Hôm nay,  

Ba Tôi

05/06/200100:00:00(Xem: 436857)
Bài tham dự số: 02-262-vb0604

Tác giả Phạm Hồng Ân đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất sinh động. Ông là cựu Sĩ Quan Hải Quân khóa 12 OCS (United States Naval Officer Candidate School), sau nhiều năm tù cộng sản, đã định cư tại San Diego từ năm 1993. Bài viết của ông lần này được ghi lời đề tặng trang trọng: “Thành kính tưởng tiếc Ba tôi, nhân Father's day”



Ba tôi sinh trưởng tại miền Bắc. Một nơi chốn tên là Đồng Hới nào đó, tôi chưa hề đặt chân tới. Chỉ nghe ông kể lại, khoảng năm Ất Dậu 1945, làng này lâm vào trận đói khủng khiếp nhất, khiến ba tôi phải bỏ quê, theo dòng người lưu lạc về phương Nam.
Khi tôi còn ê a các bài tập đọc trong cuốn giáo khoa thư, ba tôi đã làm thư ký cho tay chủ chợ người Ấn ở Cà Mau. Ngày nào, ông cũng đạp xe đến chợ, gò lưng bên cái máy đánh chữ, gõ lóc ca lóc cóc cho đến chiều. Căn nhà nhỏ ở xóm nghèo vùng tân lập, bên cạnh con kinh 16 êm đềm - là nơi chốn nuôi dưỡng tuổi ấu thơ của tôi một cách yêu dấu. Cà Mau vốn đất rộng, người thưa. Thiên nhiên đã ban tặng con người nhiều tài nguyên phong phú. Mùa nắng, trẻ nhỏ thường rủ nhau đi sâu vào đồng, đặt bẩy khắp nơi. Những chiếc bẩy cò-ke đơn giản, chỉ gồm nhánh tre nhỏ và một sợi nhợ buộc vào. Nhúm gạo làm mồi để nhử chim. Chim bay đến mổ gạo. Chân nó sẽ máng vào sợi nhợ. Khi nó lôi đi, bẩy giật, thế là chim bị treo lơ lửng trên không. Chúng tôi đi thăm bẩy một vòng để gỡ những con chim mập ú, xỏ xâu mang về. Những chim nhỏ thì tha cho chúng trở lại đồng xanh. Mùa mưa, dòng kinh 16 nước dâng đầy. Nước tràn lên đường đi, chảy róc rách xuống ao hồ. Cá rô mề lớn bằng bàn tay ba tôi, đua nhau lóc lên bờ đẻ trứng. Trẻ con lội nước tung tóe, tha hồ ví cá vào thùng. Cà Mau còn nổi tiếng về cá chốt. Cá chốt lội từng bầy, lềnh khênh trên sông rạch. Chỉ cần một nhúm cám quăng xuống nước, cá bu lại giành nhau, người ta sẽ dùng vợt bắt chúng trọn bầy. Cá chốt kho tiêu bằng tộ, ăn rất ngon. Đó là một trong những món ăn thú vị nhất của gia đình nghèo.
Cuối tuần, ba tôi thường chất anh em tôi lên chiếc xe đạp màu xanh rêu. Đứa em út ưu tiên, được ngồi êm ái trên chiếc ghế nhỏ xíu phía trước. Tôi và thằng em kế thì ôm nhau ở yên sau, mặc cho ba tôi muốn đưa chúng tôi đến đâu cũng được. Ba tôi thường chạy ra ngoại ô. Ông thích những nơi vắng vẻ, thích trầm tư trước cảnh vật tịch mịch.
Một hôm, ba tôi đến chợ, thấy bọn bảo vệ đang xô đẩy một nhóm buôn gánh bán bưng nghèo khổ. Họ quát nạt thô tục, dùng roi quất xối xả vào số người khốn nạn đó. Động lòng trắc ẩn, ba tôi đã nhào đến, quyết liệt bênh vực. Thế là, sáng sau, tay chủ chợ người Ấn lạnh lùng gọi ba tôi lên văn phòng. Hắn hầm hầm dí vào mặt ba tôi tờ quyết định sa thải.
Mất việc, gia đình tôi bắt đầu sa sút. Mẹ tôi phải bán đi ngôi nhà khang trang, rồi ra bờ kinh 16 che túp lều xập xệ buôn bán lặt vặt. Ba tôi lê la lên Sài Gòn, xin tới xin lui mới được chân thư ký cho hãng bảo hiểm của Pháp. Lúc này, tóc ông đã hoa râm, mắt đã lờ mờ, sức khỏe không còn tráng kiện nữa. Vậy mà ông phải đạp xe cọc cạch mỗi ngày, từ xóm Chùa (Tân Định) lên đến chợ Bến Thành, để ngồi gò lưng bên cái máy đánh chữ, gõ lóc cóc từ trang nọ tới trang kia, suốt tám tiếng đồng hồ dài thườn thượt.
Lúc này, tôi bắt đầu lên đại học. Cũng tá túc cùng ba tôi trong cái xóm tạp nham, đầy thế sự đời thường. Từ giã dòng kinh 16 trong lành thơ mộng, để lên Sài Gòn làm quen với con kinh nước đen đầy rác rưởi này. Hàng ngày, tôi phải tập ngửi mùi ngai ngái của bùn sình, mùi nồng nặc của chất phóng uế trên con kinh dơ dáy. Đồng thời, phải chứng kiến cảnh trộm cắp, ấu đả lẫn nhau, huyên náo khắp các con hẻm. Tôi chán nản quá, thất vọng với cái thủ đô được người ta ban tặng là Hòn Ngọc Viễn Đông - vì đằng sau nó, còn có những bóng tối chập choạng.
Càng ngày tôi càng lớn tòng ngòng. Lớn tòng ngòng thì phải ăn nhiều, tiêu pha nhiều. Đồng lương của ba tôi lại quá hạn hẹp. Chỉ lo thêm về phí tổn sách vở của tôi đã muốn hụt hơi. Ba tôi bắt đầu làm thêm giờ. Tôi chịu khó nhịn ăn sáng. Những bữa cơm chính cũng thưa dần thức ăn, dè sẻn đi từng miếng thịt, con cá. 19 tuổi lù lù, tôi vẫn còn mặc quần ống thấp ống cao, áo lè phè bỏ ngoài, lê đôi dép Nhật mòn gót dọc ngang khắp các hè phố. Lớn tòng ngòng, vậy mà buổi sáng, ba tôi cứ đều đặn đèo tôi đến trường Văn Khoa. Ông cẩn thận dừng lại trước cổng, chờ bóng tôi khuất hẳn sau giảng đường, mới hấp tấp đạp xe tới hãng. Dưới tầm mắt của ông, tôi chỉ là cậu bé con chưa đủ sức vào đời. Còn phải nương thân vào bóng mát của cổ thụ.

Dù nghèo nàn, vất vả mỗi ngày, nhưng ba tôi không ngừng ước mơ. Ông ước mơ tôi được sang Mỹ du học, thu thập kiến thức xứ người, mở rộng sự hiểu biết...hầu về nước giúp ích cho đời. Ông muốn thay đổi hoàn cảnh. Muốn cái nghèo đời đời kiếp kiếp của gia đình tôi chấm hết, để bước sang giai đoạn rạng rỡ hơn, có chút thanh danh cho gia phả.
Ước mơ của ông đã trở thành hiện thực, khi tôi gia nhập hải quân, được chọn đi Mỹ huấn luyện. Ngày tiễn tôi ra phi trường, giữa hàng xe du lịch bóng loáng của thân nhân các bạn đồng khóa, ba tôi lầm lủi đèo tôi trên chiếc xe đạp với cái valy nhẹ tênh bám chặt trên tay. Khóa học ngắn ngủi đó, không thay đổi được cuộc đời. Có chăng, tôi chỉ trở thành người lính hào hoa, thỏa chí tang bồng, vẫy vùng dọc ngang từ sông ngòi đến biển cả. Tội nghiệp ba tôi, cái nghèo vẫn như một thứ gông, cùm chặt gia đình.
30 tháng 4 năm 1975 bất chợt ùa đến. Như cơn bão lốc hung tàn. Như trận đại hồng thủy dành riêng cho Việt Nam. Nó cuốn phăng tất cả. Cuốn phăng đi nỗi vui, niềm tin, tự do, nhân phẩm, danh dự...của con người xuống hố sâu vô tận. Ba tôi đã nghèo, lại xác xơ thêm. Ông mất việc, phải bán đi chiếc xe đạp dấu yêu, lấy tiền mua vài tạ gạo mốc meo để phòng thân. Gia đình bắt đầu ăn độn. Dăm củ khoai đèo đọt, úng sâu, thay dần những bữa cơm thanh đạm ngày nào. Các em tôi bỏ học, lao đao. Chúng tung cánh khắp nơi như bầy chim lạc tổ. Đứa về phía nông trường. Đứa mò vào rừng sâu kiếm cơm. Khổ sở trăm bề.
Trong cơn hoạn nạn khủng khiếp như thế, ba tôi cứ ngỡ tôi đã thoát đi, hòa với dòng người di tản, tha phương sang Mỹ. Ông cầu nguyện cho tôi. Ông mong tôi tiếp tục sách đèn nơi xứ lạ quê người, nhanh chóng làm rạng rỡ gia tộc. Lúc đó, tôi chính là hy vọng, là niềm vui của ông...kể cả lúc ông cố nuốt những củ khoai đắng nghét bằng dòng lệ tuôn trào. Nhưng sự hân hoan này chẳng được bao lâu, tôi lù lù trở về. Chiến tranh đã đẩy tôi đi khắp nơi, từ miền trung bão lửa đến miền nam mịt mùng, rồi ngày cuối cùng buông súng, tôi bị kẹt lại trên một dòng sông xa lạ. Tôi nào có hay những đợt di tản nào đó, đã lan thành luồng sóng lớn, cuồn cuộn ở Sài Gòn.
Rồi...suốt hơn 6 năm nếm đủ mùi đời trong các trại tù cộng sản, tôi càng thấy thương ba tôi hơn bao giờ hết. Ông đang ở tuổi già yếu, gần cuối cuộc đời, vẫn chưa có được bữa no, một ngày vui trọn vẹn. Ông đã khổ sở vì chế độ, lại lao đao vì những đứa con, đói khát khắp nơi.
Khi ra tù, tôi trôi giạt về Bến Tre kiếm sống. Chưa kịp đền đáp công ơn sinh thành, thì ba tôi lâm bệnh nặng. Ông bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, suốt ngày chỉ nằm thin thít một chỗ. Hay tin, anh em chúng tôi tụ lại, đau khổ nhìn ông, rồi nhìn nhau rưng rưng trong tức tưởi. Chúng tôi quá nghèo. Nghèo xác nghèo xơ. Không ai có khả năng đưa ba tôi vào bệnh viện. Thôi, đành để ông nằm đấy, trên chiếc đi văng định mệnh, phó thác cho đất trời.
Đám táng ba tôi lặng lẽ và đơn sơ, nhưng mãi mãi làm rướm máu trái tim tôi. Cái lò thiêu vô tri ở Bà Quẹo, cái lò thiêu rực lửa tóc tang, chẳng mấy chốc đã hủy hoại thân xác ba tôi. Ông chỉ còn là một nhúm tro tàn.
Gia tài ba tôi để lại cũng rất giản dị : vài cuốn cổ học tinh hoa sờn gáy, và một tấm lòng trong sạch - không chút bợn nhơ giữa chốn bụi trần.
Sau cùng, gia đình tôi cũng được định cư ở Mỹ, theo diện HO. Một nơi chốn mơ ước của ba tôi, lúc còn sinh thời, mãi đến bây giờ mới thực hiện được. Nước Mỹ tự do và văn minh tột cùng. Các trường học rộng rãi, khang trang, luôn mở rộng cửa, mời gọi tất cả mọi thế hệ. Tiếc thay, khi qua đây, tuổi già đã nhanh chóng đến với tôi, làm mụ đi ý chí lúc ban đầu, nên tôi không làm tròn những điều ba tôi phó thác. Tuy vậy, sau lưng tôi, còn đàn con cháu thông minh. Tôi hy vọng vào đấý. Chắc chắn, các mầm non đó sẽ làm rực rỡ gia phả.
Bây giờ, cứ mỗi lần dùng bữa, bên mâm cơm thịnh soạn lắm cá nhiều thịt, tôi luôn sụt sùi nhớ đến ba tôi. Nhớ đến những bữa cơm nghèo thiếu trước hụt sau ngày nào, mà tuôn tuôn nước mắt. Tôi đã đến Mỹ quá trễ. Không kịp đưa ba tôi sang đây, để ông được thỏa thích với không khí tự do. Và tận hưởng những ngày tháng sung sướng, trong giai đoạn cuối đời.

PHẠM HỒNG ÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,547,872
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.