là thế. Chê ít chứ gì nữa.
Nghe xong câu chuyện tôi không khỏi có chút bất bình về thái độ của người cháu anh. Nếu người bạn "khí khái" kia hiểu được đồng đô la có gía trị như thế nào ngay đối với người Mỹ, có lẽ anh ta sẽ chẳng nổi giận đến nỗi đem 50 đô la ra bưu điện gửi trả lại người đã có nhã ý tặng mình. Người ta sẽ không dám coi thường mấy chục đô la khi thấy có những người Mỹ đến chợ với một xấp "coupon" để mua những món hàng được giảm gía từ vài chục xu đến vài đồng. Hoặc nhìn thấy người mua hàng sẵn sàng chờ đợi để lấy năm, bảy xu tiền thối lại.
Tôi nhớ có lần tôi bỏ một đô la vào chiếc "vending machine" để mua một chai nước ngọt. Vì máy bị "malfunction" nên nó đã "nuốt" tiền của tôi mà không chịu "nhả" ra chai nước ngọt. Hơi bực mình, tôi đi qua chiếc máy khác, lại bỏ tiền vào và lần này thì lấy được chai nước . Vừa lúc tôi quay gót bước đi thì một người đàn bà Mỹ cũng có mặt lúc đó bảo tôi "fill out" cái "refund request" có sẵn gần bên chiếc máy để lấy lại tiền. Tôi thấy hơi mất công nên lắc đầu và nói nếu bà muốn thì bà có thể điền tên của bà và lấy tiền đó. Nói xong tôi thấy mình lỡ lời nhưng bà Mỹ này không có vẻ gì tức giận, bà hỏi lại tôi rất tự nhiên:


- Are you sure"
- Yes I am - Tôi trả lời. Tôi thấy bà ta nhanh nhẹn điền tên vào cái "form" để lấy lại tiền mà cái máy đã "ăn quịt" của tôi.
Tôi biết có nhiều người Mỹ làm được bao nhiêu tiền tiêu hết đến đo,ù giống như kiểu "tiền lính tính liền", không có dư được đến mấy chục đồng. Lâu lâu có chuyện trục trặc, lương bị trễ một ngày là họ la lối om sòm vì không có tiền chi dùng cho ngày hôm đó. Có những khoản tiêu họ phải chờ đợi cho đến sau ngày được trả lại tiền thuế. Vì vậy mà không có gì khó hiểu khi thấy có những người Mỹ làm việc cả đời vẫn không mua nổi một chiếc xe để di chuyển, đi đâu cũng phải dùng xe bus.
Kiếm tiền ở Mỹ qủa là không dễ như lượm lá rơi nhưng cũng không khó khăn đối với những người chịu thương chịu khó, cần cù làm việc. Nhiều gia đình Việt Nam đến Mỹ chỉ 4 hay 5 năm đã mua được xe cộ, nhà cửa. Nhưng để được như vậy họ phải làm việc gấp rưỡi hay gấp đôi người khác. Nhiều người làm 2 "job". Vừa làm xong "job" này đã lật đật chạy đến nơi khác cho kịp làm "job" thứ hai. Có người chỉ ngủ vài giờ mỗi đêm vì thời gian làm việc đã chiếm gần hết ngày giờ của họ. Nhiều người nhận làm "overtime" bất cứ khi nào được yêu cầu. Làm việc xong về đến nhà thân thể rã rời, chỉ kịp ăn uống vội vã rồi còn đi ngủ để chuẩn bị "cày" vào ngày hôm sau. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác đến nỗi không còn thời gian liên lạc với người thân hoặc bạn bè ở Việt Nam để rồi đôi khi bị trách móc là vô tình.
Nhờ cần cù làm việc, nhiều người Việt đến Mỹ với hai bàn tay trắng nay đã làm nên cơ nghiệp, thành công trong nhiều lãnh vực. Tiền kiếm được họ dùng để lo cho gia đình nhưng cũng không quên gửi về Việt Nam giúp đỡ người thân hay bạn bè, các cơ sở tôn giáo, cơ sở từ thiện chăm sóc cho trẻ mồ côi, người phong cùi và những người tật nguyền khác. Trong những năm qua, số tiền do người Việt ở Mỹ gửi về giúp nạn nhân thiên tai , bão lụt tại Việt Nam không phải là nhỏ. Nghe nói hàng năm người Việt ở Mỹ đã gửi về nước cả tỷ Mỹ kim, một khỏan ngoại tệ đáng kể đối với một nước nghèo như Việt Nam. Cũng có người nhẹ dạ, sau khi kiếm được nhiều đô la tại My,õ đem về Việt Nam làm ăn với hy vọng hốt bạc, nhưng đau đớn thay, không những đã bị trắng tay mà còn bị cáo buộc phạm pháp và bị truy tố nữa. Luật của "đỉnh cao trí tuệ" mà, muốn cáo buộc ai mà chẳng được.
“Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây", người Việt không bao giờ quên ơn đất nước Hoa Kỳõ đã cưu mang họ, đã cho họ cơ hội để phát triển. Để trả ơn đó, người Việt đã nỗ lực làm việc, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước. Trong qúa khứ cũng như hiện nay, người Việt đã tham gia, đóng góp không ít vào các việc công ích và từ thiện, bác aí trên đất nước này.
Sau thảm họa hôm 11-9 vừa qua, không như đám sinh viên vô lương tâm của trường Đại học Tổng hợp Hà nội đã tỏ lộ sự vui mừng trước cảnh chết chóc, đau thương của những nạn nhân vô tội. Người Việt ở Mỹ ai nấy đều căm phẫn đối với hành động điên rồ của bọn khủng bố, thông cảm và chia sẻ nỗi đau xót chung của nước Mỹ và đóng góp tiền bạc vào các qũy cứu trợ để giúp đỡ gia đình nạn nhân. Theo bản tin đăng trên Việt Báo On Line ngày 17-9-2001, ông Trần Đình Trường một cư dân ở New York và là chủ nhân hai khách sạn Hotel Lafayette và Hotel Carter đã hiến tặng cho hội Hồng Thập Tự 2 triệu đô la để giúp đỡ nạn nhân và gia đình. Cũng theo bản tin này, bà Nancy Blaschak giám đốc điều hành địa phương đã phát biểu rằng số tiền hiến tặng của ông Trường là khoản tiền lớn nhất từ một cá nhân mà cơ quan của bà đã nhận được. Bà nói "Chúng tôi tràn ngập xúc động. Bạn có thể nói gì được. Gia đình này thực sự biết ơn Hoa Kỳ. Chúng tôi không thể cảm ơn đủ ông ta về khoản hiến tặng lớn như thế".
Tại một khách sạn ở thành phố Burlington, Vermont người ta cũng nghe nói đến một phụ nữ Việt Nam có thân hình nhỏ thó nhưng tấm lòng thì quảng đại, bà Bản Ngô. Dù trong hoàn cảnh mẹ góa con côi, bà Bản đã hiến tặng 900 đô la cho qũy cứu trợ tại khách sạn . Số tiền này nhiều hơn hai lần tiền quyên góp được từ các nhân viên trong khách sạn. Đây là những tiền "tip" mà bà đã nhận được của khách đến mướn phòng và bà đã bỏ ống, dành dụm từ lâu với ý định sẽ dùng tiền đó vào việc từ thiện. Nay nước Mỹ gặp nạn, bà đã trút ra hết cho việc cứu trơ.
Theo một bản tin khác trên Việt Báo On Line ngày 18-9-2001, Trung Tâm Từ Thiện Xã Hội Phật Giáo Nam California cũng vừa hiến tặng 20,000 đô la để giúp đỡ gia đình các nhân viên cứu hỏa đã hy sinh vì muốn cứu người khác. Một bản tin khác của Việt Báo On Line ngày 19-9-2001 nói rằng bà Mai Công, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Orange County cho biết đã mở cuộc lạc quyên gây qũy cứu trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công của bọn khủng bố vừa qua.
Chắc chắn rằng ngoài ông Trần Đình Trường, bà Bản Ngô, Trung Tâm Từ Thiện Xã Hội Phật Giáo Nam California, Hội Cộng Đồng Người Việt Orange County còn có rất nhiều người Việt khác cũng đang mở rộng tấm lòng và các hội đoàn khác cũng đang hoạt động lạc quyên để làm vơi đi những nỗi đớn đau của gia đình các nạn nhân trong biến cố khủng khiếp này. "Dẫu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người". Đồng tiền đáng qúy thật nhưng nó còn đáng qúy hơn nếu ta biết sử dụng nó vào đúng nơi , đúng lúc.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,659,720
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến