Hôm nay,  

Cô Dâu Tokyo

30/08/200100:00:00(Xem: 409479)
Bài tham dự số: 02-336-vb30828


Đã hơn ba năm rồi từ ngày cụ Tiếng bà theo vềvới tổ tiên, cụ Tiếng ông vẫn sống âm thầm, lặng lẽ và ẩn dật trong căn nhà ba phòng ngủ này ở đường Orange Grove, Pasadena mà hai cụ đã tạo dựng được sau hơn bốn năm đến Mỹ tỵ nạn Cộng sản hồi 1975.
Sau mùa hè đỏ lửa sau 1972 ở Việt Nam, cụ Tiếng ông đã 52 tuổi, cụ thường tỏ ra lo lắng nói với bà con, bạn bè đến chơi nhà:
-Tôi còn 3 năm nữa là đến tuổi hưu (ở VN tuổi hưu 55 tuổi) mà thằng Út nhà tôi hiện giờ mới mười tuổi, lúc tôi hưu trí nó mới lên mười ba, thằng cả thì ở trong quân ngũ và hiện đang hành quân tiểu trừ phiến Cộng ở miệt Cà Mau, con Hai, con Ba thì có chồng ở tận ngoài Trung, còn bà nhà tôi thì nay đau mai ốm, sức khỏe yếu kém, không rõ lúc đó làm sao chúng tôi lo nổi cho nó ăn học đến nơi đến chốn đây,. Nghĩ đến đấy tôi lấy làm lo lắm!
Ông Hai Triển người bạn đồng nghiệp trẻ hơn cụ ba tuổi làm việc cùng sở với cụ ở Tòa Đô Chánh SàiGòn vừa để chén trà xuống bàn vừa nói lời trấn an cụ:
- Lo gì cho mệt trí anh Tám. Trời sinh voi sinh cỏ mà anh. Tới chừng nào hay chừng đó. Anh không thấy anh Sáu Nông Nghiệp sao, hiện mới đổi về làm bên bộ Canh Nông đấy, anh ấy lớn hơn tôi một tuổi mà tháng trước đây ảnh chỉ mời tôi qua ăn đầy tháng thằng Út nhà ảnh đấy. Hồi ảnh chỉ tiển tôi ra về, ảnh còn vỗ vai tôi rồi cười ngất: “Hy vọng sang năm lại mời anh lại qua đây ăn đầy tháng thằng Nữa của chúng tôi”. Đó anh thấy không: anh ấy đâu có tỏ ra lo lắng gì. Chị Sáu còn giơ tay véo ảnh một cái, cười và quýt dài: “Đồ ông già dịch” nhưng mà được cái chị Sáu tuổi thua ảnh hơn một con giáp. Thôi mình uống trà đi anh Tám.
Vừa nói ông vừa bưng tách trà lên và nhúm cái môi lại thổi lòng vòng quanh miệng tách vừa cho mau nguội vừa để cho những bọt trà dồn lại một chỗ, ông hóp một ngụm dài, ngậm lại một khắc hình như ông cố để cho hơi ấm của nước lan đều trong miệng và cũng để thưởng thức trà nạm sen ủ với bông hồng, xong ông nhẹ nhàng nuốt xuống và nói tiếp có lẽ hơi xa đề nhưng có vần, có lối:
-Trà ngon quá! “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” biết đâu ngày mai anh trúng số cá cặp. Lúc đó anh lại đòi noi gương cụ Nguyễn Công Trứ khi cụ ấy về trí sĩ đấy (1) cho mà coi.
Đùng một cái cộng sản vào chiếm Sàigon ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chồng cụ Tiếng bỏ vội ít áo quần, vét vảnh được mấy chục ngàn bạc Việt Nam và ít vòng vàng để dành gần hết cả cuộc đời cùng cậu Út thuê bao taxi tính chạy về quê ngoại dưới bến Tranh, Định Tường hầu tránh tên bay đạn lạc, tính trầm dưới ít lâu chờ êm êm rồi về. Tài xế tìm đường ra khỏi đô thành nhưng chỗ nào cũng kẹt cứng, khi chạy qua bến Bạch Đằng, cụ thấy nhiều người cũng chạy giặc như gia đình cụ tụ tập ở đó và lúc ấy cũng vừa thấy cổng bến tàu mở, đồng bào lũ lượt kéo nhau vào, cụ bảo tài xế ngừng lại và cùng gia đình lần lượt theo đoàn người vào bến. Thấy đoàn người lên chiếc tàu nhà binh bỏ trống, gia đình cụ cũng leo lên theo và cứ đinh ninh rằng tàu sẽ chạy ra Phú Quốc lánh nạn ít lâu, tàu chạy tới, de lui, xục xà, xục xịch, khi máy nổ, khi tắt ngấm, nặng nề, ù lỳ, chậm chạp nhưng ai có ngờ tàu cũng chạy tới đảo Guam xa tít mù khơi và hai cụ cùng cậu Út bắt đầu sống cuộc đời lưu vong tỵ nạn Cộng sản ở xứ lạ quê người bắt đầu từ đấy.
*

Ở Mỹ, với cái tuổi 55 họ cho còn trẻ chán. Nhiều bà Mỹ, ông Mễ tới tuổi đó hay lớn hơn nữa mới lập gia đình và làm lại cuộc đời, thời gian như ngưng lại đối với họ. Họ vẫn đi làm việc và hưởng thụ dài dài. Ở Mỹ hai điều mà người Mỹ kỵ nhất là hỏi tuổi và hỏi lương bổng của họ.
Nữ tài tử nổi tiếng Mỹ là Elizabeth Taylor tới gần 60 tuổi mới lập gia đình với người chồng thứ bảy là anh thợ xây cất tên là Larry Fortensky. Còn tổng thống Mễ hiện nay là Vicente Fox ở tuổi 59 mới bắt đầu xây dựng lại tổ ấm và cưới nàng Martha Sahagun nguyên là nữ phát ngôn viên của phủ Tổng thống vào ngày 3 tháng 7 năm nay mà báo Los Angeles Times có bài viết và đăng hình. Tài tử hài hước Mỹ George Burns đến cái tuổi 100 mà đi đâu cũng phải phì phèo điếu thuốc xì gà, nhâm nhi rượu Martinis và đặc biệt hơn nữa ông vẫn còn “ qua lại” và có “chuyện ấy” với những cô gái Mỹ mơn mỡn đào tơ yêu thích văn chương và say mê nghệ thuật thứ bảy.
Nhà tỷ phú dầu hỏa Mỹ John Howard Marshall II năm 1994, tuổi ông đã 89 nhưng vẫn còn sức khỏe dồi dào và cưới cô Anna Nicole Smith mới 26 tuổi tài tử phim Playboy sau khi gặp nhau chỉ có vài lần ở câu lạc bộ nhảy đầm hở ngực ở Houston, Texas (The Houston Topless Dance Club). Mười bốn tháng sau lễ thành hôn ông lăn đùng ra chết vì bệnh tim để lại tài sản 1.6 tỷ Mỹ kim. Các cụ con ông là John Howard Marshall III (64) và Pierce H. Marshall (62) cùng bà “mẹ ghẻ” Anna Nicole Smith đưa nhau ra tòa tranh tụng phần chia tài sản. Cuối cùng Anna Nicole Smith được tòa xử chia cho 475 triệu Mỹ kim (The Washington Post newpaper ngày 8 tháng 3 năm 2001). Thêm nữa tuổi hưu trí của người Mỹ là 65 và nghe đâu Quốc Hội Mỹ sắp đưa ra dự thảo luật tuổi hưu trí ở Mỹ sẽ tăng lên 70 vào năm 2010.
Tôi có đến thăm Hội Kỳ Lão Việt Nam thì thường thấy các cụ ngồi đánh cờ, đọc báo, chuyện trò, nhớ nhung quê hương, ưu tư về hiện tình đất nước ở quê nhà, bàn luận về chính trị và ôn lại thời dĩ vãng oai hùng, vàng son xa xưa.
Trái hẳn cảnh ưu tư trên, khi tôi đến thăm Hội Kỳ Lão người Mỹ thấy các cụ Mỹ ông, Mỹ bà ăn diện thật sang trọng, ông nhau nhảy đầm hà rầm, party, picnic, du lịch đó đây đều đều, lên xe bus, xuống máy bay, gọi nhau ơi ới chuyện trò vui vẻ, nhiều cụ ông còn lái xe thể thao hai chỗ ngồi, mui trần, mặc quần short, áo T - shirt, mang giày ba ta, chở cụ bà bên cạnh trang điểm, ăn mặc như cô gái đôi mươi, đầu để trần, tóc nhuộm màu Blond, cổ quấn khăn màu, mắt mang kiếng đen, ra biển quay phim, chụp hình...hay vào tiệm ăn, rạp chiếu bóng và hình như họ không bao giờ nghĩ rằng họ là những người đã lớn tuổi, người già.
Họ tỏ ra rất hồn nhiên, vui vẻ, trẻ trung và không hề có mặc cảm mình là những người già cả và cũng không bao giờ tự quan trọng hóa cho mình là những người mà lúc trẻ đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền, trong quân đội hoặc giàu có và có bằng cấp cao. Họ cũng bắt đầu làm những gì mà lúc trẻ họ ao ước nhưng vì hoàn cảnh họ chưa thực hiện được như đi học trỏ lại, làm việc xã hội, từ thiện giúp các em mồ côi, những người nghèo khổ hoặc đeo đuổi tìm hiểu về âm nhạc, hội họa, quay phim, chụp hình, văn chương thi phú, khảo cổ vv....
*
Cụ Tiếng ông đổ Tú tài Tây đã lâu và làm việc trong tòa lãnh sự Anh ở Saigon, cụ nói tiếng Anh giọng Pháp nhưng lưu loát dễ hiểu. Còn viết lách hai ngôn ngữ đó thì khỏi nói, những ký giả Pháp, Mỹ chuyên nghiệp viết văn cũng ngang ngữa như cụ là cùng. Hồi cậu Út còn đi học kỹ sư công chánh (Civil Engineer) ở đại học Cal State LA, khi viết “Term Paper” hay làm “Home Work” thường bị cụ chê là viết tiếng Anh sai văn phạm sai chính tả và câu văn bất thành cứ. Khi cụ Ngô Đình Diệm về nước chấp chành năm 1954, cụ Tiếng ông xin vào làm ở Tòa Đô Chánh Sàigon mãi cho tới ngày mất nước.
Ơû Mỹ hồi 75, 76 trợ cấp an ninh xã hội cho những gia đình có con nhỏ dưới 18 tuổi thật là rộng rãi không bị giới hạn thời gian như bây giờ, nhưng cụ Tiếng là người thích hoạt động và cụ thường nói: “Có đi làm việc mới biết giá trị thực của đồng tiền kiếm được bằng trí óc hay bằng bàn tay lao động thực sự của mình và được kính nể của mọi người, chuyện chẳng đặng đừng mới nhờ đến chính phủ giúp đở. Hơn nữa, ăn không ngồi rồi ở nhà dễ sinh ra bệnh tật và nhàn cư vi bất thiện mà ly”.
Mỗi ngày, cụ lăn xả vào đi kiếm việc mà người Mỹ gọi là “hunting job” với sự giúp đở và chỉ dẫn của Cha John Mortensen ở nhà thờ bảo trợ cho gia đình cụ. Cụ thi dậu và được thu nhận vào làm thư ký phụ tá kế toán cho sở công chành Los Angeles. Cụ bà ở nhà lãnh áo quần về may, cắt chỉ. Sau hơn bốn năm làm việc, dành dụm, tiêu pha có chừng mực, hai cụ dư ra được bốn ngàn đô la và dùng down payment căn nhà 3 phòng ngủ này với thời giá lúc đó là 37,000 dô la ở một khu khá tốt và yên tỉnh.
Thấm thoát cụ đã làm việc cho sở này đã 10 năm đến năm 1985 đúng 65 tuổi cụ xin hưu trí. Bà Helen trưởng phòng kế toán lấy làm tiếc và mời cụ vào văn phòng nói:
- Ông Tiếng Nguyễn, công việc ông đang làm và kinh nghiệm sẵn có của ông hiện giờ rất cần cho sở của chúng ta. Oâng có muốn ký đơn lưu dụng một thời gian nữa không"
Cụ suy nghĩ lung lắm. Út năm nay đã 23 và vừa tốt nghiệp kỹ sư công chánh và liền được tuyển dụng giúp việc cho Caltran (California Transportation Dept) ở Sacramento, nó tự lo cho nó được rồi nên cụ ôn tồn trả lời:
- Cám ơn bà đã có lòng tốt muốn lưu giữ tôi ở lại làm việc nhưng vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, con trai tôi ở xa, bà nhà tôi thường hay đau yếu nên tôi xin được nghỉ hưu ở nhà có dịp săn sóc cho bà ấy.
- Tốt! Thôi được. Tôi sẽ tiến hành thủ tục làm lương hưu cho ông ngay. Chúc ông may mắn.
- Cám ơn bà.
Trở lại văn phòng làm việc vào những ngày cuối, cụ nhìn những gì ở đây cũng cảm thấy thân thiết, bịn rịn dù những vật ấy vô tri, vô giác...thứ thứ đều làm cho cụ tiếc nuối mênh mông. Còn những bạn đồng nghiệp quanh cụ như Barbara, bà Janet, cô Jenny, cô Lyly, ông Steven, ông Matt, cậu John, cậu Andy....Họ là những người bạn tốt, họ đã tận tình chỉ dẫn và giúp đở khi cụ chân ướt chân ráo bước vào làm việc ở sở này.
Cụ thường nói mới hôm nào vừa bước ra khỏi chiếc tàu Hải Quân VNCH ở đảo Guam rồi được thủy quân lục chiến Mỹ hướng dẫn làm thủ tục nhập trại tại những lều vải quân đội ở Orote Point, rồi chuyển quan trại Black Contruction, rồi phi trường Anderson và được phi cơ Hoa Kỳ chở vào lục địa tại trại India Town Gap, tiểu bang Pennsylvania giữa tháng 6 năm 1975 và tạm trú ở đây cho đến trung tuần tháng 7 gia đình cụ được một nhà thờ bảo trợ về Pasadena, thế mà thấm thoát đã hai mươi sáu năm rồi, bao vật đổi, sao dời, bao kẻ còn, người mất và giờ đây cụ đã qua cái tuổi bát tuần (81). Đúng thời gian là thấm thoát thoi đưa, là áng mây trôi, là bóng câu qua cửa sổ, âm thầm lặng lẽ lạnh lùng trôi không chờ ai cả và cuộc đời chỉ là bãi bể, nương dâu, là sớm nở tối tàn, là vô thường, là phù du, là nồi kê chưa chín trong giấc mộng kê vàng (2) có gì làm cho ta phải bâng khuâng, lưu luyến và tiếc rẻ đâu! Cụ thường tỏ ra bi quan và nói như vậy kể từ ngày cụ bà vĩnh biệt cụ để về miền cực lạc!


Tuần rồi tôi có đến thăm cụ Tiếng và thấy cụ đang cắt tỉa mấy cành hoa hồng đầu ngõ. Cụ có vẻ như đang mải mê nói gì với khóm hoa, không buồn nghe tiếng xe ngừng trên “drive way”. Tôi lên tiếng, cụ giật mình quay lại, tôi giơ tay lên chào:
- Chào bác! Bác vẫn khỏe thường chứ"
- Cháu Thời đó hả! Hôm nay nghỉ đi làm sao" Aø. Tôi vẫn thường thôi. Cám ơn cháu.
- Dạ. Cháu được nghỉ phép hôm nay. Nhân đi ngang qua đây thấy bác nên dừng xe lại hỏi thăm.
Cụ quay lưng lại, tay vẫn cầm cái kéo tỉa hoa, vừa đi vừa nói:
- Mời cháu vào chơi trong nhà đã.
Cụ thong thả, khoan thai đi trước và bước lên những bậc cấp vào nhà một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, gọn ghẽ như người trai trẻ làm tôi ngạc nhiên vô cùng! Tôi lên tiếng:
- Bác trông gọn gàng nhanh nhẹn như thanh niên vậy!
- Bây giờ là yếu đi nhiều rồi đó! Hồi nhà tôi còn sanh tiền, mỗi sáng thức dậy chúng tôi thường ra Victory Park đi bộ mấy vòng và thành thói quen, hôm nào mưa không đi được thấy cái chân nó cuồng sao ấy. Bây giờ tôi đâm lười ra nên yếu đi nhiều lắm.
Vừa nói cụ vừa đi lại bàn mở nắp bình thủy rót thêm nước nóng vào bình trà được để ủ trong cái hộp bằng vỏ dừa bọc đệm bông ấm áp. Cụ cẩn thận đậy nấp lại và tiện tay với lên cái kệ tủ cạnh đấy lấy ra lọ thuốc dốc ra hai viên bỏ ngay vào miệng, xong cụ rót ra hai tách trà, một tách mời tôi, tách kia cụ ngụm một hơi dài:
- Bác vừa uống thuốc gì vậy, thấy bác trong người thế nào, không được khỏe sao"
- Tôi vẫn bình thường. Tháng trước thằng Út có về thăm, con Pam có gởi cho mấy lọ vitamin nó dặn ngày uống hai lần, mỗi lần hai viên, chứ có bệnh hoạn gì đâu! Chắc nó méo mó nghề nghiệp, tưởng ai cũng bệnh nhân cả mà.
- Chà bác có phước dữ đa! Cô Pam là dâu người ngoại quốc (Nhật Bản) mà đối đãi săn sóc cha chồng như vậy thật hiếm có quá, không khác gì cô dâu Việt Nam nhỉ" Thêm nữa, cô ấy là bác sĩ nếu bác muốn mua thuốc gì cứ bảo cô ấy viết cho cái toa là xong ngay khỏi tới phòng mạch bác sĩ chờ đợi mất nhiều thời giờ, khám khiết lôi thôi.
- Cũng còn tùy cháu ạ! Tôi được bề trên thương và may mắn vậy thôi, chứ có nhiều cô dâu Việt Nam qua bên này cũng đáo để lắm, họ còn xúi chồng con dọn ra ở riêng cho có “pravacy” (riêng rẽ, kín đáo) nữa là lo cho cha mẹ chồng hoặc gởi cha mẹ chồng vào nhà dưỡng lão nếu chẳng may mình bị đau yếu, bệnh hoạn cho rãnh nợ. Trái lại cũng có nhiều cô dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ đẻ, lo lắng, săn sóc, an ủi đủ thứ...Vì vậy, tình gia đình ông bà, con cháu thật là đầm ấm không khác gì ở Việt Nam mình trước năm 75. Còn con Pam vợ thằng Út mặc dù nó là bác sĩ nhưng không có kê toa ngang xương cho mua thuốc được đâu. Nó giữ đúng theo nguyên tắc, luật lệ y tế ở Mỹ nghĩa là phải vào bệnh viện hay Clinic khám bệnh, thử nghiệm, có hồ sơ bệnh lý đàng hoàng, chính tay nó khám nó mới viết toa.
Thấy tôi chăm chú nghe, cụ vui vẻ kể tiếp về người con dâu dân Tokyo:
- Hôm thằng Út về thăm tôi có kể lại là thằng Lẵm bạn thân của nó có lại nhà nhờ con Pam viết cho cái toa để mua thuốc gì đó, con Pam từ chối và có bảo thằng Lẫm tới phòng mạch khám bệnh để lập hồ sơ bệnh lý, thắng Lẫm giận không chơi với tụi nó cả nửa năm trời, sau có người giải thích thằng Lẫm mới hiểu ra và trở lại tình bạn như xưa. Ơû bên mình muốn mua thuốc gì tới pharmacy là xong ngay nhiều khi đâu cần toa bác sĩ. Thêm nữa bên xứ mình có nhiều dược phòng mướn bằng dược sĩ để mở tiệm thuốc Tây chứ không thấy dược sĩ ở đâu cho nên người bán thuốc chỉ thấy cái lợi cho mình là bán được thuốc chứ họ đâu có để ý gì đến mạng sống người mua thuốc đâu cho nên người chết vì xái lộn thuốc hay quá đô là thường. Trái lại ở Mỹ chỉ trừ mua thuốc gội đầu hay thuốc bổ là không cần toa còn hầu hết thuốc gì mua cũng phải có toa của bác sĩ và cả người dược sĩ lúc nào cũng phải có mặt tại phòng dược để chỉ dẫn cách dùng thuốc hoặc pha chế các thứ thuốc cần bán ra cho bệnh nhân.
*
Từ hôm về thăm cha già sống lủi thủi một mình, cậu Út không yên lòng và khi trở lại Sacramento cậu thường tỏ ra nghĩ ngợi và buồn bã trông thấy.
Một hôm cơm tối xong, cậu thẩn thờ lên ngồi phòng gia đình (living room) tính gọi điện thoại về thăm cha nhưng đầu giây bên kia đang bận, lủ trẻ đang học trong phòng.
Pam dọn dẹp dưới bếp. Vừa xong việc nàng bước qua phòng khách thấy chồng đang ngồi phòng bên trông có vẻ buồn bã, lo lắng, nàng bước lại gần nghiêng người nhẹ nhàng hỏi:
- Em thấy những ngày gần đây anh hay ngồi một mình và thường tỏ ra buồn bã, nghĩ ngợi lo lắng. Có việc gì khó khăn không giải quyết được, anh nói cho em nghe đi để em chia xẻ cùng anh!
- Không có gì đâu em! Anh cũng bình thường thôi. Duy có một điều làm anh lo xa thôi. Như em đã rõ tháng trước anh về thăm ba thấy ông đã lớn tuổi, tuy sức khỏe còn tốt, không bệnh hoạn gì nhưng ba sống cô đơn, lặng lẽ, lủi thủi một mình anh cảm thấy lo ngại làm sao, em là y sĩ chắc em cũng thừa biết người già như chiếc lá vàng còn dính lại trên cây, một luồng gió thổi nhẹ cũng có thể làm rơi lá xuống dễ dàng.
Pam ghé người ngồi xuống cạnh chồng và thỏ thẻ nói:
- Em cũng có nhận xét như anh. Thấy ba sống lẻ loi, đơn chiếc mà tuổi thì đã cao, em cũng thấy ái ngại làm sao ấy.
Không suy nghĩ nhiều nàng tiếp:
- Hay là mình dọn về ở với ba đi anh. Nhà này mình cho thuê hay bán đi khi về dưới mua cái nhà lớn hơn để cho ba cùng ở và tiện thể em có dịp săn sóc sức khỏe cho ba và lúc rãnh em nhờ ba dạy tiếng Việt cho em và các con nữa.
Đề nghị đột ngột của Pam làm cậu Út ngạc nhiên và trùng hợp với những ý nghĩ của cậu nhưng chưa có dịp bàn với vợ.
- Anh định bàn chuyện ấy với em đã lâu nhưng anh sợ kẹt việc làm của em trên này nên ngại ngùng chưa tiện nói với em đó.
- Sao anh dè dặt ngay cả với em vậy! “Xuất giá tòng phu” mà anh. Anh đi đâu em đi theo đó. Rồi nàng cười nói tiếp có vẻ như trêu chọc cậu Út, nàng dọa:
- Nhưng anh đừng có ham. Em không “Phu tử tòng tử” đâu nhé! Anh mà chết non thì em lấy chồng khác đấy. Anh cứ theo anh Lẫm nhậu nhẹt hoài thì không tốt mấy đâu nhé, nhất là mấy món lòng heo, tiết canh, thịt bê thui, tổ cholesterol đó, gây ra bệnh tim, mạch, dễ “bất đắc kỳ tử” đó anh. Em làm cho bệnh viện Kaiser ở đây thì xin đổi về Kaiser dưới Los cũng dễ thôi, còn phòng mạch em sang hết lại cho “Partner” là xong. Vả lại, độ này các con đã bắt đầu lớn, em cần nhiều thời giờ ở nhà để săn sóc chúng nữa chứ. Anh có nhiều năm làm cho Caltran trên này xin đổi về Los, theo em nghĩ không khó khăn lắm đâu.
- Này, này cho anh hỏi nhé: Em học ở đâu câu nói vừa rồi nghe ngọt dữ vậy" “Xuất giá tòng phu” Vừa lãng mạn, vừa chí tình quá vậy"
- Của ba đấy. Hồi mới thành hôn với anh, chúng ta về ở với ba má cả tháng trước khi em vào entern (nội trú bệnh viện) đấy. Khi ấy, những lúc rảnh rỗi ba thường kể chuyện Việt Nam cho em nghe. Các cụ nhà nho khi xưa quan niệm người con gái Việt Nam phải như vậy đó, lại còn phải Công, Dung, Ngôn, Hạnh nữa. Tam tòng, tứ đức (5) mà anh.
- Đó là một phần của văn hóa Việt Nam ảnh hưởng nhiều của Khổng Giáo đấy. Nhưng bây giờ có bao nhiêu người con gái Việt Nam đã theo như vậy nhất là xã hội Việt Nam ta ngày nay dưới chế độ cai trị bạo tàn của Đảng Cộng sản Việt Nam, luân thường, đạo lý đảo ngược, xã hội băng hoại đến tận gốc rể rồi em ạ. Còn ở Mỹ thì nhu cầu cuộc sống vật chất hiện tại và phải chạy đua với thời gian, công việc làm ăn, thử hỏi có bao nhiêu người con gái Việt Nam giữ được cái tư tưởng đó đâu em" Nhưng thôi mình dọn về dưới nớ, em có tiếc nhớ gì không"
- Em không tiếc gì hết, nhưng em nhớ: nhớ Phở Tàu Bay và tiệm ăn Hương Quê của anh chị Tư đó.
- Về dưới em đừng lo, mỗi cuối tuần anh sẽ dẫn em đến thủ đô tỵ nạn (Little Sài Gòn) ăn phở Hòa, phở Vĩnh Ký hay ăn cơm bắc có dưa cải chua, thịt đông, lại có cả mắm tôm cà pháo, đậu hủ chiên, canh rau đay nữa đó ở tiệm Viễn Đông của ông nghị viên Tony Lâm hay tới Thành cơm tấm của anh chị Chín, nên nhớ chị Chín là cô gái Mỹ trắng đấy hoặc bún bò huế của bà Mụ Rớt hay bún chả Hà Nội..còn nhiều tiệm ăn ngon nữa mà anh quên tên chỉ nhớ đường đi đến thôi.
- Cảm ơn anh. Anh chu đáo quá làm em cảm động lắm!
*
Bẵng đi nhiều tháng vì bận rộn công việc nên tôi không có dịp đến thăm cụ, mới tuần trước tôi trở lại thăm cụ thì thấy trong nhà trưng bày hơi khác và nhìn dưới bếp thấp thoáng có bóng đàn bà. Thì ra cô Pam đang nấu nước pha trà mời khách...sân sau lũ trẻ đang nô đùa.

NGUYỄN HỮU THỜI


(1) Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ khi về hưu mỗi lần cưỡi ngựa đi dạo chơi thường có nhiều thứ thiếp trẻ tuổi theo hầu.
(2) “Nồi kê chưa chín, giấc mộng kê vàng”: Hoàng trừu thời xưa ngồi nấu nồi kê mệt quá ngủ gục, ông mơ thấy mình đi học rồi thi đổ làm quan lớn, giàu sang phú quí, công hầu khanh tướng, lên xe, xuống ngựa, kẻ hầu, người hạ...nhưng khi tỉnh giấc nồi kê vẫn còn đang sôi, chưa chín. Yù cụ Tiếng muốn nói đời người chỉ là một giấc mơ, giàu sang phú quí, ông kia, bà nọ, rồi ra cũng chỉ ngắn ngủi, phù du như giấc mơ của Hoàng Trừu thôi!
(3,4,5) “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” là trong Tam tòng, tứ đức của Khổng giáo khi xưa và văn hóa Việt nam ta một phần ảnh hưởng của Khổng giáo: Khi còn con gái ở nhà thì theo Cha, khi lớn lên có chồng thì theo chồng và khi chồng quá vãng thì theo con. Tứ đức là Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Công: công việc phải đảm đang, giỏi dắn như là “Khi vào canh cưởi, khi ra thêu thùa vv...) Dung: dung nhan, nét mặt lúc nào cũng tươi vui, hồn nhiên. Phải biết săn sóc đến nhan sắc của mình, trâm cài, lược dắt, tóc tai chải bới gọn gàng. Ngôn: lời ăn tiếng nói phải ôn tồn, nhỏ nhẹ, lời nói phải tỏ ra kính trên nhường dưới..êm ả, thanh thót như chim hót sáo kêu. Hạnh: hạnh kiểm, cách cư xử, tính nết, lối sống, cử chỉ thể hiện cá tính của mỗi người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến