Hôm nay,  

Buồn Vui Đời Tỵ Nạn

16/05/200100:00:00(Xem: 157362)
Bài tham dự số: 02-246B-vb056

Em,
Hai mươi năm trôi qua thật nhanh. Anh mới tưởng chừng như ngày hôm qua....
Anh hôn em để giã từ lên đường vượt biên, ở phía sau hang đá Đức Mẹ, nhà thờ Bà Chiểu. Em vừa khóc, vừa căn dặn anh nhớ giữ kỹ chai dầu gió xanh, phòng ngừa lúc ra khơi, thuyền anh bị sóng nhồi, anh có thể “cho cá ăn chè”.
Thế rồi, anh vội vàng ngồi trên chiếc xe ôm của Dượng Sáu, ba của cha T, để chạy vào cầu Bình Điền, địa điểm hẹn với người tổ chức vượt biên. Ở đó có sẵn ba má nuôi và hai đứa em nuôi của anh.
Cả gia đình được lệnh đứng phía sau mấy cây nước đá, người ta chở xuống Rạch Giá để ướp lạnh tôm xuất khẩu. Ở đây anh không tường thuật cho em nghe cuộc hành trình rùng rợn ngày đó. Anh chỉ vắn tắt ghi lại những buồn vui đời sống tỵ nạn của gia đình anh.
Như em biết, Ba nuôi của anh đã bị thủy táng, chết vì khát nước, thiếu nước (dehydrated) sau ba ngày bốn đêm lênh đênh giữa Thái Bình Dương.
Bà mẹ nuôi, hai đứa em nuôi và anh được đưa vào trại Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ theo diện hốt rác (tức là Sponsor Chùa đấy).
Em đâu có ngờ rằng, lúc xuống phi trường Oakland gia đình của anh bị khám xét te tua. Tại sao" Bởi lẽ không có hành lý trên tay, không valy, không cặp da, không túi xách. Trước ngực và sau lưng mỗi người, chỉ có nhét một tờ báo gấp làm tư cho đỡ lạnh. Lý do thứ hai mà “hộ khẩu” của anh bị khám xét là vì... phía đằng trước có hai mươi tám người Hmong, người nào cũng vác một cây chổi và một cái bàn xúc rác (dust pan), thế rồi đến lượt Mẹ nuôi anh và ba đứa tụi anh bước tới, nhân viên quan thuế hỏi:
“Where are your broom and dust pan"”
Bà mẹ nuôi của anh lẹ làng đáp:
“We are Vietnamese Refugees, Why should we carry along brooms and dust pans"”
Nhân viên quan thuế trả lời:
“You look like Hmong to us”
Em nghĩ buồn cười không" Rồi câu hỏi thứ nhì là “Tại sao không có hành lý"” Mẹ nuôi anh đáp “Too poor to afford luggage”.
Thế rồi gia đình anh được đứa về miền đất lành chim đậu này. Tiếc rằng gia đình anh phải vô cùng vất vả trong vấn đề tìm việc làm và nơi cư ngụ.


Bà mẹ nuôi của anh phải “Lao động” mỗi tuần sáu mươi tiếng đồng hồ để nuôi sống ba đứa con, một vừa mười lăm, một vừa lên 6 và một vừa lên 4 tuổi rưởi.
Lần đầu tiên bà ấy vào xin việc ở một trường đại học, có một cô thư ký người Mỹ gốc Nhật, kỳ thị bằng câu hỏi: “Have you ever been to an American College"” (Bà có bao giờ vào đại học ở Hoa Kỳ chưa).
Bà ấy cười và đốùp chát lại rằng: “Oh, yes. I begin my college life in the USA when you still wore diapers, Ma’am”.
Cũng như anh, lúc anh lên được lớp 11 trường Bolsa Grand High School, mẹ nuôi anh bảo anh xin Counselor giấy phép để đi làm part time ở Mc Donald Hamburger, thì anh chàng phỏng vấn anh hỏi câu này “Ở Việt Nam có nhiều ruồi không"” “Do you have many houseflies in Vietnam"” Anh cũng đỏ mặt mà phải trả lời: “Sure, we do. However our houseflies are fewer than yours"” Người phỏng vấn lại “How come"” (Tại sao) Anh liền thưa rằng “My country is too small. (Xứ tôi nhỏ bé) It’s about the size of Texas (Chỉ vào khoảng tiểu bang Texas thôi) so if you want to know the exact number of Vietnamese houseflies, you have to divide the number of American houseflies by 50 (vậy thì muốn biết số ruồi ở VN, xin lấy số ruồi của Hoa kỳ và chia cho 50) Besides, in this country, you have sold lots os houseflies catchers (Hơn nữa ở xứ này, các bạn bán nhiều đồ đập ruồi lắm cơ)
Vắn tắt hai ba câu chuyện để cho em ý thức được rằng, với anh, đây không phải là vùng đất hứa (It’s not a Promised land) đồng ý là con người được tự do, con người có dân chủ, tuy nhiên mầm mốùng kỳ thị vẫn còn tiềm tàng đâu đó, ngay trong lòng người.
Em lại hỏi anh “Sao anh không về thăm lại quê hương” Anh sẽ về khi nào có lá cờ ba sọc đỏ phất phới ở dinh Tổng thống ngày xưa, Anh sẽ về khi không còn tiếng súng. Mặc dù anh vẫn biết, anh phải đọc lên những câu ca dao này
“Ngày đi trúc chửa mọc măng,
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre.
Ngày đi lúa chửa đâm vè,
Ngày về lúa đã đỏ hoe cánh đồng.
Ngày em đi chửa có chồng,
Ngày về em đã tay bồng tay mang”

Vẫn như ngày xưa.
PHƯƠNG CAO

Ý kiến bạn đọc
27/02/201820:50:25
Khách
Cay đắng quá ! Hy vọng là cuộc sống của ông bạn bây giờ đả đở nhiều và tâm hồn củng vị tha , thanh thản hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến