Hôm nay,  

Xin Giúp Tôi Tìm Người Bạn Mỹ

17/03/200100:00:00(Xem: 172424)
Bài tham dự số: 02-189-VB0316


Bấy giờ là mùa hè, lũ con tôi chẳng có việc gì làm. Hôm đó là sáng thứ năm , trên đường đi làm, Jack nói với tôi: Ề Tụi mình đi tắm biển đi, tôi muốn đưa lủ con anh đi ra biển. Chúng nó vừa tắm biển ,vừa hiểu thêm được về biển cả.Ể
Cứ mỗi lần tôi lái chiếc xe pick-up, tôi lại nhớ đến anh, Jack, người bạn Mỹ cố vấn của tôi. Năm 1971, trong căn cứ Tân sơn Nhứt, khi chúng ta làm việc chung với nhau, những kỷ niệm về anh vẫn sống động trong tôi. Anh quả là một người bạn tốt, một người cha gương mẫu, một người chồng chung tình.
Năm 1971, trong chuyến công tác lần thứ nhất ở Việt nam, anh làm việc với tôi với tính cách là một chuyên viên kỹ thuật trong đơn vị tôi, đơn vị 600 của Quân Lực Việt-Nam Cọng Hòa. Lúc đó tôi là Đại-úy, Chỉ huy Phó đơn-vị .
Một hôm, anh nói với tôi: “Đại-úy, chúa nhật này tôi có thể mang mấy con của đại-úy đi tắm ‘pít-xin’ không" Tuần này ông phải trực mà.”
Thời điểm này đang là đỉnh cao của cuộc chiến tranh Việt-nam tôi phải có mặt túc trực trong đơn vị thường xuyên 24/24.
Vào buổi cơm chiều khi tôi về nhà, tôi hỏi lủ trẻ: “Các con đi có vui không"” Thằng lớn trả lời: “Vui lắm ba ạ. Ông Sheridan tốt lắm.”
Anh bạn tôi tên John C. Sheridan nhưng anh ta nhắc tôi gọi anh ta là Jack. Sao vậy" Tội hỏi. Anh ta giải thích: “Đó là cách đặt tên của người Mỹ. Thí dụ Tổng thống Hoa kỳ J F Kennedy, tên ông ta là John nhưng chúng tôi gọi ông ta là Jack.”
Thằng nhóc lớn nói tiếp: “Ông Sheridan mua rất nhiều bánh và kẹo. Ông ta cũng cho tụi con ăn cơm trưa.”
“Con ăn cái gì"” Tôi hỏi.
“Cái thứ bánh mà ông Sheridan gọi là pizza, lần đầu tiên con được ăn thứ bánh này.”Anh nhóc trả lời.
Một hôm, cha con chúng tôi cùng anh Sheridan đi ra hồ bơi. Anh ta hỏi tôi: “Đại úy có thấy thằng nhóc tỳ này nhảy từ trên kia xuống chưa"” Anh ta chỉ tay về phía cao nhất, nơi dành riêng cho những ai thích nhào lộn trên hồ bơi.
Tôi rất ngạc nhiên vì chỗ đó chỉ dành riêng cho người lớn.
“Chưa thấy, nhưng chổ đó nguy hiểm quá.” Tôi nói.
“Ồ không.” Anh ta trả lời. “Thằng nhóc này đã nhảy nhiều lần. Tôi sẽ cho anh xem nó nhảy lần này.”
Tôi thấy anh ta nói gì đó với anh chàng trực bơi. Sau đó, con tôi và anh Sheridan leo cầu thang lên cầu nhảy. Thằng bé mới có bốn tuổi, sau khi nghe Jack đếm một, hai, ba đã nhảy xuống hồ. Cùng lúc này anh chàng trực bơi cũng nhảy xuống nước để vớt thằng bé. Thằng nhóc chỉ ở trong hồ bơi khoản ba giây. Jack móc túi cho anh chàng trực bơi tờ giấy bạc 5 đô-la.
Tôi nói với Jack: “Tại sao anh không lấy cái áo phao mang vào cho nó. Hơn nữa anh không cần phải cho tiền người trực bơi.”
“Không được, anh không thể máng áo phao vào đứa trẻ vì khi nó rơi xuống nước, cái phao sẽ làm gãy cánh tay đứa bé. Còn anh chàng trực bơi, tôi biết là không cần phải trả tiền nhưng đó là món quà của tôi tặng anh ta.” Jack nói.
Một buổi sáng, khi tôi lái xe Jeep đến nhà Jack để đón anh ta đi làm, nhưng anh ta đi không nổi, hình như anh ta say rượu thì phải. Jack nói với tôi: “Tôi nhức đầu và chóng mặt quá. Hôm qua tôi quất hết một chai whisky. Tôi nhớ nhà quá. Tôi không thể mượn mấy đứa con của anh vì vợ anh mang chúng nó về quê.”
Tôi cười và nói “Sao anh không mò tới một cái snack bar nào đó, kiếm một em rồi ngủ đêm với cô ta.“
“Đại-úy, tôi đã có gia đình tôi thương vợ tôi và các con tôi nên tôi không thể làm điều ấy được.“Jack trả lời.
Đã có lần Jack hỏi tôi làm cách nào để cho mấy đứa trẻ con hàng xóm đừng đến gõ cửa nhà anh ta. Tại sao vậy" Tôi hỏi:
“Anh có la hét với chúng nó không"“
“Chẳng bao giờ cả. Anh biết tôi thương trẻ con nên mỗi lần tôi ở nhà tôi đều gọi chúng nó đến để cho mỗi đứa vài cục kẹo.“
À ra thế, đó là lý do tại sao chúng nó gỏ cửa nhà anh. Đừng bao giờ cho chúng nó cái gì cả. Đây là Saigon, chứ không phải là thành phố nơi anh ở bên Mỹ.
Tôi còn nhớ rỏ cái ngày trước khi chúng mình lái xe đi Vũng Tàu -khoảng chừng 90 cây số về phía Tây Nam Saigon- anh bảo tôi đưa anh ra đường Phạm ngũ Lão, bên cạnh chợ Bến Thành để mua một vài món cho lũ con tôi.
Anh muốn mua vài cái áo phao và một cái xuồng bơm hơi . Anh nói: “Đai-úy cứ lựa cái thứ tốt nhất. Tôi sẽ trả tiền. Tôi muốn sau này khi chúng nó sữ dụng đến, chúng nó sẽ nói: đây là quà của ông Sheridan. Chúng nó sẽ nhớ đến tôi.”
Ngày hôm sau, trên đường đi Vũng Tàu, tôi hỏi Jack tại sao anh mua nhiều bánh kẹo vậy. “Ồ,” anh ta trả lời, “Để giữ cho mấy đứa trẻ bớt ồn ào, bớt quậy. Tụi nó không cãi vã nhau được khi miệng đầy kẹo.”
Chúng tôi tiếp tục lái xe, sau hơn hai giờ, Jack tỏ ra sốt ruột, bồn chồn, lo lắng. Anh hỏi tôi:
“Đại úy đi đúng đường chứ, sao lâu quá vậy. Đại-úy nói tôi chỉ có 60 miles thôi. Anh có chắc là mình đi ra biển để tắm biển không"”
Vừa nói anh vừa đưa tay ra dấu như đang bơi vậy. Tôi vừa cười vừa trả lời: “Tôi hiểu anh lắm. Chúng ta đang đi về phía bờ biển. Chỉ mới đi được có nửa đường thôi, khoảng một giờ nữa chúng ta sẽ đến nơi.”
Điều này có nghĩa là đoạn đường 60 miles phải mất hơn 2 giờ lái xe. Sau này khi tôi qua định cư ở Mỹ, thấy tốc độ xe cộ tại Mỹ, tôi mới hiểu được cái thắc mắc của Jack.
Có lần, vào một buổi trưa chúa nhật, khi chúng tôi đến bờ biển, bãi tắm chật ních người. Thằng nhóc 3 tuổi con tôi, chạy thẳng xuống nước. Vợ chồng tôi đang lo xếp hàng trên xe xuống , chúng tôi nghĩ nó ở gần chúng tôi, nhưng sau khi đem xuống hết những gì cần thiết mới khám phá ra là thằng nhóc đã biến mất. Tôi nói cho Jack biết sự việc, anh ta nói: “Thằng nhỏ không thể chết đuối được. Tôi biết nó sợ nước lắm . Nếu nó té xuống nước, thủy triều đang lên, sẽ đưa nó vào bờ. Đại-úy đi hướng này,” Jack chỉ tôi đi về phía tay trái, “còn tôi đi về phía tay phải. Chúng ta sẽ tìm thấy nó.


Mười lăm phút sau, khi tôi trở lại chổ cũ, thằng nhóc đứng chung với các anh chị nó, bên cạnh vợ tôi.
Thỉnh thoảng, chúng tôi mời Jack về nhà ăn cơm chiều, anh rất thích món ăn Việt-nam. Jack thường nói với vợ tôi: “Bà Quang là người đầu bếp giỏi nhất mà tôi được biết.”
Một buổi chiều, sau khi ăn xong, Jack hỏi vợ tôi các thứ gia vị mà vợ tôi dùng để nấu thức ăn, bữa ăn thật quá ngon.
Khi Jack nghe vợ tôi kể lại các thứ dùng để làm bữa cơm, anh ta nói:
“Khi nào bà đến nước Mỹ, bà có thể tìm mua được các thứ này để làm bữa cơm chiều, nhưng xin bà chớ có bao giờ nói sự thật, vì khách của bà sẽ phát bệnh nếu họ biết được bà dùng những món gì để làm bữa cơm chiều. Đó là món cháo lòng heo, vợ tôi dùng tim heo, bao tử heo, ruot non, gan và cậât heo để nấu món cháo lòng, món ruột của bà ta.
Một lần khác, tôi và Jack vào Chợ lớn, một kiểu China town ở Saigon. Tôi đải anh ta ăn com ở nhà hàng Tàu. Trong thực đơn có một món gọi là “chân vịt rút xương nấu đậu Hà lan.” Sau khi ăn xong, Jack hỏi tôi:
“Quang, xin anh nói sự thật, cái món này có phải thật là chân vịt không" Anh biết là mỗi con vịt chỉ có hai chân thôi, tại sao mà nhà hàng có thể dọn cho mình một dĩa to như vậy.”
“OK, sau khi tôi trả tiền tôi sẽ chỉ cho anh xem, mấy cái chân vịt này nó từ đâu ra.”
Tôi dắt anh ta ra sau nhà bếp, chỉ cho anh ta xem chuồng vịt, trong đó có hằng trăm con vịt. Một người thợ nấu đang quay trên lò nướng hàng chục con vịt, con nào cũng mất hai chân. Lúc này, Jack mới chịu món chân vịt rút xương đó là thật.
Một ngày vào cuối thời gian của chuyến công tác lần thứ hai ở Việt-nam, Jack hỏi tôi:
“Đại-úy , ông có thể cho tôi một đứa con của ông không"”
“Đứa nào"” Tôi hỏi.
“Thằng nhỏ có gương mặt giống như Đại-úy. À, tên hắnlà Oai. Tôi giải thích: “Tôi có điều này muốn nói với anh. “
Jack chận tôi liền:
“Anh cần gì" Con anh có thể trở thành Tổng Thống xứ anh, Tôi có thể làm được điều này.“
“Không phải vậy, tôi biết là anh sẽ lo cho nó. Nhưng có điều xin anh biết cho, tôi muốn nó có thời gian để học một năm tiếng mẹ đẻ. Nó mới có năm tuổi. Sang năm nó vào lớp một, sau một năm học, nó sẽ biết đọc và biết viết tiếng Việt, tôi sẽ cho anh đứa con này. Tôi muốn nó biết gốc tích của nó.”
“Tôi không biết nói với anh như thế nàoÀ.” Jack trả lời, “Tôi không biết có trở lại Việt nam lần thứ ba hay không. Có nhiều điều mà tôi không thể giải thích được với Đại-úy. Cuộc chiến này phải chấm dứt.”
Vào thời điểm này, 1972, tôi không bao giờ có ý nghĩ cuộc chiến hai miền Nam Bắc sắp chấm dứt. Khó mà tin rằng lãnh thổ Việt nam sẽ bị Cộïng Sản nuốt trọn và khối Sô viết sẽ sụp đỗ mười hai năm sau đó.
Jack cũng giải thích cho tôi tại sao anh muốn xin thằng Oai vì tôi còn hai đứa con trai nữa. Jack nói: “Thằng nhóc này là đứa duy nhất chạy đến ôm tôi, bắt tay tôi và nói “Hello.” Khi tôi thấy nó, tôi lại liên tưởng đến Đại-úy Quang, vị sĩ quan mà tôi phục vụ. Gia đình của anh đã xem tôi như người thân trong nhà. Đại-úy có biết không, gia đình ông là gia đình nghèo nhất mà tôi gặp nhưng tôi biết ông biết cách nuôi con. Khi tôi đến đây, vào phòng ngủ của chúng nó. Cả nhà chỉ có một phòng cho lũ trẻ. Nhìn vào sách vở, đồ chơi, tôi biết ông và vợ ông biết cách dạy dỗ con cái. Góc tập và sách của chúng nó không cong, chúng nó không vẽ bậy lên sách vở. Lúc nào chúng nó cũng có cuốn sách trên tay. Chúng nó không phá hại đồ chơi, Chúng nó không vẽ bậy lên vách tường. Chúng nó biết thu dọn sau khi chơi xong đồ chơi. Vì thế tôi rất trọng Đai-úy.”
Tôi chỉ biết cám ơn Jack về những điều mà anh ta đã nghĩ đến con tôi.
Một tháng sau đó, trước khi ra phi trường, Jack đến từ giã tôi.
Anh ta cho tôi số điện thoại nhà riêng ở Mỹ, địa chỉ nhà. Anh ta nói:
“Bất cứ lúc nào, khi anh đến Hoa kỳ, cứ điện thoại cho tôi, tôi sẽ đến đón anh, bất kể trời mưa hay nắng, đêm hay ngày.“
Tôi hỏi anh ta, từ nhà anh đến sở làm bên Mỹ bao xa. Anh ta cho biết khoảng 45 phút lái xe. Tôi cũng được biết tên đơn vị nơi anh làm việc ở Mỹ là: “SPECIAL UNIT No 1, Washington DC.”
Nhưng mà, anh Jack thân mến, anh có biết không, sau tháng 4 năm 1975, khi toàn bộ người Mỹ rút khỏi Saigon, đất nước tôi đã rơi vào tay Cọng Sản. Chúng đã đưa toàn bộ sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa vào trại tập trung cải tạo, riêng cá nhân tôi gần tám năm tù đày biệt xứ. Gia đình tôi phải vô cùng lao đao, lận đận, tài sản cá nhân của tôi hoàn toàn bị thất thoát hoặc thiêu hủy, nên tôi không có cách gì để liên lạc với anh khi tôi đến North Carolina vào tháng 4 năm 1993.
Tôi đã sống ở nước Mỹ hơn bảy năm, gia đình tôi và cá nhân tôi, tất cả đã trở thành công dân Hoa kỳ. Mỗi khi lái xe truck, tôi lại nhớ đến anh, người bạn Hoa kỳ của tôi.
Jack C. Sheridan, Tôi thường niệm Phật Bà Quan Âm phù hộ cho anh và gia đình anh được nhiều may mắn và sức khỏe. Nguyện cầu Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát gia hộ độ trì cho anh còn sống đến ngày chúng ta gặp lại nhau.
Jack, anh có biết không, cái đứa bé mà anh tìm thấy cách đây 27 năm trên bãi biển Vũng Tàu, ngày nay đã trở thành một đầu bếp thiện nghệ. Đứa trẻ mà anh muốn xin mang về Mỹ, bây giờ là một thợ sửa xe rành nghề. Thằng lớn nhất, ngày nay là một thợ hàn. Ba đứa con gái có một tiệm Nail để hành nghề. Bảy năm định cư ở Hoa-kỳ, tôi dư được bốn đứa cháu ngoại.
Các bạn thân mến, nếu có quý vị nào biết được tin tức về người bạn Hoa-Kỳ của tôi, ông Jack C. Sheridan, xin vui lòng gởi cho tôi vài hàng.

Xin rất cám ơn các bạn.
Địa chỉ e-mail của tôi: [email protected]
HÀ NGỌC QUANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến