Đọc những trang Viết về nước Mỹ, tôi hiểu rõ hơn về các cuộc vượt biên hãi hùng cuả ngươì Việt, những chuyện tù đày cực khổ cuả các anh em HO, các tấm gương thành công cuả gìớùi trẻ khi qua Mỹ còn thật trẻ hay sinh đẻ tại Mỹ. Thật là đa dạng đáng để kính phục và hảnh diện. Sau đây, xin góp phần chuyện đời cuả tôi.
Năm 1975, tôi qua Mỹ lúc tuổi ba mươi, nói còn trẻ thì cũng không đúng, mà nói là già thì cũng không phải.
Với caí tuổi sồn sồn này, cũng có nhiều lợi điểm, nhưng cũng có nhiều điều không phaỉ là ưu điểm cho lắm. Ưu điểm là vơí số tuổi này, tôi còn cả đến ba chục năm để làm lại cuộc đời. Nhưng những điểm không lợi lại cũng rất nhiều. Xin kể hầu các bạn.
Naỳ nhé, nếu bạn qua Mỹ ở tuổi bốn mươi hay năm mươi, đa số là có gia đình, đem qua đưọc hay bảo lãnh vợ con sau này thì bạn cũng là người yên phận gia thất. Nói chung bạn đã có con rồi thì bạn khỏi phaỉ lo việc không ngươì nối giõi tông đường. Đó là một trong những trách nhiệm lơnù lao cuả ngươì đàn ông còn nhiều truyền thống Á châu như tôi.
Đa số các bạn qua Mỹ năm 75 ở tuổi gần hay trên ba mươi tí đỉnh như tôi, đa số là chưa vợ. Hay chỉ có người yêu, khi vượt biên. Người yêu ở lại, chả daị dột gì mà đợi chờ bạn, một người đi biệt tăm biệt tích, dính dáng vơí bạn có khi trở ngại cho công việc học hay làm ăn tại Việt Nam.
Nếu bạn may mắn có đưọc tình duyên trong trại tị nạn, ra khỏi trại có vợ có chồng. Riêng cá nhân tôi cũng có quen bạn gái trong các trại tôi đã tạm trú vì bộ mã cuả tôi cũng chả có gì xấu xí lắm. Cũng thề non hẹn biển, mặc dù hai đưá vẫn trắng tay, không biết ra khỏi trại thì sẽ ra sao. Nhưng khi ra khỏi trại gia nhập vào xã hôị Mỹ, hai kẻ hai nơi, thì cô này cũng giã từ chuyện tình lẩm cẩm vì khi đến trường học các cô gặp các anh em du học sinh tương lai sáng chói hơn là anh cu li lao động như tôi.
Có lẽ vài bạn đã gặp phải cảnh ngộ như tôi, chắc đã thích nhạc sĩ Lam Phưong với bài ca "SAY". Đó chưa kể nhiều anh em qua đây có vợ có con đàng hoàng, sa cơ thất thế bị vợ bỏ, nuôi con ôm hận vì chuyện trai Việt thưà gái Việt thiếu như các năm 75-85.
Này nhé, nếu bạn qua Mỹ ở tuổi dưới hai mươi, bạn có thể phải học trung học Mỹ, giọng Anh Văn cuả bạn có thể không hoàn toàn giống Mỹ nhưng bạn hiểu những gì chú mắt xanh mũi lỏ nói và họ hiểu những gì bạn nói. Nếu bạn qua Mỹ dươí mười tuỗi, xin lôỉ bạn, bạn chính là chú hay cô Mỹ con da vàng mũi tẹt.
Còn cái lưá xồn xồn, qua Mỹ ở tuổi 30 như tôi, học tiếng Anh cần phaỉ dậm thêm tay chân, chỉ chỏ. Có lẽ tôi chỉ hơn được mấy ông già trên 65, họ hết gân cốt để học, chứ cở tuổi này, ba mưoi, bốn mươi hay năm mươi học tiếng Mỹ đều na ná giống nhau, cũng đầy accent.
Nhưng nếu bạn ở tuổi 40, bạn lại hên hơn tôi vì bạn có con có caí, bạn có thể được hưởng trợ cấp, bạn chỉ cực khổ có vaì ba năm, sau đó, trong nhà bạn sẽ có người thông dịch viên gioỉ và sưả lưng bạn nếu cần khi bạn nói sai.
Nếu bạn trên 50 mà mơí qua Mỹ, con bạn đã lớn, chỉ vài năm là lên đại học, con bạn có rất nhiều điều kiện hoc đại học free vì bạn thuộc loại income thấp hay không viêc làm. Nếu đưọc ân trên phù hộ, con bạn có hiếu, khi con cái tốt nghiệp có income lớn, bạn có thể ở nhờ nhà con cái mà không phaỉ vô nursing home.
Ngươì qua Mỹ cỡ 30 tuổi như tôi, đa số xin đi học một nghề mau lẹ như electronic technician, sưả máy bay, vô tuyến, đo tim, chụp X ray, clean răng ... vì đó là những việc không cần sức vóc to lớn và tiếng Anh lưu loát, hợp cho người Việt Nam.
LÊ VĂN TIẾN