Hôm nay,  

Người Việt Tuổi Già Ở Mỹ

16/05/200100:00:00(Xem: 163588)
Bài tham dự số: 02-244-vb0514

Người Việt ở Mỹ lúc tuổi già, những người nào đã hội nhập quen xã hội Mỹ và biết hiểu ít nhiều tiếng Mỹ thì còn tạm được, tinh thần không bị buồn khổ. Còn một số các cụ sang sau tiếng tăm không biết mấy, mọi việc đều phải lệ thuộc người thân hoặc con cháu, thì rất là khổ.
Mặc dù đã 70 tuổi nhưng tôi may mắn lái xe được nên chưa phải phiền con cháu. Có lần đi khám bệnh ở phòng mạch, tôi thấy 2 cụ. Một cụ bà có con gái đưa đi để mẹ ngồi chờ vào khám xong gọi con tới đón vui vẻ đi về. Trái lại, một cụ khác thì không biết con gái hay con dâu, ngay úc mới đưa tới nói năng đã nhấm nhẳng, nét mặt không vui như bắt buộc miễn cưỡng phải đưa đi.
Tôi có hỏi cụ là cụ có bao nhiêu người con, cụ nói: “Có 3 người ở Mỹ, 2 người ở VN” . Theo cụ cho biết, tại Mỹ, 2 người con cụ đều khá, công việc làm tốt, nhà cửa đều sang đẹp. Còn người ở VN thì quá nghèo lại đông con. Tôi hỏi cụ thích ở Mỹ hay ở VN. Cụ cho biết ở VN dù có nghèo nhưng thoải mái con cháu quây quần săn sóc, có họ hàng bà con bạn bè. Sở dĩ cụ cố chịu buồn khổ ở Mỹ vì cụ có tiền già tháng tháng còn có thể gởi về chút đỉnh giúp đở con cháu và họ hàng nghèo. Nếu không vì khoản tiền già ấy thì cụ về VN lâu rồi.
Nghe cụ kể mà thương, nhưng suy đi nghĩ lại thì con cháu cũng có nổi khổ của con cháu. Nếu bỏ việc lo cho cha mẹ già thì công việc làm gặp trở ngại, có chỗ bị mất việc là thường. Mà mất việc là khổ vô cùng, biết bao nhiêu thứ tiền phải chi tiêu hằng tháng: tiền nhà, tiền xe, tiền thuế, tiền học, tiền giữ con, linh tinh vv... những thứ kể trên không thể thiếu thứ nào được. Vì cuộc sống ở Mỹ nhiều thứ ràng buộc quá nên tuổi già và tuổi trẻ chẳng mấy khi được vui và vừa ý mình, gặp nhiều cái phiền.
Kỳ vừa rồi tôi có đọc được bài tường thuật một phái đoàn đi thăm Viện dưỡng lão ở Mỹ trong đó có nhiều cụ VN đang mong chờ cộng đồng giúp đỡ. Bài báo tả một số cụ bị lẫn, và một số các cụ còn tỉnh, có cụ chảy nước mắt, lăn hai giòng lệ chảy trên má nhăn nheo. Có cụ có con cháu lâu lâu đến thăm. Có cụ con cháu bận rộn ít thăm. Cũng có cụ bị bỏ quên không biết có con cháu hay người thân hay vì lý do gì mà không tới.
Một số cụ còn tỉnh táo hơn, thấy có người đến viếng thăm thì lấy làm mừng rở, vì các cụ quá buồn không ai tâm sự. Buồn khổ nhất là những cụ không biết chút tiếng Anh nào vì ngôn ngữ bất đồng, đó là cảnh trong viện dưỡng lão tại Mỹ.
Tôi cũng nhận được lá thư của ông chồng bà cô họ tôi (nói là cô tôi nhưng chỉ hơn tôi 1 hay 2 tuổi) nên chúng tôi tuổi tác sấp sỉ ngang nhau. Cô chú ở một tiểu bang miền Đông nước My.õ Trong thư, chú cho biết bà vợ bị bệnh thần kinh nặng, vì lúc nào bà cũng kêu mất tiền nghi người nhà lấy, suốt ngày bà lục lọi trong nhà đi tìm. Bác sĩ chuyên khoa thần kinh chữa trị hoài không khỏi. Nếu tình trạng này thì gia đình đành cho vào viện dưỡng lão để khỏi phiền đến chồng con. Đọc xong lá thư tôi cảm thấy buồn vô cùng. Tôi có viết một lá thư cho chồng cô tôi và các con của cô, khuyên can hãy tạm ngừng đưa bà vào viện dưỡng lão, vì các con của bà ở cùng một tỉnh chúng đều khá giả cả có đủ khả năng săn sóc mẹ. Thư tôi viết như sau:
Thưa chú và các em.
Đọc thư chú tâm sự về bệnh tật và tình trạng của cô, lòng cháu thật buồn. Đúng là ở Mỹ, khi tuổi già và bệnh tật, dù con cháu có thương cũng đành vào viện dưỡng lão thôi!
Đời sống ở Mỹ vất vả, con cái còn phải đi làm. Thấy không lo nổi cho cha mẹ thì cho vào Viện Dưỡng Lão đã có người lo. Tuy nhiên, họ có biết đâu khi các cụ vào đấy, là cảm thấy mình bị bỏ rồi, buồn tủi, thiếu sự thương yêu của người thân, vì ở viện dưỡng lão Mỹ rất khổ.
- Thức ăn uống không đúng khẩu vị.
- Ngôn ngữ bất đồng với y tá Mỹ.
- Không ai trò chuyện cả ngày chỉ nhìn qua cửa sổ với 4 bức tường.


Trong thư chú tả cô chưa đến nổi tuyệt vọng, còn nước còn tát, bao giờ cô bệnh nặng không biết gì thì hãy cho vào không muộn. Trì hoãn được cứ trì hoãn, chứ đưa cô vào lúc này, con biết bà sẽ chết mau trong sự cô đơn.
Các cụ ta đã có câu: “Đầy tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa” dù sao bà cũng có nhiều công lao với gia đình, tình vợ chồng, tình mẫu tử với 9 đứa con rất nhiều kỷ niệm vui buồn. Theo kinh nhà Phật, dù chú phải khổ với cô vì bệnh hoạn, đó cũng là cái nghiệp cô chú phải trả.
Lúc còn trẻ cô đã phải làm dâu ông bà nội, và các cô em chồng vì chú là con một. Khi đã 5 đứa con mới được theo chồng ra ở riêng. Vì chú nay đây mai đó đời nhà binh. Cả đời cô có bao giờ được ăn diện như những bà tá khác, lúc nào cũng dành dụm lo cho các con, cuộc sống của cô rất đúng là mẫu người đàn bà Việt Nam. Nếu không mất nước chú không bị tù tội cải tạo 12 năm khổ sở, cô không bị khủng hoảng tinh thần, thì có lẽ không bị bệnh như ngày nay.
Cô đã tần tảo lo tiếp tế thăm nuôi chồng trên 10 năm, nuôi con và lo tìm đường vượt biên cho từng đứa, còn đứa nào ở lại lo dựng vợ gả chồng đàng hoàng tử tế, cho tới khi chú ra tù, cô chú được đoàn tụ cùng các em tại Mỹ.
Bây giờ, tới Mỹ cô bị bệnh oái oăm là bệnh thần kinh. Nghe chuyện cô lên cơn thần kinh kêu mất tiền, làm khổ mọi người trong nhà, cháu chắc chú cũng hiểu những ám ảnh ấy do đâu mà có. Cho các con đi vượt biên lúc được lúc bị bắt mất hết còn phải đi nuôi tiếp tế lo chạy để được về, bệnh thần kinh kêu mất tiền là ở đó mà ra. Thôi chú nên bàn lại với các em và thương cô hằng ngày phải đối diện với căn bệnh của cô cũng khổ lắm.
Chú nên họp đại gia đình lại, mỗi người bớt một chút thì giờ tùy công việc làm, chăm sóc cô một chút. Mỗi ngày ít tiếng nhưng phải lo cho mẹ với lòng thành tâm, chứ đừng lấy cớ bận việc làm trốn trách nhiệm làm con, vì mình có các con mình sau này sẽ già như bây giờ.
Cháu từng nghe kể cách đây đã lâu có một ông Việt Nam ở một tiểu bang bên miền Đông nước Mỹ, có tổ chức làm lễ thượng thọ cho mẹ ông và đăng báo nói là ai cùng tuổi, cùng tháng với bà, mà muốn dự sinh nhật với mẹ ông, cho địa chỉ ông sẽ gởi vé máy bay và mời tới dự cùng với mẹ ông luôn cả xe đưa rước và phòng khách sạn. Ông mong sao cho mẹ ông vui. Cách hành xử của ông thật là hiếm có.
Trái lại, tại nơi cháu ở, có nhiều người Việt Nam giàu có và địa vị, cũng vẫn đưa cha mẹ vào dưỡng lão. Có người vì không thể chăm lo được nên đành là phải đưa vào. Cũng có người có thể để ở nhà nhưng lại sợ phiền và muốn rảnh tay. Cũng có rất nhiều người để bố mẹ ở nhà trông nom chăm sóc, vì hằng tuần vẫn có y tá đến nhà. Nói chung xã hội nào cũng có cái tốt và xấu. Đó là vài thí du,ï còn trong gia đình của cô chú cháu chỉ là người ngoài cuộc không ý kiến.

Cũng nhờ lá thư tôi gởi tới gia đình cô chú, mà cả nhà họp lại chia thì giờ, có hai đứa con gái nhỏ tình nguyện trông nom mẹ phụ bố, khi nào mẹ nặng lắm thì tính sau.
Còn phần chúng tôi may mắn còn mạnh khỏe, hiện vẫn còn được các con lo. Ở Mỹ không có gì nói chắc được vì còn tùy hoàn cảnh. Nếu được chăm lo cho tới lúc chết thì may mắn, còn nếu không may khi tuổi già bệnh hoạn phải vào dưỡng lão thì cũng đành chấp nhận.
Tôi sẽ làm tờ chúc thư về y tế khi bệnh nặng mà phải nhờ vào trợ sinh, khi mình không biết gì thì nên cho chết, đừng để sống làm gì, chỉ khổ cho chính mình và khổ lây cho các con cháu.
Trước sau cũng một lần chết, các con tôi rất ngoan và hiếu thảo, thường nói với chúng tôi: “Đời chúng con lo cho bố mẹ với khả năng của chúng con và luôn sợ bố mẹ buồn. Đời chúng con sau này không biết các con của con chúng sẽ đối với chúng con ra sao"”
Riêng tôi, từ lâu đã sẵn sàng chấp nhận, dù tới phiên mình phải vào viện dưỡng lão thì cũng khỏi phải buồn phiền con cháu.

KIM HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến