Hôm nay,  

Bài Viết Của Bé 13 Tuổi: Tất Cả Vì Tương Lai

16/05/200100:00:00(Xem: 175076)
Bài tham dự số: 02-247-vb057

Cảnh vật xung quanh như vươn lên một sức sống mới vì mùa xuân đã trở lại sau những ngày mùa đông giá buốt.
Thế là tôi qua Mỹ được hơn bảy tháng rồi. Hơn nữa năm trời trôi qua mà tôi cứ ngỡ mới ở đây được ba tháng. Thời gian đối với mẹ và tôi sao mà trôi qua nhanh quá. Nhưng đối với những người thân yêu của mẹ và tôi còn ở bên Việt Nam thì chẳng nhanh chút nào.
Họ sống trong nổi thương nhớ khôn cùng vì người vợ, người con, người em, người cháu và đứa bạn thân cùng học chung, chơi chung với nhau mười mấy năm trời đã cách xa họ nữa vòng trái đất.
Có rất nhiều tâm sự họ muốn thổ lộ để cùng chia xẻ nhưng chỉ có thể nói với nhau bằng những lá thư rất dài, rất dài mà không sao kể hết được nổi lòng. Một nổi buồn chung ở nơi họ là người họ yêu thương nhất đã cách xa ngàn dặm không biết đến bao giờ mới có thể gặp lại nhau. Có thể một năm, hai năm, năm năm cũng không chừng.
Ba tháng đầu khi mới đặt chân lên đất Mỹ, tôi và mẹ chưa đi học được, suốt ngày ở nhà không biết làm gì ngoài việc lo cơm nước. Lúc đó vốn tiếng Anh của tôi rất ít nên xem TV cũng không hiểu gì cả. Vài ngày thì có báo Việt Nam coi cũng đở chán một chút.
Những lúc ở không ngồi một mình, tôi cảm thấy cô đơn, trống trải vô hạn. Tôi nhớ Việt Nam thật nhiều. Nhớ nhất là mái nhà mà tôi đã trải qua tuổi thơ ấu, đến bây giờ tôi bắt đầu trưởng thành, tất cả là mười bốn năm trời.
Ở trong ngôi nhà đó, tôi được hưởng tình yêu bao dung của bà ngoại, sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ và sự che chở đùm bọc của anh hai. Cả những câu vui đùa và chúc mừng của các bạn và người thân vào những buổi tiệc sinh nhật của tôi. Những ngày tháng êm đềm đó làm sao có thể phai mờ trong ký ức tôi .
Tôi nhớ có một mùa Trung thu, năm đó tôi mới bốn tuổi. Vào đêm Trung thu, vì trời mưa gió lớn nên bị cúp điện, mà tôi vẫn chưa có lồng đèn để chơi. Tôi khóc đòi ba mẹ mua cho tôi một cái lồng đèn. Mẹ tôi nhờ anh hai đi mua cho tôi. Đêm ấy mưa gió rất lớn và cúp điện nữa, thế mà anh hai vẫn chạy xe đạp đội mưa, đội gió mưa về cho tôi chơi. Bây giờ những lúc nhớ lại, tôi đã khóc và cảm thấy sao lúc đó tôi hư quá vậy, chẳng nghĩ đến ai cả chỉ biết cái thú vui của mình mà thôi. Tôi nghĩ chắc anh hai đã quên chuyện đó vì mười năm trôi qua rồi, nhưng tôi sẽ không thể nào quên được.
Bây giờ Mẹ và tôi đã đi học. Tôi không có nhiều thì giờ để nghĩ những chuyện đó nhiều nữa vì dù sao nó cũng đã là quá khứ.
Điều quan trọng bây giờ là tương lai của mẹ và tôi ở trên đất Mỹ này. Hiện nay mẹ và tôi còn đang sống chung với dì dượng, được sự bảo bọc của các dì dượng mẹ và tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào. Tôi thì còn nhỏ chưa thể làm gì để giúp cho mẹ. Tôi chỉ còn có cách học thật là giỏi. Khi ra đi, mọi người đều gởi gấm vào tôi một mong ước duy nhất là tôi sẽ thành công, có tương lai rực rỡ nơi nước Mỹ này.
Mọi người trong gia đình phải dứt bỏ tình ruột rà, tình vợ chồng hai mươi mấy năm trời chung sống mà ra đi cũng chỉ vì tôi, vì tương lai mai sau của tôi.
Hiện nay tôi gặp không ít trở ngại vì tôi không biết tiếng Anh. Khi ra đường hay học trong trường nếu có người nào hỏi tiếng Anh tôi cũng không biết trả lời ra sao, chỉ cười qua loa hay vờ đi nơi khác.


Cái đó cũng không quan trọng bằng việc học trong lớp. Khi cô giảng bài tôi ngồi ngây ra nghe cô nói như vịt nghe sấm. Nhiều lúc tôi thấy hơi bất mãn nhưng vì mai sau tôi quyết tâm không chịu thua.
Tôi lấy câu: “Cực trước, sướng sau” để khuyên bản thân mình. Lắm lúc tôi nghĩ: “Bây giờ mình không biết tiếng Anh, không làm gì được, biết đâu vì cố gắng mai mốt có khi sẽ thành công gấp bội thì sao"” Ba tôi nói rất đúng: “Biết bao nhiêu người muốn qua đây mà không thể đi được, tương lai mù mịt, không biết được ngày mai sẽ ra sao, nhiều người chỉ sống ngày nào hay ngày đó. Vậy mình có cơ hội phải biết nắm lấy.”
Tôi rất tiếc, lấy làm buồn khi thấy những người không biết nắm lấy cơ hội, qua đây để đua đòi theo cái này cái nọ. Có người qua được hai, ba năm cũng có người mới qua có mấy tháng.
Tôi không biết vì thời gian đầu qua đây, họ chán nản vì không biết tiếng Anh nên học không được rồi buông xuôi, mặc kệ. Hay vì một lý do nào khác như: lúc đầu mới qua không có bạn, rồi gặp được người nào tỏ ra thân thiện, ngọt ngào; kết bạn mà không cần xem bạn tốt hay xấu. Lâu ngày bị tật xấu “lây nhiễm”, mà chính họ cũng không biết được. Người xưa có câu thật hay thật chí lý “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Có rất nhiều lý do để đưa họ vô con đường xấu, nhưng một lý do rất quan trọng là sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ. Có thể vì cha mẹ của họ phải tần tảo làm việc kiếm tiền, lo cho cuộc sống mới nơi đất khách quê người, mà vô tình quên đi rằng bên cạnh họ còn có một đứa con trong thời kỳ phát triển, cần một sự chỉ bảo tận tình để đương đầu với cái xã hội hỗn tạp và hãy còn quá xa lạ đối với nó.
Cha mẹ hãy bỏ chút thời gian quý báu của mình để giải thích chỉ bảo cho con mình cái đúng cái sai, cách chọn bạn mà chơi. Vì trong cuộc sống đời thường có rất nhiều kẻ xấu luôn luônrình rập để dụ dỗ và bắt lấy tâm hồn non dại của những đứa trẻ.
Chính những điều đó làm cho con của mình cảm thấy vững tâm hơn vì nó tin rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để giúp đở nó trong bất cứ trường hợp khó khăn nào, Vì thế cuộc sống gia đình sẽ ngày càng gắn bó hơn. Hãy giúp đở đứa con còn thơ dại của mình đừng để tương lai tươi sáng của nó bị bóng đen xấu xa che khuất. Nếu mai sao này hối tiếc cũng không còn kịp nữa.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người Việt Nam mới qua nhưng học rất giỏi. Tôi thấy rất hãnh diện cho họ và cho cả những người Việt Nam hiện đang sống trên đất Mỹ này. Đó là những con người đầy lòng quyết tâm và chịu khó cho nên không ít những người Việt Nam đã thành công rực rỡ.
Chiến tranh năm xưa đã lấy đi quê hương, mái nhà thân yêu. Họ phải lìa bỏ những gì yêu dấu nhất, thân thiết nhất, ngay cả những người họ yêu thương để tìm đường tự do. Chính những đau khổ và nước mắt đó đã làm cho họ thành những con người sắt thép để vươn lên trong cuộc sống. Họ xứng đáng để hưởng, để sống hạnh phúc đầy đủ bên những gì họ đã tạo nên từ đôi bàn tay trắng.
“Sau cơn mưa trời lại sáng” những ngày đau khổ, những cái mất mát mà chiến tranh gây ra đã qua. Chúng ta hãy cùng vứt bỏ đi những niềm đau khổ như những cơn gió giá rét của mùa đông để vươn đến sự tốt đẹp rực rỡ như mùa nắng xuân.

TRẦN HẠNH DUY THANH

Ý kiến bạn đọc
17/08/201221:38:29
Khách
Mới qua Mỹ một thờii gian không lâu nên viết được thế này là lẽ đương nhiên.Vấn đề là:anh bạn trẻ thân yêu ơi,đừng quên câu:"Lửa thử vàng gian nan thử sức".

Chúc chú mạnh tiến để chứng tỏ rằng mình là vàng nhé!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến