Hôm nay,  

Buồn Vui Đời Tỵ Nạn

16/05/200100:00:00(Xem: 157312)
Bài tham dự số: 02-246B-vb056

Em,
Hai mươi năm trôi qua thật nhanh. Anh mới tưởng chừng như ngày hôm qua....
Anh hôn em để giã từ lên đường vượt biên, ở phía sau hang đá Đức Mẹ, nhà thờ Bà Chiểu. Em vừa khóc, vừa căn dặn anh nhớ giữ kỹ chai dầu gió xanh, phòng ngừa lúc ra khơi, thuyền anh bị sóng nhồi, anh có thể “cho cá ăn chè”.
Thế rồi, anh vội vàng ngồi trên chiếc xe ôm của Dượng Sáu, ba của cha T, để chạy vào cầu Bình Điền, địa điểm hẹn với người tổ chức vượt biên. Ở đó có sẵn ba má nuôi và hai đứa em nuôi của anh.
Cả gia đình được lệnh đứng phía sau mấy cây nước đá, người ta chở xuống Rạch Giá để ướp lạnh tôm xuất khẩu. Ở đây anh không tường thuật cho em nghe cuộc hành trình rùng rợn ngày đó. Anh chỉ vắn tắt ghi lại những buồn vui đời sống tỵ nạn của gia đình anh.
Như em biết, Ba nuôi của anh đã bị thủy táng, chết vì khát nước, thiếu nước (dehydrated) sau ba ngày bốn đêm lênh đênh giữa Thái Bình Dương.
Bà mẹ nuôi, hai đứa em nuôi và anh được đưa vào trại Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ theo diện hốt rác (tức là Sponsor Chùa đấy).
Em đâu có ngờ rằng, lúc xuống phi trường Oakland gia đình của anh bị khám xét te tua. Tại sao" Bởi lẽ không có hành lý trên tay, không valy, không cặp da, không túi xách. Trước ngực và sau lưng mỗi người, chỉ có nhét một tờ báo gấp làm tư cho đỡ lạnh. Lý do thứ hai mà “hộ khẩu” của anh bị khám xét là vì... phía đằng trước có hai mươi tám người Hmong, người nào cũng vác một cây chổi và một cái bàn xúc rác (dust pan), thế rồi đến lượt Mẹ nuôi anh và ba đứa tụi anh bước tới, nhân viên quan thuế hỏi:
“Where are your broom and dust pan"”
Bà mẹ nuôi của anh lẹ làng đáp:
“We are Vietnamese Refugees, Why should we carry along brooms and dust pans"”
Nhân viên quan thuế trả lời:
“You look like Hmong to us”
Em nghĩ buồn cười không" Rồi câu hỏi thứ nhì là “Tại sao không có hành lý"” Mẹ nuôi anh đáp “Too poor to afford luggage”.
Thế rồi gia đình anh được đứa về miền đất lành chim đậu này. Tiếc rằng gia đình anh phải vô cùng vất vả trong vấn đề tìm việc làm và nơi cư ngụ.


Bà mẹ nuôi của anh phải “Lao động” mỗi tuần sáu mươi tiếng đồng hồ để nuôi sống ba đứa con, một vừa mười lăm, một vừa lên 6 và một vừa lên 4 tuổi rưởi.
Lần đầu tiên bà ấy vào xin việc ở một trường đại học, có một cô thư ký người Mỹ gốc Nhật, kỳ thị bằng câu hỏi: “Have you ever been to an American College"” (Bà có bao giờ vào đại học ở Hoa Kỳ chưa).
Bà ấy cười và đốùp chát lại rằng: “Oh, yes. I begin my college life in the USA when you still wore diapers, Ma’am”.
Cũng như anh, lúc anh lên được lớp 11 trường Bolsa Grand High School, mẹ nuôi anh bảo anh xin Counselor giấy phép để đi làm part time ở Mc Donald Hamburger, thì anh chàng phỏng vấn anh hỏi câu này “Ở Việt Nam có nhiều ruồi không"” “Do you have many houseflies in Vietnam"” Anh cũng đỏ mặt mà phải trả lời: “Sure, we do. However our houseflies are fewer than yours"” Người phỏng vấn lại “How come"” (Tại sao) Anh liền thưa rằng “My country is too small. (Xứ tôi nhỏ bé) It’s about the size of Texas (Chỉ vào khoảng tiểu bang Texas thôi) so if you want to know the exact number of Vietnamese houseflies, you have to divide the number of American houseflies by 50 (vậy thì muốn biết số ruồi ở VN, xin lấy số ruồi của Hoa kỳ và chia cho 50) Besides, in this country, you have sold lots os houseflies catchers (Hơn nữa ở xứ này, các bạn bán nhiều đồ đập ruồi lắm cơ)
Vắn tắt hai ba câu chuyện để cho em ý thức được rằng, với anh, đây không phải là vùng đất hứa (It’s not a Promised land) đồng ý là con người được tự do, con người có dân chủ, tuy nhiên mầm mốùng kỳ thị vẫn còn tiềm tàng đâu đó, ngay trong lòng người.
Em lại hỏi anh “Sao anh không về thăm lại quê hương” Anh sẽ về khi nào có lá cờ ba sọc đỏ phất phới ở dinh Tổng thống ngày xưa, Anh sẽ về khi không còn tiếng súng. Mặc dù anh vẫn biết, anh phải đọc lên những câu ca dao này
“Ngày đi trúc chửa mọc măng,
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre.
Ngày đi lúa chửa đâm vè,
Ngày về lúa đã đỏ hoe cánh đồng.
Ngày em đi chửa có chồng,
Ngày về em đã tay bồng tay mang”

Vẫn như ngày xưa.
PHƯƠNG CAO

Ý kiến bạn đọc
27/02/201820:50:25
Khách
Cay đắng quá ! Hy vọng là cuộc sống của ông bạn bây giờ đả đở nhiều và tâm hồn củng vị tha , thanh thản hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến