Hôm nay,  

Khủng Hoảng Đạo Lý Đời Sống Ở Mỹ

20/08/200100:00:00(Xem: 173217)
Bài tham dự số: 02-330-vb20820

Mười hai năm về trước, khi tôi mới đến Mỹ định cư, sống tạm ở nhà người anh ruột ở Mission Viejo.
Anh tôi qua Mỹ từ 1975. Hai đứa cháu gái sinh ra ở Mỹ không nói được tiếng Việt Nam, người Chị Dâu tôi rất hảnh diện vì 2 con của Chị ấy là Mỹ 100% và lúc nào cũng khen Văn hoá Mỹ hơn hẳn văn hóa Á Châu, và tôi cũng bàng hoàng nhận thấy thanh thiếu niên Việt Nam hải ngoại lớn lên lại thành Mỹ con, Pháp con, Đức con trong một thời gian kỷ lục. Có phải vì chúng sinh ở Mỹ, học trường Mỹ, ăn cơm Mỹ, coi TV Mỹ, đọc sách Mỹ, nghe nhạc Mỹ, có bạn bè Mỹ.
Cái duy nhất mà cháu tôi được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam là buổi tối cha mẹ đi làm về - có khi chỉ thấy cha hoặc mẹ vì một người đi làm 1st shift và người kia đi làm 2nd shift - mệt nhoài, thở dốc để lấy sức, sáng sớm mai đi cày trở lại. Nhiều khi cái văn hóa Việt Nam ấy về nhà chưa kịp thở, đã vội vàng thay quần áo đi làm việc thứ hai, thứ ba thì con cái làm sao hấp thụ được chút gì Việt Nam chứ" Và tôi nghỉ: nếu chúng nó được sinh ra ở Afghanistan, giờ này chắc có đứa đang đập phá tượng Phật"
Tôi không chống cãi lại chị Dâu tôi vì tinh thần trong gia đình là do bà ấy nắm giữ hết, anh tôi chỉ là bóng ma trong nhà, anh tôi nói: "nhịn nhục cho yên thân, không thì bà ấy ra tòa ly dị, mất con rồi mất nhà cửa luôn." Viển ảnh một thế giới ai cũng sống như Mỹ, coi dollars là lý tưởng ở đời, vợ chồng sống với nhau qua giao kèo, trong đầu lúc nào cũng nghỉ đến tòa án luật sư, quả thực có là một viển ảnh đáng mơ ước chăng""
Triết gia Nietzsche đã lo ngại: "Rồi họ (người Mỹ) sẽ dạy chúng ta vừa ăn vừa nhìn đồng hồ, cái thói quen lúc nào cũng sợ mất thì giờ". Nổi lo ngại ấy đã trở thành sự thực.
Tôi rất thán phục tinh thần tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền của người Tây Phương nhất là nước Mỹ, vì vậy tôi đã có mặt ở đây trên 12 năm để hít thở không khí tự do dân chủ mà mình thiếu thốn, mình bị chà đạp bóc lột đến nổi phải đứt ruột bỏ nước ra đi. Nhưng khi bắt đầu hòa nhập với đời sống Mỹ, tôi rất là đau khổ và bất mãn khi thấy con cái ở Mỹ chỉ huy hoạt động của Cha Mẹ chứ không phải lể phép hiếu đễ như con cái trong xã hội Việt Nam. Điển hình 2 đứa cháu tôi đã la hét ầm ỉ lên với Mẹ chúng, thậm chí còn đưa ngón tay trỏ xỉ vào trán của Mẹ chúng để dằn mặt mỗi khi Chị dâu tôi làm phật ý chúng nó. Thế mà, Chị Dâu tôi vẩn ngồi nín thinh, và cũng vẫn còn khen giáo dục Mỹ là nhất trên đời và giáo dục Việt Nam là hủ bại, chậm tiến.
Lúc đó, tôi mới qua được hơn 1 năm, còn ngỡ ngàng với những thay đổi hoàn toàn trong đời sống, tôi cố gắng an ủi mình: "Chắc tại mình kém văn minh thật, ở tù ăn cám heo, ra tù nuôi heo, nuôi gà để kiếm sống, làm sao văn minh được, mình phải rán học hỏi thêm thôi!" Đấy là những hình ảnh đã thu nhập vào tôi khi tôi sống ở Mỹ được 1 năm.
Chiều chiều ngồi ở sau nhà Anh tôi nhìn ra xa xa đồi núi sương mù bao phủ, trời mưa lâm râm, tôi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ lại hình ảnh gia đình tôi thưở ấu thơ, tuy là nhà nghèo, không đủ quần áo để mặc đi học nhưng gia đình tôi rất hạnh phúc. Anh tôi rất là lể phép với Cha Mẹ tôi, đâu giống như các con của Anh ngày hôm nay ở Mỹ. Tôi vô cùng nhớ Cha Mẹ tôi, hình ảnh của gia đình tôi 40 năm về trước. Cha tôi đã mất bên Pháp, vì không có ai săn sóc lúc tuổi già, cha tôi đã bị bệnh già lẩn trí, cha tôi phải vào viện dưởng lão, một đêm tuyết rơi dầy đặc, Cha tôi đi lạc ra ngoài khuôn viên nhà thương và té chết trên lề đường, không một ai hay" Mẹ tôi, may mắn đã chết trước 1975 ở Việt Nam, nếu Mẹ tôi còn sống cho đến hôm nay, tôi không biết số phận Mẹ tôi sẽ ra sao"


Nếu tôi phục nền dân chủ của Mỹ bao nhiêu thì tôi cũng rất phục sự hy sinh vô bờ bến của bà Mẹ Việt Nam bấy nhiêu; và cách đối xử với những người già ở Việt Nam, nó văn minh hơn hẳn những xứ "văn minh". Tôi đọc ở đâu một bài hát nói về những cặp vợ chồng già của Jacques Brel: "Khi một người chết đi, người ở lại đi vào địa ngục."
Có cái gì bất ổn trong văn hóa xã hội Tây Phương, văn hóa Mỹ"
Đứng trước tình trạng khủng hoảng hiểm họa Cộng sản, chúng ta đã vứt áo ra đi và muốn vứt đi luôn nền tảng gia đình Á Đông, vì khủng hoảng và đau khổ quá mức, chúng ta muốn Mỹ hoá, nghĩa là nhập cảng hết mọi yếu tố của Mỹ, của Tây Phương, kể cả những yếu tố đã gây ra cuộc khủng hoảng.
Einstein nhấn mạnh rằng: "sự cần thiết phải có Giáo Dục và Văn Hóa". Thành Công có thể mượn ở ngoại bang được, chứ Thành Nhân phải trông cậy trước nhất vào chính mình. Trạng huống bi thảm gây ra do nghèo nàn có thể chữa trị bằng nâng cao múc sống, nhưng khi nổi thống khổ lại thoát thai từ mức sống cao như mức sống ở Mỹ, ở các nước Tây Phương thì không thể chửa trị bằng nâng cao mức sống. Vì thế, có trường hợp những nhà tỷ phú không tìm ra lẻ sống, đã lên máy bay tự lái đâm vào núi để chấm dứt mọi sự xâu xé trong tâm hồn.
Càng ngày, tôi càng thấy nhiều người Mỹ hướng về Triết Lý Đông Phương hơn. Khi có dịp đi thăm chùa Đài Loan, còn gọi là Chùa Vạn Phật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy 3 người Mỹ tuổi còn rất trẻ, tóc cạo nhẳn nhụi, mặc áo cà sa tu tập và quy y ở Chùa đã lâu. Chưa hết - những lần thuyết pháp ở các Chùa Việt Nam trên Los Angeles, lúc nào tôi cũng thấy số người Mỹ đi nghe giảng kinh đông đảo.
Có cái gì khủng hoảng trong Văn Hóa Âu Mỹ khi mà hiện nay có phong trào quay về với Phật Giáo, với Đông Phương, nhất là trong giới trí thức càng ngày càng nhiều. Tại sao có chuyện đó" Nếu nó đem lại ổn định chính trị, thịnh vượng kinh tế, cơm áo ấm no, nhưng đã không thỏa mản được nhu cầu tinh thần của con người. Cho nên, dòng truyền thống tâm linh văn hoá đạo lý là một kho tàng chứa đựng những chân lý thiết yếu cho sự sống còn và sự tiến triển của con người. Bao nhiêu luồng tư tưởng đã làm ơn ích cho đời là nhờ tiếp thông với nguồn suối đó. Ơn ích nhiều hay ít là tùy mức độ tiếp thông nhiều ít. Càng nhiều, càng ơn ích nhiều, càng ít - ơn ích càng kém đi. Tôi không nói là mất hẳn, vì Truyền thống Văn Hóa Đạo Lý không thể tiêu diệt nếu không được vun tưới công khai, nó cũng ngấm ngầm tác động qua lương tri và thói tục, qua Tôn giáo.
Môt lần Đức Lại Lạt Ma thuyết giảng ở Đại Học Long Beach, một người Mỹ, rất mộ Đạo Phật , hỏi Đức Lạt Ma: "Tôi là người Công giáo, tôi muốn theo đạo Phật, trở thành Phật Tử, xin ngài giúp đỡ ý kiến." Nhà lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng trả lời: "Không nên, Ông là người Công Giáo, không nên bỏ cái văn hóa của mình. Ông nên tìm hiểu Phật Giáo, Phật Giáo sẽ giúp Ông hiểu mình, hiểu tôn giáo mình hơn." Thật đúng là một câu trả lời hết sức truyền thống Phật Giáo.
Cho đến bây giờ đã hơn 12 năm sống ở Mỹ, hít thở không khí tự do, ăn Hamburger, đọc sách Thánh Hiền và văn chương Mỹ mòn ghế ở Library, tốt nghiệp đại học Mỹ, nói năng tiếng Mỹ không còn ngọng nghịu như khi mới qua ở nhà Anh tôi, và cũng đã chạy theo tốc độ mỗi ngày trên xa lộ không còn bị chê bai chậm như rùa bò nữa, nhưng tôi vẫn thấy thiếu thốn dòng Truyền Thống Tâm Linh Đạo Lý trong bầu không khí xung quanh, thể hiện qua hệ thống gia đình Việt Nam ở Mỹ.

Phương Hoài Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
21/11/201817:24:10
Khách
tại sao tác giả lai đau khổ và bất mãn khi thấy 2 đứa cháu con ông anh trai chỉ vào mặt mẹ chúng nó , cãi tay đôi đễ dằn mặt bà ta ........ bà ta dạy chúng như vậy mà , cho chúng tự do phát triễn theo văn minh theo ý bà ta , thì bây giờ bà ta phãi vui khi thấy kết quả khi 2 đứa con đối xử voi bà ta như vay chứ
đừng đỗ thừa cho văn hoá phương tây ...... chúng nó có sanh đẻ va hấp thụ sự giáo dục ỡ phuong tây thì mình cũng có trách nhiệm dạy dỗ chúng theo văn hoá phương đông 1 phần ...... hãy coi lại đi biết bao nhiêu gia đình có con cái sanh trên đất Mỹ cũng nót tiếng việt lưu loát , kíng trọng cha mẹ, ngoan ngoãn và thành tài thành nhân ......hãy trách cách giáo dục cũa mình , đừng bao giờ đổ thừa xã hội phương tây , hay 1 số người cũng muốn ruồng bõ cách sống của nguoi Việt qua tới Mỹ thì tập cách sống rặt Mỹ , Đông Tây nên dung hoà .... cái nào cũng có cái hay cũa nó , đừng giao hết trách nhiệm dạy con cái cho trường hay xã hội , làm cha mẹ hãy nhận trách nhiệm dạy con gấp đôi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,101,420
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến