Hôm nay,  

Bài Viết Của Bé 13 Tuổi: Tất Cả Vì Tương Lai

16/05/200100:00:00(Xem: 175028)
Bài tham dự số: 02-247-vb057

Cảnh vật xung quanh như vươn lên một sức sống mới vì mùa xuân đã trở lại sau những ngày mùa đông giá buốt.
Thế là tôi qua Mỹ được hơn bảy tháng rồi. Hơn nữa năm trời trôi qua mà tôi cứ ngỡ mới ở đây được ba tháng. Thời gian đối với mẹ và tôi sao mà trôi qua nhanh quá. Nhưng đối với những người thân yêu của mẹ và tôi còn ở bên Việt Nam thì chẳng nhanh chút nào.
Họ sống trong nổi thương nhớ khôn cùng vì người vợ, người con, người em, người cháu và đứa bạn thân cùng học chung, chơi chung với nhau mười mấy năm trời đã cách xa họ nữa vòng trái đất.
Có rất nhiều tâm sự họ muốn thổ lộ để cùng chia xẻ nhưng chỉ có thể nói với nhau bằng những lá thư rất dài, rất dài mà không sao kể hết được nổi lòng. Một nổi buồn chung ở nơi họ là người họ yêu thương nhất đã cách xa ngàn dặm không biết đến bao giờ mới có thể gặp lại nhau. Có thể một năm, hai năm, năm năm cũng không chừng.
Ba tháng đầu khi mới đặt chân lên đất Mỹ, tôi và mẹ chưa đi học được, suốt ngày ở nhà không biết làm gì ngoài việc lo cơm nước. Lúc đó vốn tiếng Anh của tôi rất ít nên xem TV cũng không hiểu gì cả. Vài ngày thì có báo Việt Nam coi cũng đở chán một chút.
Những lúc ở không ngồi một mình, tôi cảm thấy cô đơn, trống trải vô hạn. Tôi nhớ Việt Nam thật nhiều. Nhớ nhất là mái nhà mà tôi đã trải qua tuổi thơ ấu, đến bây giờ tôi bắt đầu trưởng thành, tất cả là mười bốn năm trời.
Ở trong ngôi nhà đó, tôi được hưởng tình yêu bao dung của bà ngoại, sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ và sự che chở đùm bọc của anh hai. Cả những câu vui đùa và chúc mừng của các bạn và người thân vào những buổi tiệc sinh nhật của tôi. Những ngày tháng êm đềm đó làm sao có thể phai mờ trong ký ức tôi .
Tôi nhớ có một mùa Trung thu, năm đó tôi mới bốn tuổi. Vào đêm Trung thu, vì trời mưa gió lớn nên bị cúp điện, mà tôi vẫn chưa có lồng đèn để chơi. Tôi khóc đòi ba mẹ mua cho tôi một cái lồng đèn. Mẹ tôi nhờ anh hai đi mua cho tôi. Đêm ấy mưa gió rất lớn và cúp điện nữa, thế mà anh hai vẫn chạy xe đạp đội mưa, đội gió mưa về cho tôi chơi. Bây giờ những lúc nhớ lại, tôi đã khóc và cảm thấy sao lúc đó tôi hư quá vậy, chẳng nghĩ đến ai cả chỉ biết cái thú vui của mình mà thôi. Tôi nghĩ chắc anh hai đã quên chuyện đó vì mười năm trôi qua rồi, nhưng tôi sẽ không thể nào quên được.
Bây giờ Mẹ và tôi đã đi học. Tôi không có nhiều thì giờ để nghĩ những chuyện đó nhiều nữa vì dù sao nó cũng đã là quá khứ.
Điều quan trọng bây giờ là tương lai của mẹ và tôi ở trên đất Mỹ này. Hiện nay mẹ và tôi còn đang sống chung với dì dượng, được sự bảo bọc của các dì dượng mẹ và tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào. Tôi thì còn nhỏ chưa thể làm gì để giúp cho mẹ. Tôi chỉ còn có cách học thật là giỏi. Khi ra đi, mọi người đều gởi gấm vào tôi một mong ước duy nhất là tôi sẽ thành công, có tương lai rực rỡ nơi nước Mỹ này.
Mọi người trong gia đình phải dứt bỏ tình ruột rà, tình vợ chồng hai mươi mấy năm trời chung sống mà ra đi cũng chỉ vì tôi, vì tương lai mai sau của tôi.
Hiện nay tôi gặp không ít trở ngại vì tôi không biết tiếng Anh. Khi ra đường hay học trong trường nếu có người nào hỏi tiếng Anh tôi cũng không biết trả lời ra sao, chỉ cười qua loa hay vờ đi nơi khác.


Cái đó cũng không quan trọng bằng việc học trong lớp. Khi cô giảng bài tôi ngồi ngây ra nghe cô nói như vịt nghe sấm. Nhiều lúc tôi thấy hơi bất mãn nhưng vì mai sau tôi quyết tâm không chịu thua.
Tôi lấy câu: “Cực trước, sướng sau” để khuyên bản thân mình. Lắm lúc tôi nghĩ: “Bây giờ mình không biết tiếng Anh, không làm gì được, biết đâu vì cố gắng mai mốt có khi sẽ thành công gấp bội thì sao"” Ba tôi nói rất đúng: “Biết bao nhiêu người muốn qua đây mà không thể đi được, tương lai mù mịt, không biết được ngày mai sẽ ra sao, nhiều người chỉ sống ngày nào hay ngày đó. Vậy mình có cơ hội phải biết nắm lấy.”
Tôi rất tiếc, lấy làm buồn khi thấy những người không biết nắm lấy cơ hội, qua đây để đua đòi theo cái này cái nọ. Có người qua được hai, ba năm cũng có người mới qua có mấy tháng.
Tôi không biết vì thời gian đầu qua đây, họ chán nản vì không biết tiếng Anh nên học không được rồi buông xuôi, mặc kệ. Hay vì một lý do nào khác như: lúc đầu mới qua không có bạn, rồi gặp được người nào tỏ ra thân thiện, ngọt ngào; kết bạn mà không cần xem bạn tốt hay xấu. Lâu ngày bị tật xấu “lây nhiễm”, mà chính họ cũng không biết được. Người xưa có câu thật hay thật chí lý “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Có rất nhiều lý do để đưa họ vô con đường xấu, nhưng một lý do rất quan trọng là sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ. Có thể vì cha mẹ của họ phải tần tảo làm việc kiếm tiền, lo cho cuộc sống mới nơi đất khách quê người, mà vô tình quên đi rằng bên cạnh họ còn có một đứa con trong thời kỳ phát triển, cần một sự chỉ bảo tận tình để đương đầu với cái xã hội hỗn tạp và hãy còn quá xa lạ đối với nó.
Cha mẹ hãy bỏ chút thời gian quý báu của mình để giải thích chỉ bảo cho con mình cái đúng cái sai, cách chọn bạn mà chơi. Vì trong cuộc sống đời thường có rất nhiều kẻ xấu luôn luônrình rập để dụ dỗ và bắt lấy tâm hồn non dại của những đứa trẻ.
Chính những điều đó làm cho con của mình cảm thấy vững tâm hơn vì nó tin rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để giúp đở nó trong bất cứ trường hợp khó khăn nào, Vì thế cuộc sống gia đình sẽ ngày càng gắn bó hơn. Hãy giúp đở đứa con còn thơ dại của mình đừng để tương lai tươi sáng của nó bị bóng đen xấu xa che khuất. Nếu mai sao này hối tiếc cũng không còn kịp nữa.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người Việt Nam mới qua nhưng học rất giỏi. Tôi thấy rất hãnh diện cho họ và cho cả những người Việt Nam hiện đang sống trên đất Mỹ này. Đó là những con người đầy lòng quyết tâm và chịu khó cho nên không ít những người Việt Nam đã thành công rực rỡ.
Chiến tranh năm xưa đã lấy đi quê hương, mái nhà thân yêu. Họ phải lìa bỏ những gì yêu dấu nhất, thân thiết nhất, ngay cả những người họ yêu thương để tìm đường tự do. Chính những đau khổ và nước mắt đó đã làm cho họ thành những con người sắt thép để vươn lên trong cuộc sống. Họ xứng đáng để hưởng, để sống hạnh phúc đầy đủ bên những gì họ đã tạo nên từ đôi bàn tay trắng.
“Sau cơn mưa trời lại sáng” những ngày đau khổ, những cái mất mát mà chiến tranh gây ra đã qua. Chúng ta hãy cùng vứt bỏ đi những niềm đau khổ như những cơn gió giá rét của mùa đông để vươn đến sự tốt đẹp rực rỡ như mùa nắng xuân.

TRẦN HẠNH DUY THANH

Ý kiến bạn đọc
17/08/201221:38:29
Khách
Mới qua Mỹ một thờii gian không lâu nên viết được thế này là lẽ đương nhiên.Vấn đề là:anh bạn trẻ thân yêu ơi,đừng quên câu:"Lửa thử vàng gian nan thử sức".

Chúc chú mạnh tiến để chứng tỏ rằng mình là vàng nhé!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,122,833
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến