Hôm nay,  

Người Mỹ Di Động

30/06/200100:00:00(Xem: 152147)
Bài tham dự số: 02-282-vb0630


Tôi sinh ra và lớn lên ở Sàigòn cho đến năm 18 tuổi. Trong suốt 18 năm ở Việt Nam, tôi sống trong 1 căn nhà với ba má tôi và các anh chị em và chưa bao giờ phải dọn nhà đi đâu.
Căn nhà đó chắc cũng hơn 30 năm tính cho tới năm tôi rời Việt Nam năm 1979. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến khi lớn lên qua Mỹ tôi phải dọn nhà 7 lần và thay đổi sở làm 12 lần trong 21 năm ! Người ta nói người Mỹ thích di dộng, thích thay đổi chổ ở, thay đổi việc làm và không trung thành với một ông chủ nào cả. Điện thoại nhà, điện thoại sở làm, địa chỉ email cứ thay đổi hoài làm bạn bè cứ phải sửa lại hoài trong sổ điện thoại. Điện thoại di động cũng thay đổi số luôn luôn vì đổi hãng điện thoại mỗi lần có dịp khuyến mãi và cho nhiều phút gọi miễn phí. Lúc mới qua Mỹ, tôi không tin lắm. Nhưng bây giờ, sau 21 năm sinh sống.
Khi mới đến Mỹ năm 1980, gia đình tôi còn nhiều thiếu thốn. Cả gia đình 9 người chung sống trong 1 apartment 3 phòng ở Costa Mesa. Chúng tôi đi học ở trường đại học cộng đồng Orange Coast College và Costa Mesa high school. Tôi đã ở Costa Mesa gần 5 năm. Có lẽ đó là thời gian lâu nhất mà tôi đã ở trong 1 căn nhà. Thời gian mới qua Mỹ, còn nhiều chật vật, anh em chúng tôi vừa đi học toàn thời gian, vừa đi làm bán thời gian để chung trả tiền nhà. Cái job bán thời gian làm data entry operator tôi có được cũng là nhờ một bà giáo sư gốc người Tàu tên Nancy giúp tôi. Sau khi học 1 khóa ở trường Orange Coast college, tôi lên gặp bà và nhờ bà giúp tôi ý kiến làm sao kiếm được job ở xứ Mỹ này.
Bà Nancy nói với bạn của bà là một supervisor cho hãng Safeguard Business Systems xin cho tôi một việc làm đánh data trên computer để giúp tôi có tiền đi học đại học. Đó là lần đầu tiên tôi thấy được muốn kiếm việc làm phải biết 'networking'.
Khi cần sự giúp đỡ, chúng ta phải biết mở miệng kêu gọi mọi người giúp đỡ mình. Ở Mỹ, có nhiều người tốt và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Tôi luôn luôn nhớ ơn bà Nancy, người thầy đầu tiên ở xứ Mỹ này cho tôi thấy sự nâng đỡ học trò và lòng tốt cuả bà.
Lúc đó tôi chưa bao giờ dám ước mơ làm chủ 1 căn nhà. Với đồng lương ít ỏi 4 đô la một giờ, làm 6 tiếng một ngày , làm sao tôi dám mơ ước viễn vông chuyện mua nhà.
Cũng may, hãng Safeguard Business systems mà tôi làm cũng gần nhà, tôi đạp xe đạp đi làm mỗi ngày cũng không hao tốn gì nhiều.
Lúc đó tôi cứ tưởng đi xe đạp thì không bao giờ bị cảnh sát cho ticket. Có 1 lần trong 1 con đường nhỏ vắng xe qua lại, tôi thấy bảng STOP, nhưng cứ tỉnh bơ đạp tới. Xui cho tôi hôm đó có ông cảnh sát đang đứng đổ xăng trong 1 trạm xăng gần đó, thấy tôi không ngừng bảng STOP, đã chạy theo và cho tôi giấy phạt hết 20 đô la !
Ở Costa Mesa được 5 năm, chung quanh toàn người Mỹ, tôi không hề biết tên hàng xóm của tôi tên gì, gia đình họ có những ai. Lúc nào nhà họ cũng đóng kín mít. Thỉnh thoảng đi học hay đi làm về, nếu có gặ.p nhau thì cũng 1 câu "Hi" rồi "Bye" tức thì. Nhà tôi mà có chuyện gì emergency, chắc cả xóm cũng chẳng ai thèm để ý tới" Chẳng bù với ở Việt Nam, hàng xóm láng giềng từ đầu ngõ đến cuối xóm, ai nấy đều biết nhau, đôi khi lại xen vào chuyện nhà của nhau hơi nhiều. Không biết bên nào tốt hơn. Hàng xóm ở Mỹ nhà ai nấy ở, chẳng ai làm phiền ai, không có tình chòm xóm gì cả, nên sau này có dọn nhà đi đâu, cũng chẳng có ai qua hỏi thăm xem dọn đi đâu và tôi thì cũng không có nhiều kỷ niệm gì để lưu luyến.
Ở Mỹ vào đại học "học đại" được 4 năm, tôi cũng ra trường năm 1985. Với mảnh bằng kỹ sư về Computer Science, tôi gửi thư như bươm bướm xin việc khắp nơi. Có vài chỗ gọi đến phỏng vấn, nhưng có lẽ tôi không có kinh nghiệm trả lời phỏng vấn và kinh nghiệm đi làm nên sau đó tôi đều nhận được thư cám ơn mặc dầu điểm trung bình ra trường của tôi 3.6 trên 4.0 cũng thuộc loại khá.
Ngày nào vào sở làm, bà supervisor người Mỹ tên Karen của tôi cũng hỏi thăm xem tôi có được hãng nào mướn không. Thấy nét mặt buồn so của tôi, chắc bà cũng đoán được kết quả ra sao rồi. Học ra trường rồi mà vẫn còn làm công việc đánh data mỗi ngày, tôi nản chí quá mặc dù lúc đó, lương của tôi đã nhảy lên 7.50 đô la một giờ sau 4 năm kinh nghiệm đánh máy! Tôi tự hỏi không lẽ công trình 4 năm đi học của mình lại phải bỏ' đi không dùng tới sao" Bằng ra trường sau 1 năm mà không có việc thì kể như bỏ đi rồi. Tôi quyết định phải vận động "networking" ngay trong chính hãng của mình.
Tôi lên gặp supervisor của tôi là Karen và nhờ Karen hỏi người giám đốc của Information Technology department cho tôi một chân tập sự làm programmer có được không" Các ngôn ngữ lập trình mà hãng dùng tôi đều có học qua ở trường nhưng chưa có kinh nghiệm làm việc mà thôi. Bước khởi đầu của tôi gian nan như vậy đó. Kiếm được một việc làm đúng với khả năng của mình sau khi ra trường không phải dễ. Vì vậy tôi rất thông cảm cho các bạn sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm như tôi thời 1985.
May quá, ông manager Steve đồng ý cho tôi tập sự và lương tôi được tăng từ 7.50 lên 8 đô la một gìo! Công trình học 4 năm của tôi chỉ đáng giá thêm 50 xu một giờ thôi đó các bạn à. Nhưng không sao, tôi đồng ý tất cả để gọi là "get my feet wet" hay la "get in the door".
Tôi bắt đầu viết và sửa chửa những program viết bằng ngôn ngữ Assembly, COBOL hay RPG. Công việc bắt đầu quen gần được 1 năm, công ty của tôi bắt đầu làm ăn lỗ lã. Những lời đồn đãi nhỏ to của nhân viên trong hãng về tình hình tài chánh của hãng, tôi không để ý lắm vì tôi nghĩ rằng chuyện đó không liên quan đến tôi. Bất ngờ, một buổi sáng trời u ám, ông xếp của tôi kêu tôi vào báo tin lay-off cùng 10 nhân viên khác vì hãng phải cắt giảm nhân viên để giảm chi phí. Tôi được trả bồi thường 1 tháng rưỡi lương để kiếm việc khác. Đó là lần đầu tiên tôi nếm mùi bị thất nghiệp. Các bạn thấy không, ở Mỹ có việc gì là lâu bền mãi mãi đâu. Các công ty mướn n


Hai tháng sau, tôi kiếm được việc làm khác với hãng xe bus OCTD với số lương 22000 một năm. Đó là 1 sự nhảy vọt 20 %. Các bạn thấy không, lay-off không phải là ngày tàn của thế kỷ, có khi đó lại là 1 dịp để mình nhìn lại và tự đánh giá chính mình dể rồi lại nhảy qua 1 công việc khác, 1 cơ hội khác có khi lại còn tốt hơn công việc cũ. Tôi quá vui mừng và nghĩ rằng tôi sẽ cố gắng giữ công việc này làm luôn tới già ! Tôi còn tự đặt ra chỉ tiêu cho chính mình là mỗi năm được lên lương 1000 để số tuổi bằng số lương của tôi. Tôi ngồi vẽ ra một tương lai khi tôi 30 tuổi, lương tôi sẽ là 30000 một năm, khi tôi 50 tuổi, lương tôi sẽ là 50000 một năm. Đó là American Dream của tôi, là những gì mà tôi dám mơ ước lúc đó. Tôi lập gia đình năm 1985 và dọn vào ở với nhà của cha mẹ chồng. Nhưng chỉ đươ
Làm cho hãng xe bus OCTD được 2 năm, tôi lại bắt đầu thấy nhàm chán, không có gì mới mẻ để học thêm. Lương bổng thì cứ lên khoảng 5 % một năm, nhưng công việc chẳng có gì 'challenging'. Tôi bắt đầu muốn nhảy qua hãng khác. Thế là sau đó tôi bước qua hãng McDonnel Douglas, Field Service ở Santa Ana. Tôi ghi tên học thêm chương trình Master và dùng tiền hãng cho 2000 đô la mỗi năm trong chương trình tuition reimbursement để đi học thêm vào buổi tối và cuối tuần. Ở Mỹ các hãng khuyến khích nhân viên đi học thêm để nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp. Sau 1 năm, chi nhánh Field Service của tôi bị hãng McDonnell Douglas tách ra bán cho hãng khác. Tôi không muốn ngồi chờ lay-off nên quyết định nhảy qua hãng khác lần nữa. Các bạn thấy không, ở Mỹ, các hãng sát nhập với nhau để cạnh tranh hay tách ra để dễ mua bán xảy ra rất thưo
Từ McDonnel Douglas, Field Service, tôi nhảy qua hãng Calcomp được 4 năm, rồi sau đó làm cho Rockwell International gần 2 năm, kế đó Corning Nichols Institute cầm chân tôi được 3 năm, và Sprint PCS được 1 năm. Mỗi lần nhảy hãng là mỗi lần lương tôi được tăng 20 đến 30 %. Vào lúc thị trường địa ốc năm 1988, 1989 bắt đầu lên giá, tôi đã bán căn nhà condo 2 phòng để mua nhà 3 phòng, rồi sau đó lên nhà 4 phòng ở Lake Forest. Chạy theo con sốt địa ốc năm 1990, tôi đã dọn nhà nhiều lần vì bán nhà nhỏ có lời để mua nhà lớn hơn. Năm 1991, cơn sốt địa ốc bớt dần, giá nhà xuống giá từ từ. Nhà tôi cũng không ngoại lệ. Tôi vẫn ở trong căn nhà của mình đã mua với giá khá cao và nhìn giá nhà sụt giảm mỗi tháng. Cái gì có lên rồi cũng phải có lúc phải xuống cũng như xuống mãi rồi cũng có lúc phải lên. Chỉ sợ lòng ki
Công việc làm của tôi thì càng ngày càng gặp nhiều thuận lợi. Khi vào Sprint PCS, tôi may mắn được học một nhu liệu về ERP rất nổi tiếng được nhiều hãng dùng. Công việc làm systems analyst mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều không còn hấp dẫn tôi nữa. Tôi muốn được đi nhiều, học nhiều và làm việc với nhiều công ty khác nhau, Tôi xin vào làm consultant cho một hãng chuyên làm cố vấn cho các công ty xử dụng ERP software mà tôi biết. Thế là từ đó mỗi tuần tôi lấy máy bay đến công ty khách hàng có khi ở cùng tiểu bang hay khác tiểu bang với tôi. Cuối tuần thì tôi được về nhà 3 ngày nghĩ ngơi. Càng được đi nhiều tôi càng thích. Khách sạn là chổ ở thường xuyên của tôi. Nhân viên phi trường, hãng mướn xe đều biết tên tôi. Frequent mileage account của tôi có rất nhiều vì đi mỗi tuần.
Khi thị trường địa ốc lên trở lại, tôi quyết định mua nhà khác nữa và cứ thế cho đến bây giờ tôi đã dọn nhà 7 lần mà chưa biết sợ. Ở Mỹ, không mua nhà thì đóng thuế lợi tức rất cao. Cuộc sống ở Mỹ làm cho tôi lúc nào cũng phải tính toán làm sao để bớt được tiền thuế lợi tức phải đóng đến 38 % lương hàng năm.
Sau 2 năm đi làm consultant cho hãng, kỳ này các bạn đoán xem tôi làm gì. Tôi nghĩ hãng và ra thành lập công ty consulting firm của riêng mình. Để quảng cáo công ty của mình, tôi quyết định đi dạy học cho technical consultants và lấy tiền tự in sách technical bán vì không có nhà xuất bản Mỹ nào dám bỏ tiền ra in sách cho 1 tác giả không tên tuổi như tôi. Sách cuả tôi được bán trên AMAZON.COM và được độc giả khắp thế giới viết email ủng hộ, khen thưởng và được AMAZON.COM sắp hạng Best Seller
Kể lại câu chuyện dọn nhà và đổi sở của tôi 21 năm qua, tôi muốn nói với các bạn trẻ một vài tâm đắc của tôi :
- Ở Mỹ là xứ sở của cơ hội cho những ai chịu khó học hỏi và không ngừng vươn lên. Dù thỉnh thoảng có bị mất việc, phải dọn nhà liên tục vì công ăn việc làm đòi hỏi, nhưng nếu các bạn vẫn cố gắng học hỏi những kỹ thuật mới, bắt kịp những cái hay, cái mới mỗi năm cuả ngành nghề mà bạn học thì không lo gì tìm được việc khác, có khi lại nhiều lương hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
- Luôn luôn giữ quan hệ tốt đẹp với bạn bè cùng trường, cùng sở, với thầy cô, với xếp lớn, xếp nhỏ ở chổ làm. Lúc nào cũng làm tốt công việc giao phó. giúp đỡ mọi người, chia xẻ kinh nghiệm, đừng làm biếng, lè phè, đừng giấu nghề, nói xấu nhau. Sớm muộn các bạn sẽ được chủ tin cậy, lên lương, lên chức và nắm giữ những bộ phận quan trọng trong sở. Khi đổi sở, họ sẽ là những người reference tốt cho bạn.
- Nếu không tìm thấy sự hứng thú trong công việc hay thấy không có cơ hội thăng tiến trong sở làm, kinh nghiệm của chúng ta không được cập nhật hoá và các hãng khác ít ai dùng khả năng chuyên môn của mình thì ta nên tự vào college học thêm và nhảy qua hãng khác. Đừng bao giờ ù lì ở hoài một chỗ, trừ khi bạn sắp về hưu. Luật tiến hoá sẽ đào thải và hãng sẽ sa thải , bạn sẽ là người lãnh pink slip đầu tiên.
- Và cuối cùng tôi mong các bạn trẻ đã thành công trên xứ Mỹ này nên chia xẻ chút ít thời giờ của các bạn để sinh hoạt trong cộng đồng Việt Nam, để giúp đỡ ý kiến và chia xẻ những kinh nghiệm vươn lên từ con số 0 của các bạn trong hơn 20 năm qua. Nếu có thể được, bạn nên đóng góp tiền bạc, tâm huyết vào những hoạt động xã hội giúp người tị nạn, HO, ODP mới qua, bởi vì chính các bạn khi mới qua Mỹ cũng đã được nhiều người giúp đõ mới vượt qua được những giai đoạn khó khăn lúc đầu, và từ từ ổn định, từ ăn no mặc đủ đến ăn ngon mặc đẹp ngày nay. Người đi trước giúp người đi sau, truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp đó của người Việt chúng ta, lúc nào cũng được đề cao.

PHONG LAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến