Hôm nay,  

Lỡ Thầy, Lỡ Thợ, Lỡ Cu Li…

11/04/200100:00:00(Xem: 152615)
Bài tham dự số: 02-213-vb0412


Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ cu li…

Đọc bài "Hai lá thư từ Mỹ Quốc" của ông Dương Ngọc Sum, hắn rất thích hai câu thơ trên. Thứ nhất là do hắn đã từng nhại Tú Xương. Thứ hai là hắn đã từng rơi vào cảnh "lỡ" sáu năm về trước khi gia đình hắn mới đến định cư ở đất nước của chú Sam.

Năm 18 tuổi, hắn tốt nghiệp trung học, rồi "cũng lều, cũng chõng, cũng đi thi." Nhưng với sức học của một học sinh tỉnh lẻ cộng lý lịch "con sĩ quan ngụy," hắn đành nhại Tú Xương để nói lên số phận mình:

Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi!

Phen nầy tớ hỏng, tớ đi ngay,
"Binh bét" từ nay, nhớ lấy ngày...

Nhưng nhờ sự "ưu việt" của chế độ xã hội chủ nghĩa nên mẹ hắn đã lo lót được để hắn khỏi phải trở thành "binh bét," khỏi phải cầm súng phục vụ cho chế độ đã đạp đổ gia đình hắn.

Thêm một lần "lều chõng" thì hắn lọt được vào trường Đại học Bách khoa Sài Gòn. Cũng nhờ Tú Xương, hắn tặng bạn gái:

Ông trông lên bảng thấy tên ông,
Ông nốc rượu vào, ông nói ngông.
Nhà ấy có cô con gái đẹp,
Lăm le xui bố cưới làm chồng!

Vào Đại học, hắn làm thợ… đủ thứ để bù thêm vào khoảng chu cấp hàng tháng của gia đình dành cho hắn. Sau 5 năm đèn sách, hắn ra trường với tấm bằng Kỹ sư. Theo dòng chảy của cuộc đời, hắn cũng có được một việc làm. Thế là từ thợ hắn lên thầy mặc dù hắn chưa từng có một học trò.

Thực ra lúc là sinh viên, hắn cũng đã lăm le nghề gõ đầu trẻ để kiếm thêm thu nhập. Tiếc thay khi tiếp xúc với đứa học trò đầu tiên, hắn đã cao chạy xa bay. Hắn giải thích với bạn bè: "Họ không có tôn sư, trọng đạo cho lắm." Hắn vẫn thường quan niệm: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư." Cho nên mặc dù dạy kèm kiếm sống, hắn cũng muốn được tôn trọng, như hắn tôn trọng thầy cô giáo hắn.

Còn culi thì hắn đã phải làm từ khi còn nhỏ. Sau ngày 30/4/1975, cha hắn vào lao tù Cộng sản. Mẹ hắn phải bồng bế gia đình hắn về ăn nhờ, ở đậu nhà ngoại. Anh em hắn lớn lên dưới sự thống trị của hai bà dì, chị em của mẹ hắn. Một bà thì lỡ thời, còn một bà chồng chết. Là đứa con lớn nhất trong gia đình, hắn biết làm culi từ đó.

Mặc dù đã kinh qua "vừa thầy, vừa thợ, vừa culi," hắn vẫn không bằng lòng với chính mình. Bỏ lại luỹ tre làng cùng cô gái đẹp nhà ấy, "bỏ thầy, bỏ thợ, bỏ culi," hắn cùng gia đình sang định cư ở xứ cờ hoa. Với tấm bằng kỹ sư và ba năm kinh nghiệm, hắn hí hửng với chú Sam: "Không thầy thì thợ." Nào ngờ… Hắn lại nhớ cụ Tú:

Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê!

Thế là hắn đi làm thuê. Từ một kỹ sư làm việc trong phòng có máy lạnh, có người pha trà, dọn dẹp, hắn lại mơ ước làm người dọn dẹp, pha trà nhưng không được. Hắn làm công việc rất nặng nhọc cho một hãng sản xuất cửa sổ (không phải cửa sổ dỏm của Bill Gates mà là cửa sổ thật để làm nhà.) Hắn đi từ cú shock việc làm đến cú shock văn hóa, ngôn ngữ… Hắn rất hoang mang, tuyệt vọng, nhiều lúc hắn:

Khi cười, khi khóc, khi than thở,
Muốn bỏ văn chương, học võ biền!

Sau những cú shocks ban đầu, hắn cũng cố gượng dậy để… chờ thời. Hắn hỏi thăm những người qua trước trong khu hắn ở về libraries, về colleges… Chắc đây là điều rất lạ trong một xóm lao động như xóm hắn ở nên đáp lại sự hăm hở của hắn là thái độ thù ghét. Hắn nghe sau lưng: "Mới qua Mỹ không lo đi làm, bày đặt…"

Sau nầy nghĩ lại, hắn tỏ ra thông cảm hơn với hàng xóm của hắn. Trong xóm có người làm một lúc đến ba jobs mà hắn gặp ai cũng hỏi thăm đường đến college. Không những hắn muốn tìm đường đến college cho chính mình mà hắn còn vận động người khác đi học. Thế là thiên hạ cho hắn biết thế nào là "ma cũ ma mới." Hắn cứ nghĩ "ma cũ ma mới" chỉ xãy ra trong tù. Nhưng mà khu hắn ở cũng không khác nhà tù lắm.

Số là gia đình hắn đi diện "đầu trọc." Không phải là cạo đầu trước khi đi, mà là không có người sponsor ở Mỹ. Có một hội "thiện nguyện" đứng ra sponsor gia đình hắn và những gia đình "đầu trọc" khác. Những gia đình này được họ đưa vào những khu apartments mà họ thuê được với giá rẻ nhất. Riêng gia đình hắn được xếp ở chung với một gia đình khác trong một apartment với hai bedrooms. Hắn cứ nghĩ người ta bỏ công, bỏ tiền ra giúp mình như vậy là quí lắm rồi!

Sau nầy khi một tờ báo địa phương nơi hắn ở phanh phui ra vụ hội "thiện nguyện" hắn mới biết là họ lãnh tiền của chú Sam để lo cho những người tị nạn mới đến như gia đình hắn. Thế là vì vài trăm dollars mà người ta đã tạo thêm cho hắn một cú shock nữa, ngoài cú shock "nửa thầy, nữa thợ…"

Thái độ thù ghét mà hàng xóm dành cho hắn là còn do cái đầu cứng của hắn. Thiên hạ đến nhà hắn mỗi weekend để giảng đạo, để thuyết phục gia đình hắn đi nhà thờ của họ. Họ tự xưng là con cháu của Chúa, từ đạo Mặc Môn đến đạo Tin Lành. Không những hắn không "giác ngộ đạo lý," mà hắn còn dùng "First Amendment" (Freedom of Religion) để đối lại họ.

Hắn bị chụp mũ là Cộng Sản vì hắn đã từng ngồi 17 năm trên nghế nhà trường Cộng Sản. Không phải là Cộng Sản nhưng hắn là người không tôn giáo (cha mẹ hắn đạo Cao Đài.) Hắn chủ trương thờ cúng, thừa hưởng những gì mà 4000 năm lịch sử của đất nước để lại.

Là người không tôn giáo nhưng hắn đau nỗi đau của Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ; hắn cảm nhận được nỗi mất mát của Phật tử khắp thế giới khi nghe tin phe Taliban ra lệnh đập phá toàn bộ tượng Phật ở Afghanistan.

Sau một năm đi làm thuê và bị biệt lập bởi hàng xóm, hắn tự hỏi:

Trải bấy nhiêu lâu vẫn thế ư"
Rằng khôn" Rằng dại"
Lại rằng ngu"

Hắn tự hứa ít ra cũng phải trả lại cho Ceasar những gì của Ceasar. Thế là hắn lại "lều chõng" đi thi TOEFL. Ngày được nhận vào college, hắn mừng chứ không vui, không "nốc rượu vào." Bởi vì hắn biết vào college là hắn lại phải đi tiếp "Con đường đau khổ, tập 2." Vả lại cô gái đẹp nhà ấy giờ đã "tay bế tay bồng." Thế thì "nốc rượu vào" chỉ "phí rượu" mà thôi!

Cuối cùng thì hắn cũng qua được "Con đường đau khổ, tập 2" để trở lại làm thầy (white collar worker.)

Giờ nầy ở tuổi gần bằng tuổi cụ Tú lúc qui tiên (Tú Xương mất lúc ông 37 tuổi,) hắn đang đi tìm một trong ba cái lăng nhăng mà cụ Tú truyền lại:

Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!

Atlanta, April Fool 2001
Hoài Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến