Hôm nay,  

Cám Ơn Gia Đình Bác Tám

18/03/200100:00:00(Xem: 242368)
Bài tham dự số: 02-192-VB0319

Tác giả Nguyễn Văn Hưởng 52 tuổi, định cư tại San Diego, đã góp cho giải thưởng nhiều bài viết đặc biệt. Bài đầu tiên là những chuyện kể ý kiến về sự biến thiên quanh “cái tên”. Bài thứ hai, “Hoa Ve Chai” kể vềø những tấm lòng ông ghi nhận được trong ghề nghiệp mua bán các vật dụng phế thải. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.



Đầu tháng bẩy 1977, Thảo bắt đầu làm lại cuộc đời nơi thành phố San Diego ấm áp. Ngoài việc lo hội nhập vào cuộc sống mới, cũng như mọi người, Thảo luôn nghĩ đến việc khôi phục lại quê hương. Các đoàn thể chính trị ngày ấy mọc lên như nấm, nhưng cũng tàn rất nhanh.
Nhận thấy mình không có khả năng "yêu nước" bằng sinh hoạt chính trị. Thảo chuyển sang hoạt động xã hội. Nói đúng ra là tiếp một tay, góp một tiếng nói trong việc cứu trợ đồng bào tỵ nạn. Thấy Thảo làm những việc "tào lao" anh bạn thân đã đến giải bày và khuyên can.
- Bạn phải biết, Cộng sản như căn bệnh ung thư, còn thảm trạng tỵ nạn là bệnh ngoài da. Bạn chỉ chữa bệnh ngoài da thì làm sao bệnh nhân khỏi hẳn được. Nếu mình tiêu diệt được Cộng sản, đương nhiên thảm trạng tỵ nạn không còn. Nếu mỗi người đều góp bàn tay, thì sẽ thu ngắn ngày trở lại quê hương.
Sau mấy đêm trằn trọc, Thảo tìm bạn để phân trần cái "lý tưởng" của mình.
- Ngày xưa chiến đấu chống Cộng, cũng có rất nhiều đồng bào lánh nạn đến với mình. Chúng ta không thể bỏ mặc đồng bào, dù ai cũng biết nếu Cộng sản bị tiêu diệt thì sẽ không còn đồng bào chiến nạn. Nhưng lúc ấy, chúng ta vẫn một tay cầm súng một tay ôm đồng bào. Mình rất đồng ý với bạn việc phục quốc trong lúc này là ưu tiên hàng đầu, nhưng không vì thế mà bắt mọi người phải cầm súng tất. Nếu tôi gượng ép mình vào lãnh vực tôi không thích và thiếu khả năng, không những hại cho tôi mà còn lây qua đoàn thể.
Và cũng nhờ suy tư như vậy, nên Thảo càng mạnh dạn hơn để xông vào con đường mới chọn.
Để kêu gọi giúp đỡ đồng bào các trại tỵ nạn Đông Nam Á, báo Trắng Đen tung khẩu hiệu. "lá rách đùm lá tả tơi", rồi các đoàn thể tôn giáo cũng góp lời kêu cứu. Nhưng thành công về mặt tài chính và làm việc hiệu quả nhất phải kể đến Ủy Ban Báo Nguy Cứu Giúp Người Vượt Biển (UBBNCGNVB) của ông Nguyễn Hữu Xương mà trụ sở chính tại San Diego.
Thảo cũng là một thuyền nhân, nên hiểu những ngày lênh đênh giữa sóng to gió lớn mình mong và cầu cái gì. Tất cả những điều ấy, UBBNCGNVB đã làm được.
Qua những đoạn phim quý báu thu được tại hiện trường, Thảo nghe được rõ ràng lời kêu cứu thảm thiết của đồng bào giữa sóng gió biển khơi, nghe được tiếng đáp trả đầy yêu thương lo lắng từ trên bong tàu cứu nạn, thấy được những người đói khát được vớt lên, thấy được niềm hân hoan trong ánh mắt trẻ thơ, thấy được những vỗ về an ủi, thấy được những giọt nước mắt cùng những nụ cười mừng vui biết chắc mạng mình được cứu giữa biển khơi.
Mấy năm trời gắn bó với Ủy ban, Thảo chỉ biết có hai người, ông Nguyễn hữu Xương biết tên nhưng chưa một lần tiếp chuyện và ông Phan lạc Tiếp, liên lạc mỗi khi gởi tiền. Xin cám ơn hai ông cùng mọi người trong ủy ban, những việc quý vị làm sẽ mãi mãi trong tâm khảm những người đồng hương được cứu vớt và là một điểm son trong trang sử tỵ nạn Cộng sản của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Sau ngày UBBNCGNVB chấm dứt hoạt động, Thảo quay sang tiếp tay cho ông bạn, một Giáo sĩ Anh giáo, một "chuyên viên" bảo trợ cho đồng bào tỵ nạn theo diện "hốt rác". Một hôm vì bận, ông nhờ Thảo ra phi trường đón một gia đình từ đảo sang, Thảo nhận lời ngay, nhưng khi nghe đến tên người mình đón, Thảo muốn chùn bước. Mới nhận xong, giờ lại từ chối, Thảo không làm thế được, nên đành câm họng.
Lại một đêm không ngủ vì giằng co với chính mình, Thảo cầu nguyện nhờ Thiên Chúa giúp sức và dẫn dắt để mình đi đúng đường. Vâng gia đình mà Thảo phải đón, họ là người Việt gốc Hoa. Mà nhắc đến người Hoa là câu hát "một ngàn năm đô hộ giặc tàu…" lại vang lên.
Những ngày còn học Anh văn trong lớp ESL, một bạn tù cũ gốc thầy giáo sử đã "anh dũng" phùng mang trợn má trình bày bằng vốn liếng Anh ngữ hạn hẹp về "kẻ thù phương Bắc"ø của dân Việt.
Đến giờ chơi Thảo tâm sự cùng bạn:
- Mình sang đây sống nhờ vào tình thương người khác, việc kêu gọi hận thù mình thấy không nên đề cập giữa đám đông, nhất là đám đông đến từ trên hai mươi quốc gia trong lớp mình. Với lại lịch sử Việt nam mấy ai hiểu, mà dù có hiểu, họ đứng về phía nào đây, bênh mình hay bênh Tàu, chuyện Tây Tàu anh em đóng cửa bảo nhau được rồi.

Lời khuyên bạn ngày nào, đêm hôm ấy Thảo phải mang ra để khuyên chính bản thân mình. Người Mỹ nhìn chúng ta thế nào trong những ngày đầu của cuộc sống tỵ nạn" Nếu không có tình thương và sự bao dung thật sự, chắc chắn chúng ta không thể hội nhập sớm và có nhiều cơ hội vươn lên như hôm nay. Nghĩ đến đây Thảo cảm thấy người nhẹ hẳn đi.
Đánh thức vợ dậy vào giữa đêm để chia sẻ những ưu tư vừa được giải tỏa. Mặc cảm của vợ không quá to lớn, vì vậy sự "căm thù" được xóa bỏ nhanh hơn.
Tuy lần đầu sửa soạn đón người tỵ nạn, nhưng mọi việc thật đơn giản. Chỉ cần nhớ lại mình muốn gì, cần gì trong những ngày đầu đến Mỹ là có ngay một chương trình hoàn hảo.
Vợ Thảo soạn lại dàn nhà bếp, chiết ra nào chén bát nồi niêu xoong chảo, khăn lau... Cần nhất là chăn mền, chỉ trừ những ngày nắng gắt, còn ngày nào cũng lạnh đối với người bên đảo mới sang. Nồi cơm điện to nhất được bắc lên, cái gì chớ món cơm là tối cần thiết sau những chuyến bay dài.
Vài giờ trước khi ra phi trường, Thảo đưa vợ ra chợ mua thức ăn cho bữa tối cùng thực phẩm trong tuần.
Thảo ghé tai vợ dặn:
- Nhớ mua xì dầu, "chú ba" không ăn nước mắm.
Mua sắm xong, vợ chồng Thảo mang hết đến căn chung cư hai phòng ngủ được vị Giáo sĩ mướn sẵn. Nhìn căn nhà trống trơn, gợi cho vợ chồng Thảo nhớ lại những ngày đầu lập lại cuộc đời.
Tại phi trườnmg, qua dáng dấp bề ngoài, Thảo nhận ngay được đối tượng mình đang chờ đợi. Thảo tiến tới thật nhanh vì không muốn thân chủ mình mất thêm thời gian lo âu hồi hộp.
- Xin lỗi, anh phải là Quách Minh không.
Anh ta lý nhí trong miệng:
- Dạ phải.
Thảo đưa tay ra bắt, và tự giới thiệu.
- Tôi tên Thảo, bạn của Giáo sĩ, thay mặt Giáo sĩ chào mừng gia đình anh đến San Diego, còn đây bà nhà tôi.
Quách Minh cúi đầu chào vợ chồng Thảo, vì còn quá nhiều ngỡ ngàng nên quên cả giới thiệu mọi người trong gia đình.
Trên đường về nhà, Thảo "thuyết trình" qua về nếp sống mới trên xứ người. Xe đến nhà, vị Giáo sĩ đã có mặt nơi ấy, rồi những lời chúc mừng thăm hỏi lại rộn ràng. Mắt mọi người đều rực sáng khi thấy nồi cơm đầy, rồi bữa tối được quý vị đàn bà dọn trên những tờ giấy báo trải dưới thảm. Sau lời cầu nguyện, ông tân chủ nhà rụt rè nói vài lời trước khi cầm đũa:
- Cám ơn Giáo sĩ và ông bà đã bảo trợ gia đình em sang đây, và cho gia đình em một bữa tiệc linh đình hôm nay.
Dù mệt mỏi bởi giờ giấc thay đổi cũng như sau nhiều giờ trên máy bay, nhưng họ ăn uống thật ngon lành nhờ nồi cơm đầy và chai xì dầu.
Thảo tuy cầm đũa, nhưng chỉ nhìn họ ăn để hồi tưởng lại những ngày mình mới đến. Thảo nghĩ tới bác Tô văn Tám người bảo trợ gia đình mình mười mấy năm trước. Thảo nói thầm trong lòng, dâng những việc nhỏ mọn vừa làm được hôm nay lên Thiên Chúa gọi là báo đáp phần nào những gì mà bác Tám cùng gia đình bác đã lo lắng cho gia đình Thảo ngày đầu đặt chân đến Mỹ.
Xong bữa ăn đầu tiên, đêm ấy, cả gia chủ Quách Minh và khách trải khăn ngủ hết dưới thảm, để chia xẻ cùng nhau những nỗi nhọc nhằn. Những ngày sau, chỉ vài vòng garage sale rồi chợ trời là lôi về đầy một nhà nào sofa giường tủ bàn ăn.
Sau khi nơi ăn chốn ở ổn định, Thảo xúc tiến ngay việc hướng dẫn lái xe. Trước khi giải thích những bộ phận trong xe. Thảo nhắm mắt lại như người đang cầu nguyện, Thảo không nói chuyện với Chúa, mà thì thầm cùng Tiến con bác Tám, người mà 15 năm trước, cũng ngồi tại vị trí Thảo ngồi bây giờ, từ tốn cặn kẽ giải thích cho Thảo rành rẽ mọi bộ phận trên xe.
- Tiến ơi, anh không thể nào dạy lại em lái xe, để đáp trả việc em dạy anh ngày nào, hôm nay qua Quách Minh, và nhờ Quách Minh, anh có dịp nói lên lòng biết ơn em.
Thấy Thảo trầm tư, Minh tưởng anh bệnh, nên bảo:
- Trong người anh không khỏe, khi khác em học cũng được.
- Không, anh khỏe chứ có sao đâu, lái xe là việc quan trọng nhất ở xứ này, nó là đôi chân của chú, phải gấp rút lên mới được.
Ngày tháng trôi mau, gia đình Quách Minh hội nhập vào cuộc sống. Rồi những người tỵ nạn mới được vị Giáo sĩ tiếp tục đón sang, vợ chồng Thảo lại đến thăm hỏi, tiếp tục làm được cái gì thì làm trong khả năng hạn hẹp của mình.
Những người Thảo gặp qua, giờ phai nhạt hết trong trí nhớ, chỉ còn hình ảnh gia đình Quách Minh là đậm nét, nhờ cái tên Quách Minh và nhờ bài học bao dung từ đất nước tạm dung này mà Thảo đã vứt đi được những định kiến về sự xung đột giữa các đất đai và chủng tộc.
Cám ơn những tấm lòng vị tha, những vòng tay rộng mở của con người và đất nước này. Người Mỹ đã cho người tỵ nạn một tấm lòng, một nơi sống đúng nghĩa một kiếp người trên quả địa cầu này.

NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,120,008
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến