Hôm nay,  

Hành Trang Cho Tuổi Trẻ

09/04/200100:00:00(Xem: 135432)
Bài tham dự số: 02-211-vb0409

Trong một buổi họp mặt có khá đông Phụ Huynh ,Thầy Cô Giáo và những ngưới quan tâm đến nếp sống đạo đức gia đình và truyền thống văn hóa dân tộc một bà tuổi trung niên, gương mặt phúc hậu, phong cách từ tốn đứng dậy xin phát biễu. Đến phần kết thúc Bà nói:

- Con em của chúng ta bây giờ ở Hoa Kỳ khác xưa nhiều lắm. Trước đây ở Việt Nam, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, bây giờ ở Mỹ thì… Con đặt đâu Cha Mẹ ngồi đấy.

Cả phòng họp rộ lên tiếng cười. Những tiếng cười thật vô tư, trong khi ánh mắt người vừa phát biểu hằn lên một nét buồn sâu kín, biểu lộ sự bất lực mà các bậc làm cha mẹ đang phải chấp nhận trước sự đổi thay của con cái.

Tôi đảo mắt nhìn quanh, một vài phụ huynh còn lộ nét trầm tư trên khuôn mặt như để cảm thông cho những lời vừa phát biểu. Tôi thầm nghĩ "Có thật như vậy không hay chỉ là một câu nói đùa cho vui" Tại sao bà ấy lại có ý nghĩ như vậy" Do đâu tác động hay chính là thực tế của cuộc sống mà Bà đang phải miễn cưỡng chấp nhận hàng ngày đối với con cái""

Nhìn vào thực tế, cuộc sống đạo đức của các gia đình Việt Nam qua 25 năm xa Quê Hương với thế hệ con trẻ được sinh ra và lớn lên nơi hải ngoại có quan niệm sống phóng túng, dứt bỏ mọi ràng buộc của lễ nghi gia đình... chúng ta củng có phần nào e ngại.

Nhìn vào thực tế 25 năm qua tại hải ngoại, chúng ta có quyền hảnh diện và tự hào về sự phát triển nhanh chóng của con em chúng ta. Chẳng những hội nhập nhanh chóng, mạnh mẽ trên mọi phương diện, các em còn tỏ ra xuất sắc chiếm ưu hạng trong những kỳ tốt ngiệp Trung học hoặc Đai Học. Đặc biệt một số em chỉ mới dịnh cư tại Hoa Kỳ từ 3 đến 5 năm , khi mới đến chưa viết và nói tiếng Anh, vẫn tõ ra xuất sắc, đạt được những vị thế đáng kể sau một thời gian theo học tại các trường Trung hoc.

Trong thời gian phụ trách các lớp Việt ngữ tôi có dịp được tam sự với một số đông phụ huynh, đa số đều chung tâm trạng băn khoăn khi thấy con em mình không viết và nói trôi chảy tiếng Mẹ đẻ, đồng thời củng đang xa dần các truyền thống đạo đức tốt dẹp của dân tộc. Tuy lo ngai nhưng hầu hết đều không biết phải làm gì, vì suốt ngày bận rộn với việc mưu sinh đâu còn thời giờ để gần gũi dạy dổ con cái .

Một Bà Mẹ kể lại cho tôi:

"Có hôm thằng con trai lên Mười của tôi quấy rầy, tôi giận quá nhìn vào mặt nó quở mắng, mặt nó vẩn tỉnh bơ ngơ ngác. Sau khi nghe xong nó quay sang cô chị 18 hỏi bằng tiếng Mỹ “Mẹ nói cái gì vậy”, Đang lúc giận tôi củng tức cười. Thì ra tôi la rầy bằng tiếng Việt thằng nhỏ chẳng hiểu gì cả.”

Nói xong Bà đảo mắt một vòng nhìn lớp học rồi tiếp:

"Tôi nhất quyết cho cháu đi học Tiếng Việt đồng thời tôi củng bắt các cháu lớn phải nói tiếng Việt thường xuyên hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngày tôi và gia đình vừa đến Hoa Kỳ sau hơn 10 năm Tù Cải Tạo, chúng tôi ở tạm nhà người em. Vợ chồng người em chỉ có đứa con trai duy nhất tên Anh Tuấn đọc theo giọng Mỹ là Antoine 11 tuổi.. Antoine sinh tại Bỉ và cùng với Cha Mẹ định cư tại Hoa Kỳ từ lúc lên 3, Antoine không nói được Tiếng Việt nhưng lại nói tiếng Mỹ rất giỏi, từ âm giọng đến cung cách diển tả không khác gì trẻ con Mỹ. Nói chuyện với tôi Antoine dùng toàn tiếng Mỹ còn tôi chỉ bập bẹ vài câu còn rặt giọng Việt Nam.

Hai Bác Cháu mổi khi ngồi lại nói chuyện chẳng ai hiểu ai, đôi lúc Antoine tỏ vẻ khó chịu, riêng tôi củng cảm thấy ái ngại vì nói tiếng Mỹ tôi không bộc lộ được hết ý nghỉ còn nói tiếng Việt Antoine chỉ biết ngồi ngơ ngác. Hơn thế nứa Antoine chẳng có một chút khái niệm nào về đất nước và Dân Tộc Việt Nam nơi Ông Bà Cha Mẹ Chú Bác nó đã được sinh ra và lớn lên. Mổi khi xem phim thời sự có cảnh Việt Nam với một rừng xe đạp, xe gắn máy, xích lô, người gánh, kẻ bưng, đồng ruộng bát ngát với bầy trâu đang thảnh thơi nhai cỏ, lủy tre làng với con đường ngoằn ngoèo, Antoine thường tỏ ra chán nản quay sang nủng nịu với Mẹ:

- "Cái tụi" Việt Nam nghèo quá con không đi Việt Nam đâu.

Nhìn nét mặt và điệu bộ của Antoine tôi không cảm thấy buồn, trái lại thấy thương Antoine nhiều hơn .

Một hôm trong lúc vui tôi nói với Ba Mẹ của Antoine cố gắng dạy Tiếng Việt cho nó, riêng vợ chồng tôi và các con tôi cố gắng gần gủi Antoine hơn, dạy cho nó từng chử Tiếng Việt trong lúc vui chơi, đến khi Antoine biết khá tiếng Việt tôi kể cho Antoine nghe phong tục tập quán và chuyện cổ tích của người Việt Nam. Vài hôm sau, sau buổi cơm hai Mẹ con Antoine đứng nói chuyện, tôi nghe Mẹ nó nói với nó bằng tiếng Mỹ "

- Con là người Việt Nam, dù con có nói tiếng Mỹ thật giỏi, đứng bên cạnh bạn Mỹ chúng nó cũng không coi con là người Mỹ. Trái lại, đứng bên cạnh bạn Việt Nam mà con không nói được tiếng Việt thì bạn con sẻ coi con là người gì" Không là Mỹ mà củng chẳng là Việt Nam.”

Tôi đưa mắt nhìn, gương mặt Antoine lúc đó có vẻ suy nghĩ.

Những ngày sau đó có chuyển biến rỏ rệt. Antoine bắt đầu tập nói tiếng Việt nhiều, tuy giọng nói còn ngượng nghịu nhưng tỏ ra rất thích thú. Antoine thường gần gủi các con tôi hơn mổi khi đi học về đòi được nghe kể chuyện về Việt Nam. Hơn thế nữa Antoine còn tập ăn mắm nêm, mắm ruốc, nước mắm, khô chiên... và bây giờ sau hơn 10 năm Antoine nói tiếng Việt trôi chảy luu loát không thua bất cứ đứa trẻ nào sinh đẻ tại Việt Nam, cháu lại còn ao ước được về Việt Nam để ngồi trên chiếc xích lô đạp, được đi ăn các món ăn thuần túy Việt Nam.

Trở lại với cảm nghĩ ban đầu, tôi tự hỏi Truyền thống đạo đức của gia dình Việt Nam thực sự có còn đứng vững hay đã bị băng hoại"

Tôi xin được mạnh dạn trả lời rằng "Truyền thống đạo đức Việt sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Lịch sử dân tộc đã chứng minh hùng hồn qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu và gần 100 năm đô hộ giặc Tây.

Trên thực tế tuy có một số hiện tượng xảy ra do tác động và ảnh hưởng của Xã Hội văn minh, vật chất làm xáo trộn không ít định kiến của các bậc làm Cha Mẹ tuy nhiên tỷ lệ không đáng là bao và củng chẳng đáng để chúng ta quá lo ngại .

Thực tế cuộc sống đôi lúc làm cho một số phụ huynh bối rối, tuy hoàn cảnh mổi người có khác nhau nhưng chung quy "Vì Quá bận rộn với sinh kế, nhiều phụ huynh làm 2,3 công việc khác nhau một ngày vì thế không còn thời giờ và diều kiện để theo dỏi việc học hành, giao du củng như những chuyển biến tâm lý của con cái, để mặc cho con cái tự do sinh hoạt, tự do kết bạn với nhửng cuộc vui chơi vô hạn định, thiếu lành mạnh. Lâu dần con cái sẻ trở nên lạc lỏng không còn xem gia đình là cốt yếu mà chỉ tìm chổ dựa nơi bạn bè, xả hội. Nếu may mắn gặp môi trường tốt con em sẻ có dịp phát huy mà môi trường tốt do các em lựa chọn thì rất hiếm. Trái lại gặp môi trường xấu con trẻ sẻ trở nên hư hỏng rất nhanh chóng, đến khi cha Mẹ thấy được hậu quả thì đã muộn, thực tế phủ phàng làm cho đấng bậc làm cha mẹ dau khổ không ít.

Một số Cha Mẹ bắt chước theo các gia đình Mỹ, quá đề cao tự do cá nhân, không dám can dự vào các sinh hoạt cá nhân của con cái khi chúng vừa vượt qua tuổi 18. Nhưng thử hỏi thực tế khi đến tuổi 18 chúng có đủ khả năng và kinh nghiệm để chống chỏi với cạm bẩy và những quyến rủ của xả hội chưa"

Chắc chắn là chưa. Thực ra, chúng rất cần sự hổ trợ tinh thần qua những những sự chỉ dạy kinh nghiệm trực tiếp hay gián tiếp của các bậc làm cha mẹ.

Một số Cha Mẹ lại quá nghiêm khắc luôn ra vẻ đạo mạo khiến con cái ngần ngại khong dám gần gủi tâm sự. Mổi khi có việc cần chỉ đến với cha mẹ với thái độ lấy lệ, thiếu cởi mỡ luôn cảm thấy như có một cái hố ngăn cách., lâu dần tình cãm giửa cha mẹ và con cái trở nêm khô khan nhạt nhẻo, từ đó các em xa dần mái ấm gia dình xa dần người thân tìm nguồn an ủi nơi bạn bè và xả hội.

Trở về với quan niệm "Con đặt đâu Cha Mẹ ngồi đó" qua một số sự kiện
Quan niệm nầy củng chỉ là nhửng tác động bình thường trong cuộc sống gia đình vì chính chúng ta, nhửng bậc làm cha mẹ chưa gần gủi, chăm sóc và lo lắng cho con cái đúng mức. Đôi khi còn quá nuông chiều. Thực tế xả hội có rất nhiều cạm bẩy và quyến rủ lúc nào củng chực đưa con em vào đường hư hỏng, nếu chúng ta những bậc phụ huynh với số vốn kinh ngiệm sống dồi dào, không bõ lở bất cứ cơ hội nào để gần gủi con cái, tạo cho chúng thói quen xem gia đình là chỗ dựa chính yếu, là niềm tin vửng chắc để bước chân vào đời, chắc chắn con em của chúng ta sẻ biết quý trong giá trị thực tế của gia dình, xem cha mẹ là những vị Cố Vấn tối cần thiết cho việc xây dựng cuộc sống không gì có thể thay thế được.

Việc khuyến khích con em chúng ta sớm hội nhập vào cuộc sống Hoa Kỳ là điều mà các bậc phụ huynh như chúng ta phải luôn quan tâm.Tuy nhiên nếu chúng ta không lưu y tạo điều kiện cho con em có một ý thức căn bản về việc duy trì và phát huy những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp, thì trách nhiệm chính là ở chúng ta.

NGUYỄN HỬU CỦA
3/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến