Hôm nay,  

Rison, Arkansas: Ấm Áp Tình Người...

07/04/200100:00:00(Xem: 171990)
Bài tham dự số: 02-209-vb0407

LeThanhGiai1(Hình: Từ trái: Danny L. Jacks, Lê Thành Giai-Jacob và các bạn sau buổi đi câu).

Cuối cùng, tôi cũng được rời khỏi Việt Nam vào một ngày cuối tháng 6 năm 2000, ngừng vài ngày dưỡng sức tại San Jose, CA, rồi tiếp tục bay đến Arkansas, quê hương của con người nổi tiếng Bill Clinton, cũng là nơi trưởng thành của bạn tôi, Danny L. Jacks.
Nhìn lại lộ trình di chuyển Sài Gòn - Los Angeles - San Jose - Houston - Little Rock, mất khoảng hơn 30 tiếng đồng hồ và thêm một tiếng rưỡi đường bộ đến địa chỉ 660, Homer Johnston Road, Rison, AR 71665. Sau 28 năm chia tay tại LZ Bronco, 11th Inf Bde, APO SF, CA 96217, Đức Phổ, Quảng Ngãi, chúng tôi được gặp lại nhau, một cuộc hội ngộ tưởng như không thể có trong vốn tưởng tượng phong phú của tôi và Danny. Và ấn tượng tốt đẹp về nước Mỹ cũng bắt đầu từ cuộc gặp gỡ đó.

10.4.2000
Danny Jacks thật sự bị "sốc" ngay sau khi nhìn thấy tên và địa chỉ người gởi e.mail: [email protected]. Jacks nói với vợ mình, Josie Maecell: "Tôi cứ tưởng người bạn Việt Nam đã chết".
Tương tự, trong hồi ức của tôi, Trung sĩ Danny L. Jacks, toán trưởng viễn thám Oregon, Trung đội 1st, Biệt đội E.51, G.75, Sư đoàn Bộ binh Americal, APO: SF CA 96374 (Chu Lai,Việt Nam), chắc cũng đã có tên trên bức tường ở Arlington, Washington DC từ lâu.

26.3.2000
Tôi may mắn tình cờ gặp Steve Lemire tại khu phố "Tây ba lô", khu Đề Thám, Sài Gòn. Steve là thành viên trong đoàn cựu binh Mỹ trở lại thăm viếng chiến trường xưa tại Việt Nam, một tour thuộc chương trình Quest For Healing do Walter Bacak, một cựu viễn thám của Lữ đoàn 1st Sư đoàn 101st Kỵ Binh Không Vận Hoa Kỳ, đứng ra tổ chức cho những chiến hữu đang vướng phải Hội Chứng Sau Chiến Tranh (Post Traumatic Stress Disorder).
Chiếc T-shirt của Steve mặc có hàng chữ phía trước ngực áo: LRRP Association, E.51, G.75 và huy hiệu Americal, đã giúp tôi nhận diện được một trong những đơn vị cũ. Steve mở tròn mắt, đầy ngạc nhiên khi tôi hỏi: Ở Americal LRRP (Long Range Reconnaisance Patrol) anh có biết Danny Jacks không"
"Đó là toán trưởng của tôi. Anh ấy hiện còn sống và là một trại chủ ở Arkansas" - Steve trả lời như không thể tin rằng sau bấy nhiêu năm lại có một người Việt Nam hỏi đến tên Danny Jacks tại… trung tâm thành phố Sài Gòn.
Từ địa chỉ e.mail do Steve chuyển qua computer, tôi và Jacks nối lại tình thân sau gần 30 năm xa cách. Những kỷ niệm sống chết bên nhau trong vài chuyến công tác ở Trà Bồng, Gia Vực (Quảng Ngãi), những ngày vui đầy tiếng cười và nước mắt với nhiều bạn hữu ở Lữ đoàn 11st, LZ Bronco, APO: SF CA 96217 (Đức Phổ) được Jacks nhắc lại khá chi tiết.

Những ngày sau đó, e.mail của Jacks đã thật sự mang đến cho tôi tràn đầy niềm an ủi, gần như xoá đi những buồn phiền tủi nhục tồn tại trong tôi sau 7 năm lao động ở Kinh Tế Mới, 8 năm không có việc làm... và tiếp đến một cuộc sống không có ngày mai, chung quanh những tên Cộng Sản, những tên xu hướng .. luôn tìm cách chèn ép, dẹp bỏ sự tự do của những người thuộc chế độ cũ. Jacks và Marcel báo cho tôi biết đang có những nỗ lực để giúp tôi sang Mỹ.

Giữa ánh nắng gay gắt hay trong đêm yên tĩnh của Sài Gòn, tôi luôn cảm thấy những bàn tay bè bạn đang đưa ra đón nhưng tôi không thể với tới. Jacks liên tục nhắc nhở tôi trong e.mail: "Viễn thám không bỏ rơi chiến hữu". Và một lần nữa tôi nhớ ra, mình đã chiến đấu bên cạnh những người bạn có lòng chung thủy.

26.6.2000
Cuối cùng tôi đã đến được nước Mỹ; một cuộc hành trình có nhiều chi tiết để kể lại mà không ai có thể tin là sự thật. Có thể đó là kết quả cầu nguyện của Marcell, của Jacks, của câu chuyện gặp lại nhau sau gần 30 năm giữa tôi và Jacks ... đã làm cho những người bạn Việt cảm động và quyết định tìm mọi cách giúp tôi ra đi an toàn... từ cửa sổ interview của American Consulate HCMC ngày 21.6, qua cửa khẩu Hải Quan sân bay Tân Sơn Nhất ngày 26.6 và bay trên chuyến bay BR 392L của Eva Air đến Los Angeles trong mùa cao điểm, mà trước đó hai ngày, tôi nhận được thông báo từ các airlines rằng không còn seat available trong tháng 6 và tháng 7.2000.

4.7.2000
Ngồi bên Jacks để nghe người bạn nay đã nặng gần 200 lbs nhắc những kỷ niệm về Việt Nam sau 18 tháng chiến đấu và niềm ưu tư rất khó chia xẻ với bất kỳ ai chung quanh sự thất thủ của quân đội miền Nam, tháng 4 năm 1975.

Marcel cho hay, sau ngày trở lại đời sống dân sự tại quê nhà, Jacks luôn tìm cách đưa chuyện chiến tranh Việt Nam, như một đề tài chính, vào sinh hoạt ở cộng đồng Rison; trong đó có những người bạn Việt Jacks yêu mến, và về tôi, một Trung sĩ Thông Dịch Viên khoá 4/66 của QLVNCH, bằng một tấm lòng và nỗi nhớ.

Chắc chắn, người toán trưởng gan dạ đó, cũng là niềm hãnh diện của cộng đồng Rison, Cleveland County, đã kể đi kể lại nhiều đến nỗi khi tôi đặt chân đến Rison, sau cái bắt tay chào hỏi, hình như ai cũng nói rằng đã biết khá rõ về tôi, người bạn Việt Nam của Jacks.

Jacks rất kính trọng những tấm gương can đảm của các thuyền nhân Việt Nam. Theo Jacks, trường hợp của tôi cũng có nét gần giống như thế. Jacks và Marcell đã đưa tôi đến Department Of Labor ở Little Rock, INS Memphis, Tennesee, để bảo lãnh cho tôi được ở lại Rison. Trong thư bảo lãnh Jacks viết: "Bạn tôi là một chiến sĩ QLVNCH. Sau 75 bị đưa đi lao động, nay tiếp tục bị Việt Cộng đối xử phân biệt. Tôi muốn bạn tôi có được những gì như tôi có ở đây."

Vũ khí của những chàng trai săn heo rừng ở Rison: giây thừng, D ring, chó săn. Những cái bẫy sập thiết kế khá đơn giản theo kiểu bẫy chuột, được đặt tại các địa điểm có heo rừng lui tới, và món bắp nẩy mầm là mồi nhử.

Maggi, cô chó săn 3 tuổi đầy kinh nghiệm, được Gregg Jacks cho lọt vào chuồng đã khôn ngoan tránh né cú tấn công của con thú đang nổi giận .. rồi bằng thế ngoạm phản công chớp nhoáng đúng vào tai trái địch thủ, đè nghiến hẳn đầu tên lợn rừng sát đất. Gregg và Paul xông vào chuồng cùng lúc. Gregg tóm hai chân sau con ác thú, bẻ qua một bên vô hiệu hoá sức rướn, trong lúc Paul vặn chéo cặp chân trước chặn đứng những cú cào loạn xạ nhưng đầy cố gắng để giải thoát chiếc tai đang nằm trong đôi hàm mạnh mẽ của Maggi. Trong chớp mắt, con vật hung dữ bị hai người một chó căng ra rơi vào thế bất động và bị các bàn tay lành nghề trói nghiến. Với những con chó săn khôn ngoan, dầy dạn chiến trận, Gregg và các bạn hữu đã từng bắt sống rất nhiều lợn rừng, trong đó có cả những tên có nanh dài hàng tấc, loại heo rừng độc chiếc rất hiếu chiến.

Danny Jacks nói đến mùa săn nai bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến hết tháng 1 năm sau. Hình như tất cả 1,258 cư dân Rison, Cleveland County đều mặc quần áo ngụy trang vào thời gian đó. Có khoảng vài trăm club săn bắn. Tiếng súng và tiếng chó săn vang đều trong mọi cánh rừng. Kết thúc mùa săn, freezer nhà nào cũng đầy ắp thịt nai. Bản tin địa phương đưa tin tổng kết những club, những tay săn hay nhất và những tay súng săn hạ được con mồi đầu tiên; Brandye Jacks, vợ của Gregg, cô con dâu kiều diễm của gia đình Jacks và Marcell, mẹ của Kirsten và Jacob, một nữ bác sĩ của Rison, từng đứng đầu trong danh sách danh dự.

Jacks rất tự hào với thế hệ nối tiếp ở Rison, Arkansas. Người ta có thể thấy những cảnh sống thật bình thường ở một nơi xa với thủ phủ Little Rock chừng hai giờ lái xe, mà Jacks từng viết trong thư cho tôi la.ø .. vùng thôn quê của miền nam nước Mỹ. Trong khung cảnh đó, hình ảnh những chàng trai trẻ trong trang phục football, baseball trên sân bóng, trên máy cày, thấp thoáng sau các trang trại nuôi gà thịt, trong rừng cây thông, ngồi trước computer, đi bắt heo rừng, mùa đông săn nai, mùa xuân câu cá .. họ đến trường vào ngày thường, đến nhà thờ ngày chúa nhật, bằng các loại xe Mỹ, quần levis, giầy ủng cao gót, robe thời trang, khuôn mặt rạng rỡ nét trang điểm quý phái, nụ cười hiếu khách, hãnh diện nhưng khiêm nhường trên miền đất sinh ra và lớn lên. Học thức, năng động, dũng cảm, yêu nước .. đó là những gì tôi muốn nói về thế hệ trẻ ở Rison, Arkansas.

Jacks nói: "Cuộc chiến Việt Nam đã già nua xa lắc xa lơ, nhưng quan điểm của người dân Rison đã trẻ lại. Thế hệ trước đã không còn tránh mặt chúng tôi hoặc xem chúng tôi, những người lính trở về từ Việnam là những baby killer hay women killer, nhưng họ đã đẩy tất cả hậu quả của cuộc chiến đó đến trước mặt chính phủ. Sự nhận định sáng suốt nầy đã giúp cho giới trẻ Rison có cái nhìn thoáng hơn, có trách nhiệm đóng góp về những gì dính líu đến chiến tranh của nước Mỹ. Chiến dịch Desert Storm thành công nhờ vào ý kiến chung của người dân nước Mỹ; trong đó có những ý kiến tích cực của cộng đồng Rison. Đã qua rồi thời kỳ độc diễn của chính phủ trong mọi vấn đề đối ngoại có liên quan đến uy tín của nước Mỹ".

Sau vài tiếng đồng hồ cả gia đình cùng nhau đi câu vào buổi chiều cuối tuần, fillet cá Bat chiên là thực đơn chính cho bữa ăn tối. Ở Việt Nam có loại cá nầy không" Các bạn đi câu như thế nào" Việt Nam ở đâu" Cô bé 6 tuổi Kiersten hỏi mẹ, Brandye Jacks. Ở xa lắm, hôm nào có bản đồ mẹ sẽ chỉ cho. Oâng nội nói với con, ông nội yêu Việt Nam - Kiersten nói.

Đã bao nhiêu lần Jacks kể với gia đình về rừng xanh núi biếc ở những vùng đất Jacks đi qua: Trà Bồng, Sơn Hà, Gia Vực, Ba Tơ, Minh Long. .. về những bãi biển tuyệt đẹp ở Sa Huỳnh, Chu Lai .. về những người dân nghèo miền Trung khốn khổ vì cuộc chiến .. Trong hồi ức của Jacks là những giọng hát trầm bổng của bài mẹ ru con ngủ, những món ăn địa phương đậm đà hương vị trong mùa đông .. mười tám tháng chiến đấu ở Việt Nam, 3 tháng nằm bệnh viện trước khi giải ngũ, trong tim người cựu chiến binh hào hùng ngày nào vẫn chứa đựng hàng hàng lớp lớp kỷ niệm không quên, không nhớ hết, mơ hồ bãng lãng, đã làm cho tâm hồn vẫn còn trẻ trung của chàng trai Rison đôi lúc phải xao động khi chợt nhớ lại sau bấy nhiêu năm trời chia tay với vùng đất xa xôi đó.

Những chiếc xe vận tải khổng lồ và xe nâng của Tyson đến và mang đi lứa gà thịt đúng ngày của trang trại Jacks. Nhân công người Mễ làm việc cùng với máy móc gần suốt đêm. Một tuần nghỉ ngơi, thêm một tuần sửa sang, vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị cho lứa gà khác vào chuồng. Mỗi lần như thế, gần 100 ngàn chú gà mới nở chừng hai ngày được Jacks và hàng chục láng giềng đồng nghiệp tiếp tay thả xuống chuồng từ những chiếc xe van. Đó là công việc vần công trong mỗi lần thả giống, xây nhà, dựng chuồng trại. Tương tự những công việc khác, mọi người tiếp tay nhau, giúp đỡ nhau như chính công việc của mình. Một cộng đồng đầy ắp tình người. Dĩ nhiên, tôi là chủ gia đình - Jacks nói với nụ cười - nhưng người chủ thật sự là Josie Marcell Jacks, mẹ của hai đứa con yêu quý: Cindy Jacks và Gregg Jacks. Sau 15 ngày sống trong gia đình bạn, dường như tôi đang học được sự bình đẳng trong cung cách cư xử, cùng chia xẻ trách nhiệm yêu thương chăm sóc con cái.

Jacks hướng dẫn cho tôi kỹ thuật câu cá 100% Rison, kỹ thuật... hồi hộp đi theo đuôi để xem Gregg và các chàng trai khác bắt sống heo rừng bằng tay không, kỹ thuật chăn nuôi gà thịt, lái xe truck, lái máy cày… Jacks có vẻ hãnh diện với láng giềng về sự tiến bộ của tôi.

Riêng tôi tin rằng, một ngày không xa tôi sẽ trở thành một Arkie (người dân Arkansas) đúng nghĩa. Tôi thật sự muốn chứng minh với cộng đồng người Mỹ ở Rison rằng, người lính QLVNCH ngày nào cũng có những khả năng tương tự như niềm tự hào của họ là Danny Jacks.

Tôi nhớ lại, toán Viễn thám có tên Oregon, thuộc trung đội 1, tăng phái cho Lữ đoàn 11st Bộ binh Hoa Kỳ, Danny L. Jacks là toán trưởng, luôn được Thiếu tá Perkin, Trưởng phòng 2 Lữ đoàn, giao nhiệm vụ thám sát tại những địa danh khá nguy hiểm: Gia Vực, sát biên giới Kontum, là căn cứ địa hiểm trở của Sư đoàn Sao vàng CSBV, Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long .. những nơi đóng quân thường trực của bọn chủ lực miền.

Tôi nhớ, mình đã lo ngại cho toán của Jacks như thế nào khi biết được đường vào thì dễ nhưng đường ra rất gian nan. Tôi nhớ đã thức trắng đêm chờ sáng để cùng với rescue team đổ vào để lôi toán của Jacks ra khỏi sự truy đuổi của bọn CSBV. Tôi nhớ mình đã bồn chồn thế nào khi nghe tin toán của Jacks chạm địch.

Tôi nhớ không biết bao nhiêu lần mình đã đứng trước Trung Tâm Hành Quân (TOC) để chờ thấy được... trong hoàng hôn, tiếng trực thăng rõ dần, chiếc slick chở toán của Jacks lượn một vòng trước khi đáp xuống helipad, phía sau là hai chiếc trực thăng võ trang Shark yểm trợ từng đoạn đường bay về của Oregon team.

Tôi nhớ Jacks rời trực thăng đầu tiên, sau ba ngày luồn lách trong rừng sâu, mặt vẫn còn nét vẽ ngụy trang xanh và đen, tay cầm dây thừng trói chặt một tên CSBV, miệng cười... Nụ cười đó, giọng nói Arkie của người toán trưởng tài giỏi của Americal LRRP, đã tạo ấn tượng khá mạnh trong tôi; đó là lý do vì sao sau bao nhiêu năm xa cách tôi vẫn nhớ cái tên Danny L. Jacks.

Tôi sẽ lại bay về California, ở đó, tôi muốn bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với chính những người dân Việt yêu mến. Tôi cũng muốn biết đó biết đây khi còn có sức đi đây đi đó. Tôi chỉ muốn làm việc ở Cali một vài năm rồi quay về Rison sống vĩnh viễn. Jacks và Marcell chiều ý tôi. Tưởng như có một bàn tay vô hình và đầy quyền năng đã dựng nên sự an ủi tuyệt vời dành cho tôi, ngược lại với những nỗi thống khổ tôi phải chịu đựng sau hơn 25 năm.

Tôi đang sống trên quê hương thứ hai, nơi có sự tự do thật sự, nhiều cơ hội xây dựng cuộc sống mới bằng chính sức lao động của mình, hưởng sự bình đẳng... và những giúp đỡ chân tình của các chiến hữu đã từng đến Việt Nam chiến đấu vì sự tự do của đất nước tôi.

Ngày mai tôi sẽ tạm chia tay với Danny Jacks, Marcell, Gregg, Cindy, Kirsten, Jacob... và Maggi, nhưng một nửa trái tim tôi sẽ để lại cho quê hương thứ hai, Rison, Arkansas.

Lê Thành Giai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến